xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo Minh Hà Nội.
Từ những phân tích và nhận định ở trên đã chứng tỏ rằng nhiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời là rất cần thiết khách quan và phù hợp với tình hình thực tế đảm bảo tính công bằng, ổn định cuộc sống cho người dân. Trước tình hình giao thông phức tạp mức độ các vụ tai nạn xảy ra ngày càng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng và cuộc sống hàng ngày của người dân, để đảm bảo cuộc sống cho những người bị nạn trong các vụ tai nạn Bảo hiểm Việt Nam đã tiến hành bảo hiểm bắt buộc đối với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, cụ thể bằng nghị định 30/HÐBT ban hành ngày ngày 10/3/1998 quy định các chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm. Ngay từ khi mới được thành lập Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh - Bảo Minh Hà Nội đã triển khai ngay nghiệp vụ này và trên thực tế đã thu được những thành công
nhất định.
Việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh – Bảo Minh Hà Nội được triển khai thông qua một số khâu sau: khâu khai thác, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất, khâu giám định và bồi thường...
2.1. Khâu khai thác.
Ðối tượng tham gia của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là các chủ xe (lái xe). Vì vậy, số lượng xe tham gia giao thông ít nhiều phụ thuộc vào tình hình khai thác nghiệp vụ này.
Bảng 3: Số lượng xe tham gia giao thông.
Năm Tổng số Ôtô Xe máy
2001 6.965.562 486.606 6.478.954
2002 8.916.134 557.092 8.359.042
2003 10.870.401 607.401 10.273.000
2004 12.054.000 675.000 11.379.000
2005 13.249.211 756.378 12.492.833
(nguồn: tạp chí giao thông vận tải)
Như vậy, tốc độ tăng của các phương tiện giao thông là tương đối nhanh do cơ chế thị trường mở cửa đã thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, điều này thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa phải diễn ra với tốc độ nhanh hơn, đồng thời do công nghệ phát triển một số loại xe mới ra đời với giá cả phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Đây chính là thị trường to lớn để cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác.
Những năm gần đây, Nhà nước cùng các cấp, các ngành đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tai nạn và ùn tắc giao thông đương bộ, đặc biệt trong nghị định 15/NÐ-CP của Chính phủ có quy định xử phạt hành chính đối với người tham gia giao thông không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, cùng với quyết định 23/BTC ngày 23/02/2003 của Bộ Tài Chính ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới dẫn tới sự bùng nổ nhu cầu bảo hiểm của
mỗi người dân, nhất là bảo hiểm xe mô tô. Dẫn đến doanh thu bảo hiểm xe cơ giới trong năm 2003 của toàn thị trường đạt 1032 tỷ đồng, tăng 65,6% so với năm 2002. Ðối với Bảo Minh Hà Nội , bảo hiểm xe cơ giới được coi là nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, chiếm tỷ trọng cao (28,01%), và ổn định trong cơ cấu nghiệp vụ của công ty. Công ty Bảo Minh Hà Nội tiến hành mở rộng và phát triển kinh doanh trên khắp địa bàn. Hiện tại Bảo Minh Hà Nội có 7 văn phòng khai thác trên khắp địa bàn Hà Nội và tất cả những văn phòng này đều hoạt động rất tốt, và Bảo Minh Hà Nội đã lập thêm 3 phòng khai thác mới là phòng KT 1 (Sóc Sơn), KT 2 (Hoàn Kiếm), KT 10 (Tây Hồ).
