Sau khi giải quyết tốt về vốn thì để tránh cho nông dân phải chịu gánh nặng về nợ nần thì công tác chuyển giao kỹ thuật - công nghệ sản xuất cho nông dân có vai trò hết sức quan trọng.Việc chuyển giao kỹ thuật - công nghệ có thể thông qua kênh các trung tâm khuyến nông và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản. Đặc biệt là những tiến bộ về thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao hoặc có giá trị hàng hóa cao trên thị trường đã nhanh chóng được nông dân chấp nhận, và trên cơ sở đó tác động lại làm cho việc nghiêu cứu khoa học kỹ thuật và ứng dụng triển khai càng phát triển.
+ Công tác khuyến nông :
Tại xã Đông Thành nông dân trồng lúa (3 vụ lúa) là chủ yếu. Trước tiên, cần phải xác định rõ mục tiêu của mô hình lúa phải đạt được chất lượng cao trên cơ sở đó phải lựa chọn phương pháp khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa. Như vậy, mục tiêu của mô hình lúa chất lượng cao là sản xuất lúa hàng hóa thông qua việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước. Do đó khuyến nông cần tập trung vào thực hiện mục tiêu này.
- Đối với phương pháp chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật - phải có sự lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp với từng địa phương và phù hợp với hệ thống cây trồng. Chẳng hạn, trên một mảnh đất, không nên áp dụng phương thức canh tác theo hướng độc canh, nhất là việc gieo trồng một giống lúa cho cả 2 - 3 vụ trong
năm mà nên xác định cơ cấu giống lúa và mùa vụ gieo trồng thích hợp nhằm phát triển bền vững hệ thống canh tác lúa. Các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao phải gắn với điều kiện cụ thể của nông hộ như : đất đai, vốn, lao động, trình độ thâm canh và trình độ học vấn của của chủ hộ, chỉ có trên cơ sở đó thì tiến bộ kỹ thuật mới phát triển nhanh và tồn tại trong sản xuất. Chẳng hạn, nếu việc chuyển giao kỹ thuật sạ lúa theo hàng mà không gắn với quy mô nông trại, mặt bằng đồng ruộng, hệ thống đê bao và thuỷ lợi nội đồng, hoàn cảnh kinh tế gia đình và trình độ thâm canh của chủ hộ thì khó có thể thực hiện có hiệu quả kỹ thuật này. Và thậm chí, nếu chọn không đúng đối tượng tham gia thực hiện mô hình, chủ hộ hợp tác vì lợi ích cá nhân chứ không vì lợi ích thúc đẩy phát triển sản xuất thì những tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao sẽ chậm và kém hiệu quả.
Ngoài ra về mô hình 3 vụ lúa/năm, Phải thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất ruộng của nông dân chuyển sang 2 lúa 1 màu, mô hình chăn nuôi hoặc mô hình tổng hợp VAC nào có hiệu quả kinh tế cao giúp cho nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo thu nhập cao cho nông dân.
- Cần mở rộng đội ngũ cộng tác viên khuyến nông ở các ấp nhất là hộ nông dân sản xuất giỏi. Thông qua các cộng tác viên này sẽ lan truyền sâu rộng đến các hộ nông dân khác trong vùng. Trong điền kiện đội ngũ cán bộ khuyến nông mỏng, triển khai mô hình theo phương thức này sẽ giảm rất nhiều thời gian và kinh phí.
- Các hộ áp dụng thành công những tiến bộ mới cần giúp đỡ những hộ chưa thành công để họ cùng nhau phát triển phát triển sản xuất, số lượng các buổi hội thảo trình diễn nên xuất phát từ nhu cầu của người dân, xóa bỏ hình thức hoạt động theo sự chỉ đạo từ trung tâm xuống mà phải xuất phát từ thực tế, từ nhu cầu của người dân. Các chương trình khuyến nông cần đưa vào chương
trình truyền thanh, truyền hình để người dân có điều kiện theo dõi và học hỏi. Trạm khuyến nông huyện Bình Minh cần dự báo đến xã cho nông dân tình hình phát triển nông nghiệp, tình hình dịch bệnh đến nông dân một cách nhanh chóng để họ chủ động phòng ngừa sao cho có hiệu quả nhất.
+ Khuyến khích người dân tham gia hoạt động khuyến nông :
- Cán bộ khuyến nông phải đi sâu, đi sát với người dân trong quá trình sản xuất để họ yên tâm sản xuất, khi có những vướng mắc cán bộ khyến nông là người phải cố vấn kỹ thuật ngay tại chỗ.
- Các chương trình xây dựng cần xuất phát từ nhu cầu của người dân, tâm tư nguyên vọng, những khó khăn thắc mắc của họ trong sản xuất không biết thổ lộ cùng ai, để họ có dịp bày tỏ những khó khăn trong sản xuất.
