Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui mô đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Đông Thành (Trang 45)

- Quy mô đất nông nghiệp của Xã Đông Thành trong cuộc điều tra là 0.87 ha/người lao đông, trung bình là 0,18 ha/người lao động thấp hơn quy mô đất của Huyện Bình Minh trong năm 2003 là 0,65 ha/người lao động.

- Trong khi diện tích đất nông nghiệp đã ổn định, dân số - lao động nông nghiệp lại tăng. Do đó qui mô đất nông nghiệp sẽ theo xu hướng giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là do việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành phi nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Chính điều này đã không tạo dịch chuyển lao động nông nghiệp ra khỏi khu vực nông nghiệp.

Vấn đề cần tập trung giải quyết :

(1). Phát triển nhanh ngành nghề phi nông nghiệp ở địa phương. (2). Nâng cao qui mô về đất đai trên 1 đơn vị sản xuất nông nghiệp.

(3). Thay thế lao động thủ công bằng cơ giới đối với một số khâu quan trọng trong sản xuất.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐÔNG THÀNH 3.1. Phương hướng nâng cao năng suất lao động nông nghiệp của xã Đông Thành

Hiện nay hơn 95% dân số trong Xã Đông Thành sống nhờ nông nghiệp. Việc nâng cao năng suất lao động nông nghiệp cũng chính là nâng cao thu nhập cho nông dân.

Như vậy việc nâng cao thu nhập của nông dân cũng chính là nâng cao thu nhập, mức sống đại bộ phận dân cư của Xã, đây chính là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng nhất mà Xã phải làm được. Chính điều này Xã hoặc là Huyện phải có chính sách huy động mọi nguồn lực có được để nâng cao năng suất lao động nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững - hiện đại hóa nông thôn.

Qua việc phân tích cụ thể tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Đông Thành cho thấy còn nhiều vấn đề cần giải quyết, một số khó khăn cũng không thoát khỏi tình trạng chung của huyện, tỉnh, cả nước là nông sản khó tiêu thụ, giá giảm thấp. Nguyên nhân có thể được tóm lược một cách ngắn ngọn là nông nghiệp phát triển chủ yếu về chiều rộng và chạy theo số lượng : chưa thực sự phát triển chiều sâu, nên chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao (PGS. Đào Công Tiến, 2003). Chính điều đó cần phải có sự đổi mới trong phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Để đạt được điều đó cần phải tổ chức sản xuất nông nghiệp thích ứng các điều kiện

hợp sinh thái, trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao phù hợp thị trường (PGS. Đào Công Tiến, 2003).

Việc nâng cao năng suất đất và mở rộng quy mô đất là yếu tố làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên cần phải hiểu theo hướng mới là phải tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nâng cao giá trị sản lượng sản xuất trên một đơn vị đất và khai thác tối đa hệ số sử dụng đất bằng các mô hình kết hợp, thâm canh, xen canh để làm cho suất sinh lợi trên một đơn vị đất tăng lên nhưng cần phải mở rộng diện tích canh tác hoặc khai hoang các vùng đất mới không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Còn đối với mở rộng quy mô đất nông nghiệp theo hướng tăng nhanh dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác và tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp.

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp của Xã Đông Thành Thành

Một số giải pháp chủ yếu của Xã Đông Thành tập trung như sau :

