BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu 252922 (Trang 32 - 42)

Ở nhà trƣờng phổ thông bộ môn lịch sử có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục học sinh.

Trong đời sống xã hội, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ mà cả về tình cảm, tƣ tƣởng. Tất cả các môn học ở mức độ khác nhau đều góp phần giáo dục tƣ tƣởng tình cảm. Ví nhƣ môn Địa lý dạy cho học sinh hiểu rõ đất nƣớc mình để tăng lòng yêu tổ quốc, yêu quê hƣơng, nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Văn học giúp học sinh hiểu giá trị, yêu thích thơ văn, để càng yêu quý con ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, Lịch sử có nhiều ƣu thế trong việc giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ .... Những con ngƣời và những việc thực của quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Giáo viên có thể lấy những tấm gƣơng anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đấu tranh, hi sinh cho độc lập tự do của tổ quốc để nêu gƣơng cho học sinh học tập, suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nƣớc. Các sự kiện về sự tàn ác, dã man của bọn cƣớp nƣớc và bán nƣớc bao giờ cũng gây cho học sinh sự công phẫn mạnh mẽ. ....Và trong lịch sử, không phải chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù và chủ nghĩa anh hùng mà còn bồi dƣỡng cho các em biết yêu quý lao động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ và biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.

Tác dụng giáo dục quan trọng của sử học cũng nhƣ của bộ môn lịch sử ở trƣờng phổ, là giáo dục trí tuệ, tƣ tƣởng chính trị, tình cảm, đạo đức. Lịch sử góp phần quan trọng vào việc giáo dục lý tƣởng cho thế hệ trẻ. Thông qua các sự kiện cụ thể, khái niệm, quy luật lịch sử chúng ta sẽ chứng minh lý tƣởng ấy sẽ đƣợc thực hiện, cuối cùng sẽ tất thắng.

Tóm lại, giáo dục tình cảm, tƣ tƣởng cho học sinh qua dạy học lịch sử là “dạy chữ nên ngƣời”. Trên cơ sở cung cấp kiến thức thực sự khoa học, có hệ thống, hiện đại, cơ bản, phổ thông mà giáo dục cho học sinh tính tự giác, tích cực, chủ động ứng xử trong mọi tình huống.

Trong những năm gần đây mặc dù đã có nhiều cải cách trong giáo dục nhƣ: đổi mới mục tiêu, đổi mới nội dung, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. SGK cũng đƣợc biên soạn theo chƣơng trình giảm tải nhƣng vẫn chƣa hợp lý, phân phối chƣơng trình cũng chƣa hợp lý, kiến thức trong các bài học rất nhiều, trong khi số tiết dành cho môn sử quá ít (từ 1 đến 1,5 tiết/tuần). Ví nhƣ bài 5: Trung Quốc thời phong kiến - sách giáo khoa lịch sử lớp 10 (ban cơ bản), bài học giới thiệu về Trung Quốc từ năm 221 TCN đến năm 1911, với biết bao sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá nhƣng học sinh chỉ đƣợc học trong một tiết (45 phút).

Về vị trí môn lịch sử so với các bộ môn khác ở trƣờng phổ thông, chúng ta cùng tham khảo bảng kế hoạch giáo dục phổ thông.

* Kế hoạch giáo dục phổ thông.

STT Môn học Số tiết mỗi tuần ở các lớp

X XI XII 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ngữ văn Toán

Giáo dục công dân Vật lí Hoá học Sinh học Lịch sử Địa lí Công nghệ Thể dục Ngoại ngữ Tin học Tự chọn Giáo dục tập thể 3 3 1 2 2 1 1.5 1.5 1.5 2 3 2 4 2 3.5 3.5 1 2 2 1.5 1 1 1.5 2 3 1.5 4 2 3 3.5 1 2 2 1.5 1.5 1.5 1 2 3 1.5 4 2 Tổng số tiết/tuần 29.5 29.5 29.5

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo5

Trong kế hoạch giáo dục phổ thông môn Lịch sử đứng vị trí thứ 10 trong tổng số 14 môn học. Lịch sử đứng dƣới các môn: Tự chọn, Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Giáo dục tập thể, Tin học, Thể dục, Vật lí, Hoá học. Lịch sử đứng cùng hàng với Địa lí, Công nghệ, Sinh học, chỉ có môn Giáo dục công dân là đứng sau Lịch sử.