- Các buổi hội thảo, tập huấn số lượng mời không hạn chế để họ tham gia tích cực hơn. Trong các buổi hội thảo, tập huấn có những món quà nhỏ để khuyến khích họ tham gia.
- Nên in ấn tài liệu gửi đến các xóm, ấp để khi nông dân không có thời gian tham gia nhưng họ cũng có được thông tin buổi hội thảo, tập huấn để họ theo dõi.
+ Kênh doanh nghiệp : Việc chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông qua các công ty sản xuất kinh doanh nông sản hoặc là công ty vật tư nông nghiệp. Khi chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất qua kênh này có hai ưu điểm :
- Đối với các doanh nghiệp : Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản thì yên tâm về mặt chất lượng sản phẩm vì họ đặt hàng cho nông dân sản xuất theo đúng yêu cầu thu mua ngay từ khâu đầu của sản xuất như con giống, kỹ thuật canh tác đến khi thu hoạch. Còn đối với các công ty kinh doanh vật tư nông
nghiệp thì yên tâm cung cấp vật tư cho nông dân vì bảo đảm nguồn thu và có thị trường tiêu thụ ổn định.
- Đối với nông dân : Được doanh nghiệp hỗ trợ từ khâu sản xuất như giống, kỹ thuật, vật tư phân bón đến khâu tiêu thụ nông sản cho nên rất yên tâm sản xuất.
Mục tiêu cơ bản của phương pháp khuyến nông là gia tăng sản lượng một mặt hàng nông sản nào đó thông qua các hoạt động đầu tư và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Như vậy các doanh nghiệp sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chủng loại vật tư phù hợp tới người sản xuất những sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp thông qua các hợp đồng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các cán bộ kỹ thuật và khuyến nông giúp các nhà doanh nghiệp hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho người nông dân để họ sản xuất có hiệu quả và theo yêu cầu của nhà doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước chỉ tạo cơ chế thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ này trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
3.3. Giải pháp về thị trường nông sản
Nhà nước nên tổ chức các trung tâm theo dõi giá cả nông phẩm trên thị trường quốc tế để từ đó có thể tổ chức tốt công tác dự báo, thông tin thị trường, giá cả nông sản, dự đoán được mức giá biên vào các thời điểm cần can thiệp để áp dụng các biện pháp hỗ trợ giá nông sản, hạ thấp giá bán vật tư, hàng hóa đầu vào.
Thành lập các trạm thu mua nông sản phẩm ngay trên địa bàn xã để bảo quản chất lượng sản phẩm cũng như giải quyết chi phí vận chuyển cho người sản xuất. Xây dựng các nhà máy sơ chế hoặc chế biến theo vùng nguyên liệu để tránh hiện tượng sản phẩm bị ứ đọng lúc chính vụ làm giảm thu nhập của nông dân. Giúp nông dân, các nhà kinh doanh lúc nào giá nông sản lên thì bán, lúc
nào giá xuống thấp thì dự trữ ( với các nông sản dự trữ được) để đối phó với tình trạng bị rớt giá khi vào mùa vụ…dự trữ khi giá xuống bằng cách cho nông dân vay vốn để sản xuất vụ sau hay có sự bù lỗ, trợ giá của nhà nước.
Hiện nay tiêu thụ nông sản là một vấn đế hết sức khó khăn. Tuy nhiên nếu thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên thì thị trường đối với nông sản không phải là vấn đề nan giải. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa thì việc tiêu thụ sản phẩm trở thành một mối quan tâm hàng đầu của nông dân.
Khi quy mô sản xuất nông nghiệp phát triển, quản lý được chất lượng sản phẩm thì việc giải quyết thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân nên theo dạng khuyến khích các hình thức liên kết giữa các công ty kinh doanh nông sản và nông dân qua thông hợp đồng tiêu thụ. Mô hình này có thể khái quát như sau :
Các tổ chức tín dụng
Các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến nông sản
Các công ty sản xuất, cung cấp vật tư nông nghiệp
Nông dân Cho
Vay Trả nợ
Cung cấp vật tư Thanh toán Bán sản phẩm Hợp
đồng cung cấp
vật tư và bao tiêu sản phẩm
Ứng vật tư
Ơû đây các tổ chức tín dụng sẽ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản vay vốn. Các công ty sản xuất, cung cấp vật tư nông nghiệp cung cấp vật tư cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản để ứng cho nông dân. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản ký hợp đồng ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm với nông dân.
3.4. Giải pháp về phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp
Các ngành sản xuất phi nông nghiệp của xã còn kém phát triển ngoài việc định hướng và chính sách còn có hai trở ngại trên là cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn lao động. Khi giải quyết được hai vấn đề này rồi thì sẽ có thể phát triển các ngành sản xuất phi nông nghiệp thu hút lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Về chính sách phát triển ngành phi nông nghiệp xã nên tập trung phát triển các ngành chế biến như chế biến lương thực, rau quả và các ngành nghề nông thôn khác vì có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo thị trường đầu ra cho nông dân, thu hút lao động giải quyết được việc làm vì các ngành này thu hút được nhiều lao động.
