Kết quả ước lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Đông Thành (Trang 37 - 38)

Bảng 2: Một số đặc trưng cơ bản của các biến trong mô hình như sau

Chỉ tiêu Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Số quan sát LnNSLD 15,7241 0,73377 74 LnNSRD 15,1631 0,53395 74 LnDTD -0,6533 0,76937 74

(chi tiết xem phụ lục số 9)

Bảng 3: Các tham số ước lượng của mô hình

Biến độc lập Xi Hệ số hồi quy từng

phần của bi

Lỗi tiêu chuẩn của bi Giá trị t Hệ số Lna A = 4.826 1,574 1,299 1,212

Năng suất ruộng đất X1 0,968* 0,087 11,178 Diện tích đất nông nghiệp

X2

0,817* 0,060 13,583

Hệ số xác định R2= 0,761

R2 điều chỉnh = 0,754 Giá trị ước lượng của F = 112,736

*Mức độ ý nghĩa 5% Số quan sát, N = 74

Bảng 3 cho thấy giá trị R2 điều chỉnh là 0,754. Hệ số này đã được kiểm định F và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Hệ số này cho biết 75,4%

của sự thay đổi năng suất lao động nông nghiệp ở Xã Đông Thành được giải thích bởi 2 biến : Năng suất ruộng đất và quy mô diện tích đất nông nghiệp.

Đối với các hệ số hồi qui từng phần, các hệ số b1 , b2 cũng đã được tiến hành kiểm định t và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.

Hệ số hồi qui từng phần (b1) đối với năng suất ruộng đất là dương. Hệ số b1= 0,968 có ý nghĩa là khi các biến khác được giả định không đổi, nếu năng suất ruộng đất tăng 100% thì năng suất lao động nông nghiệp sẽ tăng 96,8%. Hệ số hồi qui từng phần (b2) đối với quy mô diện tích là dương.

Hệ số b2 = 0,817 có ý nghĩa là khi các biến khác được giả định không đổi, nếu quy mô diện tích tăng 100% năng suất lao động nông nghiệp sẽ tăng 81,7%.

Tổng hệ số co dãn (b1 + b2) là 1,785. Như vậy mô hình cho thấy các yếu tố năng suất ruộng đất và quy mô diện tích ảnh hưởng tới năng suất lao động nông nghiệp theo hướng năng suất biến tăng dần.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Đông Thành (Trang 37 - 38)