3.2.1. Giải pháp về vốn

Giải quyết vấn đề về vốn cho nông dân thì điều quan trọng nhất làm sao giúp cho nông dân tiếp cận được nguồn vốn có hiệu quả nhất. Để làm được điều này thì trước mắt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm khuyến nông, các tổ chức tín dụng và nông dân. Hiện nay khi thực hiện các chương trình khuyến nông thì chủ yếu là sự kết hợp giữa trung tâm khuyến nông với nông dân mà bỏ quên các tổ chức tín dụng, đây chính là một khiếm khuyết cần phải khắc phục bởi vì các mô hình khuyến nông có hiệu quả đến đâu đi nữa mà nông dân không có vốn thì không thể nhân rộng mô hình được. Khi thực hiện mô hình khuyến nông mà có sự tham dự của cán bộ ngân hàng thì sẽ giải quyết được vấn đề làm thế nào để nông dân tiếp cận được nguồn vốn. Bởi vì vậy khi thực hiện một mô

hình sản xuất nào đó thì cán bộ khuyến nông phải trình bày, hướng dẫn, thực hiện thí nghiệm mô hình, sau đó có sự đánh giá kết quả mô hình. Nếu có sự tham gia của cán bộ ngân hàng thì cán bộ khuyến nông chính là người trình bày thay cho nông dân phương án sản xuất một cách hết sức thuyết phục để được vay vốn, khắc phục được sự hạn chế về trình độ của nông dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Về phía tổ chức tín dụng thì đây cũng chính là cách tiếp cận khách hàng tốt nhất nhằm phát triển thị trường, hạn chế rủi ro, khi đầu tư vốn không có gì yên tâm bằng việc có cán bộ ngân hàng theo dõi từ đầu đến kết quả của mô hình và hiệu quả được chứng minh hết sức thực tế.

Còn nông dân thì hoàn toàn yên tâm thực hiện mô hình vì đã có vốn do các tổ chức tín dụng cung cấp, kỹ thuật sản xuất do cán bộ khuyến nông truyền đạt.

Sơ đồ 2 : Sự phối hợp giữa trung tâm khuyến nông - tổ chức tín dụng -nông dân như sau

Trung Tâm Khuyến Nông Tổ Chức Tín Dụng

Mô Hình Sản Xuất

Đánh Giá Hiệu Quả

Nông Dân Trình bày, hướng dẫn Nhận kết quả phản hồi Tài trợ vốn Kết hợp Nhân rộng Thực hiện

Việc cần giải quyết tiếp theo là tháo gỡ những vướng mắc về tài sản bảo đảm nợ vay. Để nông dân có tài sản thực hiện đảm bảo nợ vay theo quy định của ngân hàng thì cần phải đẩy nhanh việc cung cấp giấy chủ quyền sử dụng đất và hợp thức hóa tài sản khác của nông dân.

3.2.2. Giải pháp về chuyển giao kỹ thuật - công nghệ

Sau khi giải quyết tốt về vốn thì để tránh cho nông dân phải chịu gánh nặng về nợ nần thì công tác chuyển giao kỹ thuật - công nghệ sản xuất cho nông dân có vai trò hết sức quan trọng.Việc chuyển giao kỹ thuật - công nghệ có thể thông qua kênh các trung tâm khuyến nông và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản. Đặc biệt là những tiến bộ về thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao hoặc có giá trị hàng hóa cao trên thị trường đã nhanh chóng được nông dân chấp nhận, và trên cơ sở đó tác động lại làm cho việc nghiêu cứu khoa học kỹ thuật và ứng dụng triển khai càng phát triển.

+ Công tác khuyến nông :

Tại xã Đông Thành nông dân trồng lúa (3 vụ lúa) là chủ yếu. Trước tiên, cần phải xác định rõ mục tiêu của mô hình lúa phải đạt được chất lượng cao trên cơ sở đó phải lựa chọn phương pháp khuyến nông và chuyển giao kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa. Như vậy, mục tiêu của mô hình lúa chất lượng cao là sản xuất lúa hàng hóa thông qua việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước. Do đó khuyến nông cần tập trung vào thực hiện mục tiêu này.

