Tổ chức quản lý rừng cộng đồng thôn

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng (Trang 63 - 64)

12. Một số vấn đề cần giải quyết để phát triển LNCĐ

12.2.4. Tổ chức quản lý rừng cộng đồng thôn

a) Thành lập ban quản lý rừng cộng đồng thôn

- Uỷ ban nhân dân xã thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng thôn.

- Ban quản lý rừng cộng đồng thôn là tổ chức quần chúng. Mỗi Ban quản lý rừng bao gồm lãnh đạo thôn, già làng, đại diện chi bộ thôn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên.

- Ban quản lý rừng cộng đồng thôn có nhiệm vụ sau:

• Xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng có người dân tham gia. • Phân chia các nhóm hộ có các nhóm trưởng và nhóm phó.

• Phân công các nhóm hộ thực hiện kế hoạch quản lý rừng. • Huy động vốn, nhân lực để phát triển vốn rừng.

• Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng.

• Kiểm tra việc khai thác rừng và lâm sản ngoài gỗ; giám sát việc phân chia lợi ích rừng cho cộng đồng.

• Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu quỹ bảo vệ và phát triển rừng (nếu có).

• Lập báo cáo kết quả thực hiện quản lý rừng cộng đồng định kỳ cho xã. Trưởng thôn hoặc già làng là Trưởng ban quản lý rừng cộng đồng thôn. Vai trò của Trưởng ban là điều hành, giám sát các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn thôn được quy định trong các quy ước cộng đồng thôn.

Ban lâm nghiệp xã hoặc cán bộ lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn có nhiệm vụ hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng dân cư thôn trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng diện tích rừng được Nhà nước giao.

b) Thiết lập các hình thức quản lý rừng cộng đồng

c) Tổ chức xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng d) Các hoạt động hỗ trợ, phối hợp khác

Cơ quan lâm nghiệp cấp huyện, các tổ chức lâm nghiệp nhà nước (Công ty Lâm nghiệp, LTQD, ban quản lý rừng, trạm khuyến nông, khuyến lâm...) trên địa bàn hỗ trợ cộng đồng phát triển kỹ thuật nông, lâm nghiệp để kinh doanh rừng và đất rừng như tư vấn cho cộng đồng về nuôi dưỡng, tỉa thưa, làm giàu, khai thác rừng, cung cấp thông tin thị trường sản phẩm rừng.

UBND cấp xã và ban quản lý rừng cộng đồng thôn giúp người dân tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất.

UBND cấp xã có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thôn về năng lực quản lý rừng, kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, làm giàu rừng, chế biến lâm sản quy mô thôn.

Ban lâm nghiệp xã, các cơ quan chuyên môn phối hợp với cộng đồng giám sát việc quản lý và kinh doanh rừng cộng đồng.

Tuỳ theo điều kiện từng nơi có thể thành lập Ban lâm nghiệp xã. Ban lâm nghiệp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã là trưởng ban. Ban lâm nghiệp xã hoạt động như một đơn vị tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã về lâm nghiệp và thực hiện 6 nhiệm vụ sau đây:

- Phổ biến tuyên truyền pháp luật và chính sách về rừng; - Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

- Tổ chức, hướng dẫn cho dân tham gia bảo vệ và phòng chống cháy rừng; - Tổ chức thanh tra, kiểm tra rừng;

- Tham mưu cho uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện giao đất, giao rừng và quản lý rừng;

- Hỗ trợ uỷ ban nhân dân cấp xã ngăn chặn và xử lý vi phạm.

Ban lâm nghiệp xã chịu sự quản lý trực tiếp của Hạt Kiểm lâm hoặc cơ quan lâm nghiệp cấp huyện về công tác chuyên môn.

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)