Bảng 4. Tình hình khai thác trong năm 2001 – 2005
Ðơn vị 2001 2002 2003 2004 2005
Số xe tham gia bảo hiểm - Xe máy - ôtô Xe 17.088 7.550 22.006 8.350 28.132 8.520 32.450 8.725 48.120 9.334 Doanh thu phí nghiệp vụ
BHTNDS của chủ xe đối với người thứ 3 - Xe máy - ôtô 1000đ 722.822 3.465.334 970.465 3.894.243 1.392.534 3.999.883 1.625.745 5.402.395 2.507.052 4.955.794 Tốc độ tăng số xe tham gia
bảo hiểm - Xe máy - ôtô % 28,78 10,60 27,84 2,07 15,35 35,00 48,39 6,98 Tốc độ tăng doanh thu
- Xe máy - ôtô % 34,26 12,38 43,49 2,71 16,75 35,06 54,21 -8,30 Doanh thu bình quân mỗi
xe - Xe máy - ôtô đ 42.300 458.985 44.100 466.376 49.000 469.470 50.100 619.186 52.100 530.940
Bảng 4 đã cho thấy số lượng xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc tại công ty Bảo Minh Hà Nội tăng lên tương đối nhanh điều này là do những nguyên nhân sau đây:
- Công ty Bảo Minh Hà Nội đã mở rộng mạng lưới công tác viên văn phòng khai thác đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Phối hợp cùng cảnh sát giao thông ở các chốt kiểm tra, kiểm soát các xe lưu hành trên đường nếu không có bảo hiểm thì bị xử phạt nghiêm khắc.
- Tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa mục đích, sự cần thiết của chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để chủ xe hiểu được nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham gia.
- Việc tham gia bảo hiểm đã dần trở thành nếp sống của người dân khi trình độ nhận thức trong dân trí đã phát triển và đời sống thu nhập của dân cư được cải thiện. - Một phần rất quan trọng là việc giải quyết bồi thường, các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất của Bảo Minh Hà Nội đã tạo được uy tín, thương hiệu trong lòng khách hàng.
- Trong quá trình khai thác, công ty đã có sự đào tạo chuyên sâu cho nhân viên khai thác, công ty đã áp dụng phương pháp thu phí: thống kê danh
sách khách hàng, tính sẵn biểu phí và gửi thẳng cho khách hàng; chủ xe kê khai, tự tính được phí; có cán bộ bảo hiểm đến tận nơi thu phí. Biện pháp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, tránh mọi thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho người tham gia.
Trong thời gian tới, đây vẫn là một nghiệp vụ đầy tiềm năng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đòi hỏi Bảo Minh Hà Nội phải luôn nỗ lực, nâng cao hiệu quả khai thác.
2.2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Công tác đề phòng và hạn chế tổ thất là một công tác quan trọng đối với các công ty bảo hiểm, đây là nguyên nhân làm cho các vụ tai nạn xảy ra giảm và mức độ tổn thất xảy ra cũng giảm bớt hơn, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Thấy rõ tầm quan trọng của công tác này, hàng năm công ty có kế hoạch trích 2% doanh thu phí bảo hiểm để chi đề phòng và hạn chế tổn thất.Trong các năm qua, công ty đã áp dụng các biện pháp như:
- Bảo Minh Hà Nội trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng biển báo, làm đường tránh nạn ở một số đoạn đường nguy hiểm hay xảy ra tai nạn.
- Tiến hành các khoản chi kinh phí hỗ trợ, cụ thể: cấp kinh phí cho các hội nghị an toàn, thi tay lái giỏi, tuần lễ an toàn giao thông hằng năm.
- Phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về luật giao thông dưới nhiều hình thức khác nhau như: đài, vô tuyến, sách báo, pano, áp phic... nhằm nâng cao ý thức cho người dân về chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ.
- Thực hiện các khoản chi hội nghị khách hàng để thông qua hội nghị khách hàng, công ty tìm hiểu, phân tích, đánh giá các mối hiểm hoạ để từ đó áp dụng các biện pháp thích hợp nhất mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Công tác giám định bồi thường là một công tác vô cùng quan trọng trong việc xác định đúng, chính xác những tổn thất xảy ra và chi trả tiền bồi thường được nhanh chóng. Công tác giám định nhằm giúp việc bồi thường được chính xác cả về mặt pháp lý lẫn mặt kinh tế, do vậy đòi hỏi người giám định phải giỏi về nghiệp vụ cũng như có tinh thần trách nhiệm cao.
