Kiến nghị về phía Công ty

Một phần của tài liệu tc484 (Trang 81 - 94)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐIỀU

2. Kiến nghị về phía Công ty

Kết quả của việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường chịu ảnh hưởng của cả phía pháp luật Nhà nước và điều kiện thực tế của Công ty. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá thì ngoài việc Nhà nước thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá mà Công ty cũng phải xem xét, chỉnh sửa, bổ sung để hạn chế những tồn tại, sai sót trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá của Công ty.

Thứ nhất: Đối với công tác chuẩn bị ký kết hợp đồng:

Đối với mỗi Công ty thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc ký kết hợp đồng là rất quan trọng. Nó đảm bảo cho Công ty tiêu thụ sản phẩm và cũng là để thu lại tài sản của Công ty dưới hình thái tiền tệ. Từ đó, Công ty có thể thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với: Nhà nước (nộp thuế): đối với công nhân viên (trả lương, thưởng): đối với bạn hàng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào…và để tái mở rộng quy mô sản xuất của Công ty. Bởi vậy, khi ký kết bất kỳ một hợp đồng mua bán hàng hoá nào Công ty cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh tình trạng hợp đồng đã được ký kết lại phải sửa đổi sẽ mất nhiều thời gian và gây tốn kém, thiệt hại cho cả hai bên.

Muốn vậy, Công ty phải chuẩn bị sẵn nội dung cần đàm phán, có thể soạn thảo sẵn hợp đồng và thoả thuận với đối tác theo những vấn đề mà Công ty chú ý soạn thảo trước. Cùng với điều đó thì Công ty chú ý đánh giá đối tác một cách nghiêm túc trước khi ký kết hợp đồng về khả năng thanh toán, về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, không để trường hợp chỉ chú trọng ký thật nhiều hợp đồng mà không xem xét, đánh giá kỹ lưỡng khả năng của khách hàng, nên khi hợp đồng được ký kết, thực hiện xong Công ty không được thanh toán, hay khi hợp đồng bị vi phạm lại không được bồi thường do khách hàng đang lâm vào tình trạng phá sản. Điều này có thể xảy ra trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mà sự ra đời của các Công ty "ma" không còn là quá hiếm. Chỉ với cái tên, địa chỉ không có thực của mình mà khiến nhiều công ty làm ăn chân chính, thậm chí những công ty lớn cũng phải gặp không ít khó khăn khi bị họ lừa giao kết những hợp đồng tưởng như là béo bở, nhưng thực ra là biếu không họ những khoản tiền khổng lồ, mà đáng lẽ sẽ không xảy ra nếu việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện nghiêm túc, kỹ lưỡng. Một điều dễ nhận thấy đó là nếu công tác chuẩn bị ký kết hợp đồng được thực hiện tốt tức là Công ty đã ở thế chủ động trong việc ký kết hợp đồng. Và như vậy khi thực hiện hợp đồng đã ký kết Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

Thứ hai: Đối với hình thức và nội dung của hợp đồng:

* Về hình thức của hợp đồng: Công ty nên đa dạng hoá hình thức của hợp đồng. Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 đã đưa ra các hình thức hợp đồng phù hợp với sự nhanh, nhạy, linh hoạt của việc ký kết hợp đồng, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế. Tại Công ty từ trước đến nay vẫn thường sử dụng hình thức hợp đồng là văn bản và ký trực tiếp. Điều này là một sự đảm bảo chắc chắn trong việc ký kết hợp đồng. Nhưng hiện nay, khi mà ai nhanh hơn là người ấy thắng thì không thể cứ sử dụng mãi một hình thức cổ điển là ký kết trực tiếp và bằng văn bản mà cần phải sử dụng các hình thức khác phù hợp với tinh hình thực tế, vừa nhanh lại hiệu quả và

được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Đó là bằng hình thức lời nói, các thông điệp dữ liệu, điện báo, telex, fax…

* Về nội dung của hợp đồng: Khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá Công ty thường ghi là hợp đồng kinh tế. Thực ra không cần phải ghi là hợp đồng kinh tế, chỉ cần ghi hợp đồng là đủ. Bởi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 thì không còn sự phân biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế (hợp đồng thương mại) nữa. Việc gọi hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế chỉ là do thói quen từ trước mà thôi.

Khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá Công ty có thể không ghi căn cứ pháp lý điều chỉnh hợp đồng trong hợp đồng. Bởi vì, việc ký kết và thực hiện hợp đồng trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chịu sự điều chỉnh của toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam chứ không phải riêng một văn bản pháp luật nào đó. Khi có tranh chấp xảy ra từ hợp đồng thì việc xác định quy định nào nằm trong văn bản pháp luật nào sẽ được áp dụng là công việc của các cá nhân, cơ quan và tổ chức có thẩm quyền, mà cụ thể là của thẩm phán, toà án và của Trọng tài. Các bên căn cứ vào Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại hay một văn bản nào đó khi ký kết hợp đồng là đã làm thay phần việc của thẩm phán và Trọng tài viên. Điều này cũng gần giống với việc một người bình thường chỉ cho các chuyên gia cần phải làm gì trong lĩnh vực của họ. Bởi vì rõ ràng, thẩm phán và Trọng tài viên hiểu rõ pháp luật hơn các bên trong hợp đồng. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp không cần hiểu là hợp đồng mình ký kết là dựa trên căn cứ pháp lý nào. Mà là không cần ghi căn cứ pháp lý đó vào hợp đồng. Điều này vừa tránh được tình trạng ghi không đủ các văn bản pháp luật điều chỉnh, vừa tránh tình trạng ghi văn bản pháp luật đã hết hiệu lực thi hành. Vì căn cứ pháp lý là việc của thẩm phán, toà án, Trọng tài nếu có tranh chấp xảy ra.

Trong hợp đồng mua bán hàng hoá Công ty cần bổ sung các thoả thuận giữa các bên để hợp đồng được giao kết với các nội dung rõ ràng, cụ thể. Ví dụ về thời điểm chuyển giao rủi ro để có thể xác định được một cách chính xác trách nhiệm thuộc về ai nếu có tổn thất xảy ra đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ, hay về đồng tiền thanh toán, phương thức giao nhận hàng…

Điều khoản giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cũng cần được bổ sung vào trong mỗi hợp đồng. Các hợp đồng mua bán hàng hoá ở công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường điều khoản giải quyết tranh chấp thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng toà án, rất ít khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Nhưng do phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có nhiều ưu điểm mà phương thức toà án không có khi giải quyết các vụ tranh chấp trong kinh doanh thương mại như đã đề cập ở phần trước. Nên Công ty nên lựa

chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng Trọng tài khi thoả thuận về điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Có lễ điều khoản giải quyết tranh chấp không được Công ty quan tâm lắm, vì trong quan niệm của Công ty tốt nhất là không có tranh chấp, mà nếu có thì giải quyết bằng thương lượng, hoà giải và cho qua. Nhưng thời đại ngày nay thì khác rồi, có mâu thuẫn khi thực hiện hợp đồng, có tranh chấp là điều bình thường, vì đối tác làm ăn ngày nay rất rộng. Thậm chí ngày nay không ít công ty trở nên nổi tiếng qua giải quyết tranh chấp. Mặt khác, hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề giải quyết tranh chấp đã khá hoàn thiện. Đặc biệt giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài hiện nay đang là lựa chọn hàng đầu trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại. Công ty cũng nên theo xu thế đó của thời đại.

Tóm lại, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá càng chặt chẽ thì rủi ro của hợp đồng càng ít và Công ty càng có cơ hội tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Nhưng nội dung của hợp đồng không phải là những nội dung cứng nhắc, thiếu linh hoạt mà đòi hỏi nó luôn thay đổi phù hợp với yêu cầu khách quan, phù hợp với nhu cầu của các bên trong quan hệ hợp đồng. Công ty có thể xây dựng các điều khoản "mở" có tính linh động có thể thích ứng với tình hình thực tế khi tiến hành đàm phán ký kết mà vẫn đúng pháp luật. Do đó, công việc xây dựng nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá nên giao cho các cán bộ đàm phán, ký kết hợp đồng có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng, bảo đảm tính linh hoạt và nhạy cảm trong các điều khoản thoả thuận của hợp đồng.

Thứ ba: Về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:

Khi ký kết một hợp đồng mua bán hàng hoá Công ty chưa thật chú trọng tới việc áp dụng các biện pháp thực hiện hợp đồng. Chỉ trong một số ít hợp đồng có giá trị lớn, Công ty mới sử dụng biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, khi thoả thuận điều khoản thanh toán Công ty chỉ áp dụng biện pháp đặt cọc sau khi hợp đồng được ký kết để ràng buộc trách nhiệm của bên mua và bên bán. Tuy nhiên, biện pháp này không đủ đảm bảo rằng Công ty sẽ thu được đủ số tiền hàng hoá theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Trên thực tế, việc khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty qua hình thức chậm thanh toán tiền hàng là có diễn ra. Việc chiếm dụng này có thể diễn ra tới 2 năm. Bởi vậy, Công ty nên mạnh dạn sử dụng các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm thực hiện hợp đồng, bên cạnh đó Công ty nên có những biện pháp khuyến khích khách hàng thực hiện điều khoản thanh toán đúng hạn, đầy đủ như: chiết khấu thương mại…có như vậy vốn của Công ty mới không bị chiếm dụng, và không làm ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ tư: Công ty nên mở Website để quảng bá hình ảnh Công ty rộng rãi. Khi thông tin về Công ty được truyền đi thì về lâu về dài Công ty sẽ thu hút được nhiều khách hàng ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với Công ty.