Nhƣ vậy, trong chƣơng trình trung học phổ thông thì môn Lịch sử ở vị trí thấp. Những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập và phát triển, kinh tế càng phát triển thì các bộ môn khoa học xã hội càng không đƣợc coi trọng. Rất nhiều giáo viên dạy sử bức xúc về vấn đề này.

GV Nguyễn Kim Tƣờng Vy, tổ trƣởng môn sử, trƣờng THPT Nguyễn Hiền (Tp. Hồ Chí Minh) nêu lên những nỗi bức xúc đầu tiên: "Từ gia đình - nhà trƣờng đến xã hội đều có thái độ coi thƣờng các môn khoa học xã hội, xem đây là môn phụ, không thể giúp HS có tƣơng lai tƣơi sáng, học nhiều chỉ phí thời gian. Ở nhiều quốc gia phát triển, lịch sử là môn thi bắt buộc trong các kì thi tú tài thì ở VN, nhiều trƣờng, ngay cả ban giám hiệu cũng cho rằng lịch sử là môn học bài, không cần đào sâu suy nghĩ. Nếu môn sử đƣợc chỉ định thi tốt nghiệp mới đƣợc tăng tiết để dò bài cho HS, nếu không thì thƣờng xuyên bị cắt giảm tiết nhƣờng thời gian cho môn khác" 6

.

Cũng đồng tình với ý kiến trên, GV Nguyễn Thị Kim Dung và Cao Thị Lan Chi, Trƣờng ĐH Sƣ phạm Tp. HCM phân tích: “Lịch sử là môn ít tiết nhất trong các môn học lớp 12, chứng tỏ sự quan tâm đầu tƣ cho môn này ở trƣờng trung học còn hạn chế và yêu cầu đối với GV cũng không cao. Thêm nữa, chỉ có một số ít HS thực sự

5

Chƣơng trình giáo dục phổ thông-những vấn đề chung-Bộ giáo dục và đào tạo- NXB GD - 2006. Tr. 6

6

Vietnamnet.vn/08/11/2005 - Thực trạng - giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học môn sử trong trƣờng phổ thông theo hƣớng đổi mới PPDH.

thích và có khả năng theo ngành khoa học xã hội. Đa số thí sinh còn lại chỉ chọn khối C nhƣ một giải pháp tình thế khi không có khả năng thi khối A, B, D”.7

GV Nguyễn Thuận Quý, Trƣờng ĐH Sƣ phạm Đồng Tháp đóng góp thêm ý kiến: "HS chƣa có thái độ đúng đắn, tích cực trong quá trình học sử. Kết quả là sau khi tốt nghiệp PT các em hiểu biết về lịch sử rất mờ nhạt, chƣa tích lũy đƣợc những kiến thức cơ bản. Mà có biết chăng chỉ là sự hiểu biết không theo thứ tự không gian, thời gian. Có em lấy sự kiện này ghép vào thời gian nọ, sự kiện ở địa điểm này gắn vào địa điểm khác".8

Quan điểm coi nhẹ môn lịch sử đƣợc nhiều nhà sử học, các giáo viên phổ thông, đại học nhắc đến nhiều nhƣ nguyên do số 1 dẫn đến thực trạng học sinh chán học, đạt điểm kém môn lịch sử.

Theo PGS Vũ Dƣơng Ninh, PGS Vũ Quang Hiểu (ĐHQG Hà Nội): “thời lƣợng 1,5-2 tiết lịch sử/tuần ở bậc phổ thông không phải là ít. Nhƣng nhƣ ông Vũ Dƣơng Ninh phát biểu: việc coi nhẹ môn sử thể hiện ở chỉ đạo của các trƣờng, Sở trong việc cắt xén giờ học môn lịch sử và một số môn học khác, học dồn giờ để tập trung thời gian chuyên sâu các môn "quan trọng hơn". Nó cũng thể hiện ở chỗ có năm thi tốt nghiệp THPT môn sử, có năm không. Môn sử còn đƣợc xếp vào môn thi thay thế cho học sinh không đƣợc học ngoại ngữ “.9