Trong công tác giám định, khâu giám định giải quyết tai nạn giao thông ở ngay hiện trường là khâu quan trọng nhất. Khi tai nạn xảy ra, các giám định viên của công ty phải kịp thời tới ngay hiện trường để thu thập các chứng cứ có liên quan đến vụ tai nạn và phối hợp với cảnh sát giao thông xác định chính xác nguyên nhân xảy ra tai nạn, xác định lỗi của các bên có liên quan và thiệt hại thực tế phát sinh do tai nạn. Trường hợp cần thiết cơ quan bảo hiểm cùng chủ xe có thể ứng trước một số tiền để cấp cứu người bị thương, chôn cất người chết (nếu có), hạn chế tổn thất gia tăng. Với những vụ tổn thất được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải dân sự giữa các bên thì cảnh sát giao thông hoặc cảnh sát điều tra nơi thụ lý tai nạn thông báo cho cơ quan bảo hiểm thống nhất về cách thức, phương pháp thực hiện để buổi hoà giải đạt kết quả tốt đồng thời cảnh sát giao thông cung cấp bản sao hồ sơ tai nạn cho cơ quan bồi thường bao gồm:
-Biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn.
-Biên bản khám nghiệm xe có liên quan trong vụ tai nạn. -Biên bản kết luận điều tra (nếu có).
-Biên bản giải quyết tai nạn giao thông. -Các chứng từ khác liên quan đến tai nạn.
Sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo về tai nạn xảy ra và được xác định xe có tham gia bảo hiểm tại công ty mình, giám định viên phải:
- Xin ý kiến lãnh đạo đơn vị hoặc phòng để chỉ thị cho xe hay phối hợp với cơ quan liên quan để ngăn ngừa, đề phòng hạn chế tổn thất.
- Tiến hành ghi nhận tình huống tai nạn, giám định sơ bộ tổn thất, mức độ thiệt hại về người và tài sản, chụp ảnh hiện trường và các tổn thất, ghi lại những thông tin cần thiết.
- Phối hợp với các bên liên quan trong công tác bảo vệ hiện trường, xác định tai nạn (tìm nhân chứng, tung tích nạn nhân, người có lỗi,& ).
- Cần kiểm tra xe bị tai nạn có đảm bảo là xe tham gia bảo hiểm không. - Có trách nhiệm liên hệ ngay với cảnh sát giao thông hoặc cơ quan công an giải quyết vụ việc để tìm hiểu về tình hình tai nạn, mức độ lỗi dự kiến cũng như thông báo hướng dẫn cho khách hàng trong việc giải quyết tai nạn, thu thập hồ sơ chứng từ để đủ cơ sở pháp lý đòi bồi thường.
- Trong trường hợp cơ quan công an thụ lý tai nạn có yêu cầu thương lượng ngay, giám định viên phải báo cáo trung thực với lãnh đạo các cấp (theo phân cấp) để chỉ đạo trong việc thương lượng về mức độ lỗi hoặc mức độ bồi thường.
Chính điều này đã giúp công ty nâng cao uy tín và đứng vững trên thị trường bảo hiểm. Trong các năm qua, công ty đã tiếp tục củng cố và chấn chỉnh quy trình giải quyết bồi thường, không ngừng nâng cao chất lượng công tác bồi thường, đặc biệt là năm 2005 đã sắp xếp lại theo mô hình cơ cấu tổ chức mới: mỗi phòng khai thác đều có cán bộ giám định và giải quyết bồi thường riêng cho khách hàng của phòng mình. Ðiều này sẽ khiến cho phòng có điều kiện chăm sóc khách hàng của phòng mình tốt hơn, giải quyết bồi thường nhanh, kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, trong các năm qua, công tác này còn một số tồn tại. Ðó là chất lượng giám định chưa cao, đặc biệt là tính pháp lý của hồ sơ còn chưa được chặt chẽ, chưa kịp thời thu thập thông tin và các yếu tố liên quan đến vụ tai nạn; xuất hiện nhiều hồ sơ tai nạn bị ứ đọng chưa giải quyết; đòi hỏi công ty phải tích cực đấu tranh phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực đó.