Thứ năm: Về vấn đề nhân sự:

Con người luôn là tài sản quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp. Ngày nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cạnh tranh về nguồn lực con người. Doanh nghiệp nào có đội ngũ công nhân viên giỏi thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ ở thế mạnh trong cạnh tranh. Mà kinh doanh là hoạt động của con người, do đó hiệu quả kinh doanh tuỳ thuộc vào năng lực người kinh doanh. Nếu chỉ đưa ra những phương án kinh doanh, biện pháp thực hiện mục tiêu mà không chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ thì chắc chắn hoạt động kinh doanh sẽ không đem lại hiệu quả. Công ty cần phải tổ chức được đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động và sáng tạo, thích ứng với phương thức kinh doanh mới. Đội ngũ công nhân viên của Công ty có ưu điểm là những người trẻ, yêu công việc, dễ tiếp thu kiến thức. Đó là điều kiện tốt cho kế hoạch đào tạo cán bộ của Công ty.

Để có nguồn nhân lực giỏi, Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:

+ Thu hút nhân tài: Thông qua các biện pháp quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu về Công ty, về hiệu quả kinh doanh, về triển vọng của Công ty, về chế độ tiền thưởng, tiền lương, về tinh thần hợp tác và tôn trọng nhân tài…

+ Phát hiện nhân tài trong nội bộ Công ty: Đây là tiềm năng quan trọng, bởi khi phát hiện và biết trọng dụng những người có năng lực, bố trí họ vào đúng vị trí xứng đáng thì Công ty sẽ khai thác được tối đa năng lực của họ, chính họ là nhân tố thắng lợi cho Công ty.

Mặt khác, để có đội ngũ cán bộ giỏi, Công ty phải có biện pháp khuyến khích phát huy tinh thần sáng tạo của họ thông qua chế độ lương thưởng, phúc lợi cho người lao động…

Với đội ngũ cán bộ như hiện nay, Công ty cần bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức pháp luật qua các biện pháp:

+ Tổ chức đào tạo tại chỗ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên;

+ Cử cán bộ chuyên môn đi học nâng cao nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo như trường đại học, các vụ, viện…

+ Tham gia xây dựng các hợp đồng mua bán hàng hoá mẫu cùng với các luật gia, chuyên gia pháp luật được Công ty mời tới để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm về luật pháp. Trong khi xây dựng các hợp đồng mẫu cùng các chuyên gia về pháp luật có kèm theo các câu hỏi về việc áp dụng luật trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mẫu với những điều khoản như

thế nào sẽ đem lại sự thuận lợi cho cả Công ty và bạn hàng khi thực hiện, tránh xảy ra hiểu lầm dẫn đến tranh chấp.

Ngoài ra, Công ty nên xem xét, điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Điều này đặt ra cho Công ty nhiệm vụ đánh giá lại các chiến lược về sản phẩm, marketing, nhân lực nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và đổi mới công nghệ tương ứng.

Công ty cần minh bạch hoạt động kinh doanh, tài chính, sử dụng hệ thống sổ sách, kế toán theo chuẩn mực và quy định của Nhà nước giúp cho việc quản lý tốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh. Đây cũng được coi là cơ sở quan trọng để Công ty có thể vay vốn từ ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất phát triển kinh doanh, tạo ra nhiều hàng hoá cung cấp cho thị trường.

Trên đây là một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường. Với những cố gắng trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, sự đoàn kết nhất trí trong tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần sáng tạo, năng động của ban giám đốc, cùng với tinh thần hăng hái, cần cù lao động của tập thể người lao động, kết hợp với một số kiến nghị trên, Công ty sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả trong ký kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng. Từ đó Công ty tăng doanh thu, lợi nhuận hiện tại, mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao vị thế của Công ty trong tương lai.

Kể từ khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước thì nền kinh tế nước ta không ngừng tăng trưởng về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội, luôn được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ về những kết quả đã đạt được về mọi mặt: kinh tế, chính trị, xã hội. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đời sống của người dân được nâng cao, phúc lợi xã hội được chú trọng phát triển. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế phát triển, kéo theo hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật kinh tế có nhiều thay đổi và được hoàn thiện hơn. Với việc Quốc hội khoá XI ban hành Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đã ghi nhận sự thay đổi

Một phần của tài liệu tc484 (Trang 81 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w