Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu tc484 (Trang 28 - 29)

II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNGMUA BÁN HÀNG HÓA

4. Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa

vô hiệu

4.1. Quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu

Theo Điều 410 và 411 Bộ luật Dân sự 2005 quy định những trường hợp hợp đồng trong kinh doanh vô hiệu khi vi phạm một trong những điều kiện sau:

- Những người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự (là khả năng của cá nhân mà bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự);

- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;

- Phải tuân theo hình thức giao dịch nếu luật có quy định;

- Giao dịch dân sự do giả tạo. Đó là khi các bên giao dịch một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dich khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp việc giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của pháp luật. Đồng thời hợp đồng ấy cũng vô hiệu, nếu việc giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba;

- Giao dich dân sự do bị nhầm lẫn. Tình hình này xảy ra do một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa;

- Giao dich dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. Thực tế này phát sinh ngay từ khi ký kết hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan (thiên tai, hỏa hoạn…).

- Khi hợp đồng chính vô hiệu thì sẽ có hệ quả là chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Một phần của tài liệu tc484 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w