PGS Vũ Quang Hiểu kể: "một năm tiếp xúc với không dƣới 100 học sinh phổ thông, hầu hết trong số này khi đƣợc hỏi đều trả lời: không có thời gian để học sử, thƣờng chỉ giở sách xem lại bài vào trƣớc buổi học có môn sử. Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều học sinh".10

Nhiều học sinh không mặn mà với việc học tập môn sử. Theo phiếu thăm dò học sinh thì số học sinh thích môn sử chiếm tỷ lệ không cao (29,53%).Các em giải thích nguyên nhân số đông học sinh không thích học sử là do: chƣơng trình SGK còn nặng, chƣa hấp dẫn (60,49%), ngoài ra còn phải kể tới một số nguyên nhân nhƣ: học sinh không nỗ lực học (20,99%), xem thƣờng môn sử vì coi đây là môn phụ (37,72%), …

Trong trƣờng học, việc giảng dạy và học tập môn sử đã coi nhƣ bị xem thƣờng. Từ đó dẫn đến hiệu quả hết sức thấp. Ở những nƣớc tiên tiến môn sử đƣợc xem là môn bắt buộc cùng với văn và toán, khi xét tuyển vào đại học ở các nƣớc đều có môn sử. Điều này đã đƣợc PSG.TS. Võ Văn Sen - Hiệu trƣởng Trƣờng ĐH KHXH & NV (ĐHQG TP. HCM), chủ tịch Hội khoa học lịch sử Tp. HCM khi trả lời khi báo tuổi trẻ phỏng vấn ngày 31/03/2008.

“Ở nƣớc ta không ai nói môn sử là môn phụ nhƣng số tiết học quá ít (lớp 10 và 12 là 1.5 tiết/tuần, lớp 11 chỉ có 1 tiết/tuần). Trong khi ở nƣớc Mỹ ngƣời ta xếp lịch học 4 - 6 tiết lịch sử một tuần vì xem đó là môn học bắt buộc. Sách lịch sử lớp 11 của Mỹ dài đến 1.600 trang, còn sách sử lớp 11 của nƣớc ta chỉ hơn 120 trang. Thi đại học

7

Vietnamnet.vn/8/11/2005 - Thực trạng - giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học môn sử trong trƣờng phổ thông theo hƣớng đổi mới PPDH.

8

Vietnamnet.vn/08/11/2005 - Thực trạng - giải pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học môn sử trong trƣờng phổ thông theo hƣớng đổi mới PPDH.

9

Tuoitre.com.vn/28/03/2008 - Thực trạng việc dạy và học lịch sử ở trƣờng PT - nguyên nhân và giải pháp.

10

thì chỉ có khối C hoặc năm nào thi tốt nghiệp THPT có môn sử thì bộ môn mới đƣợc nhấn mạnh, nếu không thì thôi”.

Trong xã hội môn sử không đƣợc nhìn nhận đúng mức, các phụ huynh không muốn cho con em mình dành quá nhiều thời gian cho việc học sử.

II. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình thống nhất của việc dạy học, gồm mục tiêu - nội dung - phƣơng pháp dạy học - kiểm tra đánh giá.

II. 1. Hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông

Về cơ bản, giáo viên ở các trƣờng phổ thông không chỉ riêng môn sử mà tất cả các bộ môn khác đều sử dụng hai hình thức kiểm tra. Đó là kiểm tra miệng và kiểm tra viết.

+ Kiểm tra miệng: giúp giáo viên nhanh chóng hiểu đƣợc tình hình học tập, trình độ của học sinh, thúc đẩy các em học tập, biết suy nghĩ, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nói. Thông thƣờng, kiểm tra miệng đƣợc sử dụng khi bắt đầu học bài mới và đôi khi dùng trong bài học trình bày tài liệu mới để xem học sinh theo dõi, nắm kiến thức nhƣ thế nào. Hình thức này đƣợc giáo viên phổ thông sử dụng thƣờng xuyên. + Kiểm tra viết: Có vai trò quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Nó giúp giáo viên cùng một lúc nắm đƣợc trình độ của tất cả học sinh trong lớp, đặc biệt là những em học kém, học giỏi. Đồng thời, kết quả kiểm tra viết thƣờng phản ánh trình độ của học sinh về mọi mặt. Nhờ đó, giáo viên không chỉ nắm đƣợc tình hình học tập chung của cả lớp, mà còn thấy đƣợc hiệu quả phƣơng pháp sƣ phạm của mình để có sự điều chỉnh, bổ sung thích hợp. Hình thức này giáo viên phổ thông thƣờng sử dụng trong kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ, thi tốt nghiệp.