* Đối với ô tô Năm Số vụ tổn thất (vụ) Tồn năm trước Phát sinh Giải quyết 2001 300 224 1.006.886 4495 3.894.234 25,86 2002 76 341 367 88 12 1.722.807 4694,3 3.999.883 43,07 2003 50 288 325 96,2 3,8 1.654.726 5091,465 5.402.395 30,63 2004 13 387 374 93,5 6,5 2.054.598 5493,578 4.985.794 41,46
* Đối với xe máy
Năm Số vụ tổn thất (vụ) Tồn năm trước Phát sinh Giải quyết 2001 1324 1213 54,14 525.374 433,120 970.465 54,14 2002 111 1484 1500 56,93 5,96 792.825 528,550 1.392.534 56,93 2003 95 1760 1773 57,40 34,58 933.121 526,295 1.625.745 57,40 2004 82 2300 2004 40,43 15,87 1.013.633 505,805 2.507.052 40,43
nhanh đặc biệt là đối với xe môtô trong năm 2001, tổng số vụ tai nạn là 1624 vụ. Trong đó tai nạn ôtô là 300 vụ, xe máy là 1324 vụ. Năm 2002 tổng số vụ là 1825 vụ, tăng 12,38%: tai nạn xe máy là 1484 vụ, tăng 12,08%. Năm 2004 tổng số vụ tai nạn là 2687 vụ trong đó 2300 vụ tai nạn xe máy.
Ðối với xe máy, năm 2001 có số vụ tai nạn phát sinh ít nhất với số tiền bồi thường 525.374.000 đồng, năm 2002 công ty bồi thường là 792.825.800 và tăng lên là 1.013.633 vào năm 2004. Số tiền bồi thường của công ty tăng lên do số vụ tai nạn phát sinh tăng qua các năm và tổn thất bình quân cho mỗi vụ mỗi năm một cao hơn. Ðối với ôtô, cũng gặp phải tình trạng tương tự, năm 2001 số tiền bồi thường cho tai nạn ôtô của Bảo Minh là 1.006.886.000 đồng, năm 2002 là 1.722.807.000 đồng đến năm 2003, con số này có giảm nhưng không đáng để, và lại tăng đến 2.054.598.000 đồng vào năm 2004. Sự biến động của số tiền bồi thường kết hợp với sự biến động của doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ gốc làm cho tỷ lệ bồi thường cũng bị biến động. Cụ thể tỷ lệ này tương ứng từ năm 2001 đến năm 2004 như sau:
- ôtô : 25,86%; 43,07%; 30,63%; 41,46%. - Xe máy : 54,14%; 56,93%; 57,40%;40,43%.
Tuy nhiên, nhìn vào bảng cũng thấy một dấu hiệu đáng mừng là công tác giải quyết bồi thường ngày càng đáp ứng được yêu cầu thực tế. Số hồ sơ tồn đọng giảm đi một cách đáng kể (từ tồn đọng 76 hồ sơ ôtô và 111 hồ sơ xe máy năm 2002 thì đến năm 2004 giảm xuống còn 13 hồ sơ ôtô và 82 hồ sơ xe máy). Số hồ sơ tai nạn giải quyết dứt điểm trong năm tăng - thể hiện sự hoạt động tích cực công tác bồi thường của Bảo Minh.
Tóm lại, mặc dù công tác bồi thường của Bảo Minh đã tốt hơn trước rất nhiều nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Bảo Minh cần có những biện pháp để cải thiện tình hình này như: Khi khai thác không nên chạy theo doanh thu, cần bỏ bớt những bước rườm rà trong công tác giám định bồi thường.
giới đối với người thứ 3.
2.4.1. Kết quả kinh doanh.
Trong hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh là doanh thu và lợi nhuận. Dựa vào hai chỉ tiêu này có thể đánh giá được tốc độ tăng trưởng kinh doanh của từng nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng.
Tổng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 gồm:
- Thu phí bảo hiểm gốc. - Thu phí nhận tái bảo hiểm . - Thu nhượng tái bảo hiểm. - Thu hoạt động tài chính.
- Thu hoạt động khác như: Thu giám định, đại lý…
Trong các khoản thu này thì thu phí nhận tái bảo hiểm và thu nhượng tái bảo hiểm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu, vì ở nghiệp vụ này Bảo