- Đối với phương pháp chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật - phải có sự lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp với từng địa phương và phù hợp với hệ thống cây trồng. Chẳng hạn, trên một mảnh đất, không nên áp dụng phương thức canh tác theo hướng độc canh, nhất là việc gieo trồng một giống lúa cho cả 2 - 3 vụ trong

năm mà nên xác định cơ cấu giống lúa và mùa vụ gieo trồng thích hợp nhằm phát triển bền vững hệ thống canh tác lúa. Các tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao phải gắn với điều kiện cụ thể của nông hộ như : đất đai, vốn, lao động, trình độ thâm canh và trình độ học vấn của của chủ hộ, chỉ có trên cơ sở đó thì tiến bộ kỹ thuật mới phát triển nhanh và tồn tại trong sản xuất. Chẳng hạn, nếu việc chuyển giao kỹ thuật sạ lúa theo hàng mà không gắn với quy mô nông trại, mặt bằng đồng ruộng, hệ thống đê bao và thuỷ lợi nội đồng, hoàn cảnh kinh tế gia đình và trình độ thâm canh của chủ hộ thì khó có thể thực hiện có hiệu quả kỹ thuật này. Và thậm chí, nếu chọn không đúng đối tượng tham gia thực hiện mô hình, chủ hộ hợp tác vì lợi ích cá nhân chứ không vì lợi ích thúc đẩy phát triển sản xuất thì những tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao sẽ chậm và kém hiệu quả.

Ngoài ra về mô hình 3 vụ lúa/năm, Phải thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên đất ruộng của nông dân chuyển sang 2 lúa 1 màu, mô hình chăn nuôi hoặc mô hình tổng hợp VAC nào có hiệu quả kinh tế cao giúp cho nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo thu nhập cao cho nông dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần mở rộng đội ngũ cộng tác viên khuyến nông ở các ấp nhất là hộ nông dân sản xuất giỏi. Thông qua các cộng tác viên này sẽ lan truyền sâu rộng đến các hộ nông dân khác trong vùng. Trong điền kiện đội ngũ cán bộ khuyến nông mỏng, triển khai mô hình theo phương thức này sẽ giảm rất nhiều thời gian và kinh phí.

- Các hộ áp dụng thành công những tiến bộ mới cần giúp đỡ những hộ chưa thành công để họ cùng nhau phát triển phát triển sản xuất, số lượng các buổi hội thảo trình diễn nên xuất phát từ nhu cầu của người dân, xóa bỏ hình thức hoạt động theo sự chỉ đạo từ trung tâm xuống mà phải xuất phát từ thực tế, từ nhu cầu của người dân. Các chương trình khuyến nông cần đưa vào chương

trình truyền thanh, truyền hình để người dân có điều kiện theo dõi và học hỏi. Trạm khuyến nông huyện Bình Minh cần dự báo đến xã cho nông dân tình hình phát triển nông nghiệp, tình hình dịch bệnh đến nông dân một cách nhanh chóng để họ chủ động phòng ngừa sao cho có hiệu quả nhất.

+ Khuyến khích người dân tham gia hoạt động khuyến nông :

- Cán bộ khuyến nông phải đi sâu, đi sát với người dân trong quá trình sản xuất để họ yên tâm sản xuất, khi có những vướng mắc cán bộ khyến nông là người phải cố vấn kỹ thuật ngay tại chỗ.

- Các chương trình xây dựng cần xuất phát từ nhu cầu của người dân, tâm tư nguyên vọng, những khó khăn thắc mắc của họ trong sản xuất không biết thổ lộ cùng ai, để họ có dịp bày tỏ những khó khăn trong sản xuất.

- Các buổi hội thảo, tập huấn số lượng mời không hạn chế để họ tham gia tích cực hơn. Trong các buổi hội thảo, tập huấn có những món quà nhỏ để khuyến khích họ tham gia.

- Nên in ấn tài liệu gửi đến các xóm, ấp để khi nông dân không có thời gian tham gia nhưng họ cũng có được thông tin buổi hội thảo, tập huấn để họ theo dõi.