Các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử đƣợc sử dụng đó là: kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi tự luận, kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.

+ Kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận: Đây là phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống đƣợc vận dụng từ lâu. Câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh trình bày trực tiếp ý kiến của mình, tạo cơ sở cho giáo viên bình luận về các ý kiên đó. Câu hỏi tự luận thƣờng sử dụng trong hình thức kiểm tra miệng và kiểm tra viết.

+ Kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan: Về hình thức này tôi đã trình bày khá sâu ở mục II của chƣơng I. Trong dạy học lịch sử giáo viên phổ thông đã sử dụng phƣơng pháp này vào kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, song còn chƣa đƣợc phổ biến.

Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng, vì vậy gần đây nhiều nhà giáo dục, các cấp quản lý đã quan tâm hơn đến vấn đề này. Thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế. Phần lớn các giáo viên ở trƣờng phổ thông đã nhận thức đƣợc ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá và ít nhiều có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phƣơng pháp dạy học, nhất là ở các thành phố lớn.

Tuy nhiên, sự chuyển biến nhất định ấy về việc kiểm tra, đánh giá ở các trƣờng phổ thông vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, nhiều bất cập đang diễn ra. Phƣơng pháp dạy học của giáo viên chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ động, tích cực của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập của học sinh còn thực hiện theo quan niệm cũ. Khi kiểm tra giáo viên mới chỉ chú ý đến mặt kiến thức. Trong kiến thức giáo viên mới chỉ xem xét vấn đề “biết” lịch sử còn coi nhẹ việc “hiểu” lịch sử

của học sinh. Phƣơng pháp kiểm tra đòi hỏi học sinh học ôm đồm, nhồi nhét, ít phát huy tƣ duy sáng tạo của các em và đánh giá kết quả thì nặng về nhớ sự kiện, không chú ý tới rèn luyện khả năng lập luận, kỹ năng thực hành, thậm chí đôi khi còn mang tính hình thức. Việc kiểm tra của giáo viên nhƣ vậy dẫn đến tình trạng học sinh học đối phó, học vẹt và coi thƣờng bộ môn. Mặt khác, hiện nay ở một số trƣờng phổ thông còn có tình trạng chạy theo thành tích, nên việc kiểm tra, đánh giá chƣa phản ánh đúng chất lƣợng dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng …

II.2. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay.

Để tìm hiểu về thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay, tôi đã dùng phiếu khảo sát để khảo sát ở giáo viên bộ môn và học sinh.

Sau khi thực nghiệm và tổng kết phiếu khảo sát, ta có kết quả khảo sát nhƣ sau:

* Nhà trƣờng và giáo viên bộ môn

Có 20 thầy cô tham gia trả lời, các thầy cô là giáo viên giảng dạy môn sử ở các trƣờng THPT ở Tp. Hồ Chí Minh, gồm các trƣờng: THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Hiền, THPT Nguyễn Du, THPT Merie Curie, THPT tƣ thục Hồng Đức, THPT dân lập Trần Nhân Tông, THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Vấn đề đặt ra và các phƣơng án trả lời Số ngƣời Kết quả trả lời đồng ý

Tỉ lệ (%)

1. Sự cần thiết của kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử.

- Rất cần thiết 16/20 80

- Cần thiết 4/20 20

- Bình thƣờng

2. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử.

- Là khâu quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học.

11/20 55

- Là quá trình thu thập và xử lý thông tin. 5/20 25 - Là quá trình học sinh trả lại những gì đã học.

- Là công việc của cả giáo viên và học sinh. 10/20 50

3. Các phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá thƣờng sử dụng trong dạy học lịch sử.

- Kiểm tra tự luận 13/20 65

Một phần của tài liệu 252922 (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)