Khi phát triển được các ngành sản xuất phi nông nghiệp thu hút được lao động thì áp lực lao động trên một diện tích đất được giảm xuống. Quy mô đất trên một lao động hay một hộ sản xuất tăng lên từ đó có thể thúc đẩy nhanh cơ giới hóa, trong nông nghiệp và tăng nhanh năng suất lao động.
3.5. Nhóm các giải pháp khác
+ Về phát triển cơ sở hạ tầng :
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong xã, bằng nhiều hình thức cấp vốn : vốn đầu tư nhà nước, vốn địa phương, hoặc nhà nước và nhân dân cùng đầu tư, liên doanh và hợp tác với nước ngoài. Chú trọng đầu tư hệ thống giao thông đường, cầu và phương tiện vận tải trong xã để tăng năng lực vận tải và để tạo
điều kiện phục vụ cho nông dân trong việc vận chuyển hàng hóa và phục vụ lâu dài của nông dân.
Ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô, xây dựng hoàn chỉnh các tuyến kênh tưới nội vùng, xây dựng các trạm bơm, đầu tư xây dựng các công trình tiêu úng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính viễn thông, đẩy mạnh xây dựng các điểm bưu điện trong xã để phục vụ thông tin cho nông dân.
+ Y tế :
- Chăm sóc sức khỏe cho nông dân.
- Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, vận động không sinh con thứ ba.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường nông thôn, vận động nông dân sản xuất nông nghiệp sạch, rau sạch, sử dụng đúng qui định về phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, ưu tiên hỗ trợ vốn đầu tư cho những hộ sản xuất nông nghiệp sạch.
- Giảm chi phí chữa bệnh tại bệnh viện, quan tâm đến người nghèo khám và điều trị tại bệnh viện.
- Vận động nông dân đóng bảo hiểm y tế.
+ Giáo dục :
- Lập danh sách các học sinh nghèo phải bỏ học, xa trường không có điều kiện đến lớp, học sinh thiếu sách vở để nhà trường tạo điều kiện cho đi học.
- Xã tạo quỹ hỗ trợ học đường, vận động các nhà tài trợ, các khoản từ ngân sách đóng góp để có kinh phí hoạt động.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Kết luận :
Sản xuất nông nghiệp của Xã Đông Thành Huyện Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long có tiềm năng rất lớn nếu khai thác triệt để có thể tạo nguồn tích lũy cho quá trình công nghiệp hóa ở nông thôn. Năng suất lao động nông nghiệp Xã Đông Thành có thể được nâng cao lên thông qua việc nâng cao năng suất ruộng đất và tăng quy mô đất sản suất nông nghiệp bằng các giải pháp về vốn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, phát triển thị trường,… như đã nêu trên.
Trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp cần thiết lập hệ thống tiêu thụ khép kín tránh những thiệt thòi cho nông dân. Điều này chỉ có thể thực hiện khi có sự liên kết bốn nhà : Nhà Nông - Nhà Khoa Học - Nhà Doanh Nghiệp - Nhà Nước theo như Quyết định 80 của thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
Kiến nghị:
Đối với kiến nghị về chính sách chung, tỉnh hoặc huyện Bình minh hỗ trợ xã Đông Thành đặc biệt kinh phí về công tác khuyến nông để thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Tạo điều kiện cho nông dân có cơ hội học tập để nâng cao tri thức, hiểu biết về công việc, ngành nghề của mình, nông dân và cán bộ khuyến nông cần gặp gỡ nhau nhiều hơn, tạo sự thân thiện, rút dần khoảng cách giữa khoa học và nông dân.
- Để tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật, công tác khuyến nông phải coi là mủi đột phá hàng đầu. Nông dân cần biết ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ vi sinh phục
vụ sản xuất và đời sống như : trồng rau sạch, đổi mới giống cây trồng theo hướng xuất khẩu có giá trị cao, nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp v.v… phát triển ngành nghề mới cho nông dân ở nông thôn tại địa phương.
- Công tác khuyến nông được thực hiện bằng biện pháp cử cán bộ về nông thôn giúp đỡ nông dân phát triển các ngành nghề mới, tăng cường tuyên truyền việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Nhà nước cần giúp nông dân giải quyết xây dựng hạ tầng cở sở : giao thông nông thôn, thủy lợi, phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm sau thu hoạch, sản xuất phân bón, tu sửa, xây dựng các trạm y tế, mở các trường học, đào tạo nghề cho nông dân.
- Việc thiết lập cơ sở hạ tầng trên sẽ giúp nông dân có điều kiện góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, phát huy tính cần cù, tính sáng tạo, tính tích cực vốn có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách Giáo Khoa Và Tài Liệu Tham Khảo Khác:
1. Trần Ngọc Bút.‘’Chính Sách Nông Nghiệp Nông Thôn Việt Nam Nửa