Đánh giá tài nguyên rừng của thôn có sự tham gia của ngươì dân (bước 1)

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng (Trang 44 - 47)

10. Phương pháp quản lý rừng dựa trên sự tham gia của cộng đồ ng

10.1.1. Đánh giá tài nguyên rừng của thôn có sự tham gia của ngươì dân (bước 1)

gia ca ngươì dân (bước 1).

Nội dung của bước 1 gồm khoanh lô, mô tả lô rừng, đo đếm trên thực địa như sau:

a) Khoanh lô

- Nhằm phân chia rừng của cộng đồng thành các lô riêng biệt có điều kiện lập địa và trạng thái rừng tương đối đồng nhất từ đó có cùng một mục tiêu quản lý và cùng các biện pháp tác động.

- Làm cơ sở cho việc điều tra thống kê tài nguyên rừng và lập kế hoạch.

- Tạo điều kiện cho người dân nhận biết trong quá trình quản lý, thực hiện kế hoạch.

Phương pháp tiến hành, gồm:

- Dùng giấy bóng mờ chồng lên bản đồ ảnh 1/5.000 và hướng dẫn người dân khoanh các khu rừng của mình. Do người dân từ lâu sống gắn bó với rừng nên họ dễ dàng nhận biết ranh giới của các khu rừng và có thể khoanh vẽ tương đối chính xác trên bản đồ với sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật.

- Dùng bản đồ so sánh với thực địa để xác định lại ranh giới và chỉnh sửa lại nếu có sai lệch lớn.

b) Mô tả lô rừng

Mục đích:

- Nắm được sơ bộ về lô rừng.

- Xác định được các lô rừng cần và không cần điều tra đánh giá trữ lượng. Nôi dung:

Người dân tham gia mô tả lô rừng về loại rừng (rừng gỗ, tre nứa, hỗn loài gỗ tre nứa, rừng lá kim, rừng lá rộng thường xanh, rừng khộp), kiểu rừng (rừng non mới phục hồi, rừng nghèo, rừng trung bình, rừng giầu...), khả năng khai thác (khai thác gỗ, lâm đặc sản ngoài gỗ và không có khả năng khai thác gỗ) và một sốđặc điểm khác (tình hình chăn thả, khả năng cháy rừng, lịch sử rừng trước đây...)

c) Đo đếm trên thực địa

Công việc này chỉ tiến hành đối với các lô rừng có khả năng cung cấp gỗ cho nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng.

Mục đích:

- Đo đếm được số cây theo các cấp kính, theo loài cây và theo phẩm chất. - Làm cơ sở cho việc tính toán trữ lượng rừng và khả năng cung cấp lâm sản. Phương pháp tiến hành:

- Chuyển đánh giá tài nguyên rừng truyền thống bằng m3 sang đánh giá bằng số cây. Điều này phù hợp với dân trí, phù hợp với truyền thống sử dụng gỗ của đồng bào dân tộc ở nhiều vùng.

- Việc đo đếm cây lấy chỉ tiêu chính là đường kính.

- Việc phân loại loài cây theo mục đích sử dụng chỉ chia làm 2 loại: cho gỗ và không cho gỗ (gỗ làm nhà, làm chuồng trại, thuỷ lợi).

- Việc phân chia phẩm chất cây cũng chỉ chia làm 2 loại: có thể làm gỗ được và không thể làm gỗđược (cây cong queo, sâu bệnh, cây chết ..., làm củi)

- Việc đo đếm cây được thực hiện theo cấp đường kính. Các cấp kính được chỉ thị bằng màu trên dây đo, tạo thuận lợi cho người dân tham gia vào việc đo đếm. Ví dụ, có thể sử dụng các màu để biểu thịđường kính, ví dụ như sau:

- Màu tím biểu hiện cây tái sinh có chiều cao < 1,3 m - Màu trắng biểu hiện cây có đường kính < 5cm - Màu vàng biểu hiện cây có đường kính 5-7,9 cm - Màu đen biểu hiện cây có đường kính 8-11,9 cm - Kẻ sọc biểu hiện cây có đường kính 12-16,9 cm - Màu xanh biểu hiện cây có đường kính 17-22,9 cm - Dấu chấm biểu hiện cây có đường kính 23-29,9 cm - Màu đỏ biểu hiện cây có đường kính > 30cm.

Khi đo đếm người dân chỉ cần hô màu nào đó và người ghi sẽđánh dấu vào cột màu ấy, tương ứng với cấp kính theo quy ước. Khi nội nghiệp chỉ cần đếm số cây của từng cột ta biết được số cây của từng cấp kính.

Ô đo đếm có diện tích 300 m2 (10m x 30m) được đặt theo tuyến, cách 50 m đặt 1 ô. Cây tái sinh được đếm trên các ô 4 m2đặt ở 4 góc của ô đo đếm nói trên.

Cây có đường kính từ 7,9 cm trở xuống chỉđo ở một nửa diện tích của ô đo đếm (5 x 30 = 150 m2)

Khi đo đếm tiến hành đặt 1 dây trục chính dài 30 m ở giữa ô, sau đó đặt liên tiếp các dây phụ song song cách nhau 10 m ở hai phía và vuông góc với trục chính (mỗi bên 5 m), cách làm này tương đối thuận tiện và không bỏ sót cây.

Một nhóm đo gồm 3 người (1 cán bộ ghi chép và 2 người dân tiến hành đo đếm).

Nhìn chung các nội dung đánh giá tài nguyên rừng nói trên người dân có thể tham gia dưới sự trợ giúp của cán bộ lâm nghiệp đặc biệt khâu lập ô, xác định tên cây, đếm cây, đo cây (theo màu sắc quy định trên dây đo), xác định cây cho gỗ, cây làm củi.

Một phần của tài liệu Lâm nghiệp cộng đồng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)