+ Kênh doanh nghiệp : Việc chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông qua các công ty sản xuất kinh doanh nông sản hoặc là công ty vật tư nông nghiệp. Khi chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất qua kênh này có hai ưu điểm :

- Đối với các doanh nghiệp : Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản thì yên tâm về mặt chất lượng sản phẩm vì họ đặt hàng cho nông dân sản xuất theo đúng yêu cầu thu mua ngay từ khâu đầu của sản xuất như con giống, kỹ thuật canh tác đến khi thu hoạch. Còn đối với các công ty kinh doanh vật tư nông

nghiệp thì yên tâm cung cấp vật tư cho nông dân vì bảo đảm nguồn thu và có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Đối với nông dân : Được doanh nghiệp hỗ trợ từ khâu sản xuất như giống, kỹ thuật, vật tư phân bón đến khâu tiêu thụ nông sản cho nên rất yên tâm sản xuất.

Mục tiêu cơ bản của phương pháp khuyến nông là gia tăng sản lượng một mặt hàng nông sản nào đó thông qua các hoạt động đầu tư và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Như vậy các doanh nghiệp sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chủng loại vật tư phù hợp tới người sản xuất những sản phẩm theo yêu cầu của doanh nghiệp thông qua các hợp đồng đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các cán bộ kỹ thuật và khuyến nông giúp các nhà doanh nghiệp hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho người nông dân để họ sản xuất có hiệu quả và theo yêu cầu của nhà doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước chỉ tạo cơ chế thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ này trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3.3. Giải pháp về thị trường nông sản

Nhà nước nên tổ chức các trung tâm theo dõi giá cả nông phẩm trên thị trường quốc tế để từ đó có thể tổ chức tốt công tác dự báo, thông tin thị trường, giá cả nông sản, dự đoán được mức giá biên vào các thời điểm cần can thiệp để áp dụng các biện pháp hỗ trợ giá nông sản, hạ thấp giá bán vật tư, hàng hóa đầu vào.

Thành lập các trạm thu mua nông sản phẩm ngay trên địa bàn xã để bảo quản chất lượng sản phẩm cũng như giải quyết chi phí vận chuyển cho người sản xuất. Xây dựng các nhà máy sơ chế hoặc chế biến theo vùng nguyên liệu để tránh hiện tượng sản phẩm bị ứ đọng lúc chính vụ làm giảm thu nhập của nông dân. Giúp nông dân, các nhà kinh doanh lúc nào giá nông sản lên thì bán, lúc

nào giá xuống thấp thì dự trữ ( với các nông sản dự trữ được) để đối phó với tình trạng bị rớt giá khi vào mùa vụ…dự trữ khi giá xuống bằng cách cho nông dân vay vốn để sản xuất vụ sau hay có sự bù lỗ, trợ giá của nhà nước.

Hiện nay tiêu thụ nông sản là một vấn đế hết sức khó khăn. Tuy nhiên nếu thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên thì thị trường đối với nông sản không phải là vấn đề nan giải. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa thì việc tiêu thụ sản phẩm trở thành một mối quan tâm hàng đầu của nông dân.

Khi quy mô sản xuất nông nghiệp phát triển, quản lý được chất lượng sản phẩm thì việc giải quyết thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân nên theo dạng khuyến khích các hình thức liên kết giữa các công ty kinh doanh nông sản và nông dân qua thông hợp đồng tiêu thụ. Mô hình này có thể khái quát như sau :

Các tổ chức tín dụng

Các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến nông sản

Các công ty sản xuất, cung cấp vật tư nông nghiệp

Nông dân Cho

Vay Trả nợ

Cung cấp vật tư Thanh toán Bán sản phẩm Hợp

đồng cung cấp

vật tư và bao tiêu sản phẩm

Ứng vật tư

Ơû đây các tổ chức tín dụng sẽ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản vay vốn. Các công ty sản xuất, cung cấp vật tư nông nghiệp cung cấp vật tư cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản để ứng cho nông dân.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất nông nghiệp xã Đông Thành (Trang 45)