Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Một phần của tài liệu tc484 (Trang 67 - 72)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Khi đã giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá thì các bên đều mong rằng sẽ thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng. Tức là không bên nào lại mong muốn có tranh chấp xảy ra. Nhưng vì nhiều lý do, nhiều yếu tố tác động trong đó có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan nên việc có bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá trên thực tế là điều khó tránh khỏi (ví dụ: số lượng hàng hoá không đủ theo đúng hợp đồng, chất lượng hàng hoá không bảo đảm, thời gian giao hàng chậm, thanh toán chậm, hay hàng bị vỡ, hỏng trong quá trình vận chuyển...). Từ những vi phạm đó mà dẫn đến tranh chấp hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thì khi có tranh chấp trong thương mại các bên có các cách giải quyết là: thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án. Đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường nói riêng và các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực thương mại nói chung thường không muốn đưa tranh chấp hợp đồng ra giải quyết tại toà án vì muốn giữ gìn bạn hàng làm ăn lâu dài, bí mật kinh doanh, thời gian, tiền bạc... nên thường chọn cách giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và tự hoà giải, rất ít khi mới đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài hay toà án. Đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường, từ khi hoạt động đến nay chưa có tranh chấp hợp đồng nào phải đưa ra giải quyết tại trọng tài hay toà án, mặc dù các bên có thoả thuận trong hợp đồng nếu có tranh chấp mà các bên không thể tự thương lượng, hoà giải được thì sẽ đưa ra giải quyết tại trung tâm trọng tài hoặc tại toà kinh tế tỉnh. Lý do khiến tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường có nhiều hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết , thực hiện, không phải không có tranh chấp xảy ra, nhưng không có tranh chấp nào phải giải quyết tại trọng tài hay toà án, đó là vì Công ty và bạn hàng tin tưởng nhau, hai bên cùng muốn giữ chữ "Tín", tranh chấp xảy ra không lớn, việc vi phạm hợp đồng chủ yếu do hoàn cảnh khách quan. Chính vì vậy mà chỉ cần qua bàn bạc, thương lượng giữa các bên là tranh chấp được giải quyết.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO CƯỜNG

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu việc áp dụng những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá tại Công ty, bên cạnh những thành tựu mà Công ty đạt được cũng phải kể đến những khó khăn mà Công ty còn gặp phải.

Sau đây là đánh giá chung về tình hình áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường.

1. Những kết quả đạt được

1.1. Về phía Nhà nước

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có nhiều bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP trong ba năm gần đây đều đạt trên 8,5%. Tình hình chính trị - xã hội ổn định đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Năm 2006 chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng tác động đến các sự phát triển kinh tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ nhất, bộ máy chính phủ mới với quan tâm cao trong cải cách bộ máy hành chính, chống tham nhũng, đưa đất nước thoát ra khỏi danh sách các nước chậm phát triển. Thứ hai, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới - WTO và Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần thứ 14. Việc trở thành thành viên của WTO là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. WTO là tổ chức đóng góp quan trọng cho sự phát triển thế giới, bảo vệ các nước nhỏ và yếu trước hành động về chính sách thương mại mang tính phân biệt của những nước lớn và có quyền lực. Điều này thể hiện qua các điều luật đối xử quốc gia, theo đó các thành viên WTO sẽ có quyền tiếp cận giống nhau vào cùng một thị trường, các nhà cung cấp nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng với các nhà cung cấp trong nước trong môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, trên toàn hệ thống Tổ chức Thương mại thế giới. Gia nhập WTO, cơ hội dành cho nền kinh tế Việt Nam là vô cùng to lớn, cơ hội được mở rộng thị trường, cơ hội được đối xử bình đẳng như các nước trong quan hệ thương mại, cơ hội được phân bổ nguồn lực trong nước hiệu quả, và cơ hội lấy sức ép cạnh tranh làm vũ đài sàng lọc "kẻ yêú". Ngoài ra, Hoa Kỳ thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn - PNTR - với Việt Nam, đánh dấu một mốc mới trong quan hệ song phương.

Với chính sách mở cửa nền kinh tế, tăng cường tự do hoá thương mại, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp chủ động trong tìm kiếm và ký kết hợp đồng.

Nhà nước cũng kịp thời ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thương mại làm cơ sở cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Nhà nước cũng quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn am hiểu luật pháp thể hiện qua việc thành lập các trường đại học và đưa môn pháp luật kinh tế vào hệ thống các môn học bắt buộc của các trường Kinh tế, Thương mại, Ngoại thương…

Bên cạnh đó việc cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác ký kết và thực hiện hợp đồng tại doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế địa phương, có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa…như: chính sách miễn giảm thuế thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Trong năm 2006, nhiều đạo luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh bắt đầu có hiệu lực, có xu hướng tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam thông thoáng hơn, hiệu quả hơn, đó là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; Luật Du lịch; Luật kiểm toán nhà nước; Bộ luật hàng hải Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng, Luật doanh nghiệp 2005; Luật đầu tư 2005… Đặc biệt là việc Quốc hội thông qua Luật Thương mại 2005 được coi là một sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trọng. Điều này được giải thích bởi hoạt động kinh doanh thhương mại cần có một văn bản pháp lý, thế nhưng Luật thương mại 1997 ngay từ khi mới được thông qua đã không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn khách quan đó. Việc Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại sửa đổi được thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực kể từ ngày 1.1.2006 đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ, khi mà một quan hệ hợp đồng cùng một lúc có thể được điều chỉnh bởi các quy định trong ba văn bản pháp luật khác nhau.

Những thành công mà pháp luật về hợp đồng thương mại đạt được trong thời gian qua là rất lớn. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại các doanh nghiệp nói chung và tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường nói riêng.

1.2. Về phía công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường

Những kết quả tốt đẹp mà công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường đạt được bên cạnh những thuận lợi mà Nhà nước và pháp luật đem lại phải kể đến những yếu tố thuộc về chính Công ty đem lại. Đó là:

Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường có một bộ máy phân cấp quản lý khoa học và hoạt động có hiệu quả là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá tại Công ty.

Công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường ra đời và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, ý thức được tầm quan trọng của ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại, Công ty đề ra chủ trương và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cơ chế

và quy chế khen thưởng, khuyến khích sản xuất. Mặt khác, Công ty cũng đưa ra những biện pháp kỷ luật để áp dụng đối với những trường hợp vi phạm quy chế và điều lệ Công ty. Do đó, Công ty có một đội ngũ công nhân và lãnh đạo làm việc nghiêm túc, hết mình, đạt hiệu quả cao.

Công ty luôn quan tâm tới các cán bộ nhân viên của mình, bởi chính họ là người đã làm nên lợi nhuận cho Công ty, thể hiện qua mức lương bảo đảm mức sống cho mỗi người. Mức lương trung bình của công nhân trong Công ty không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2004 lương bình quân là 800.000 (đồng); năm 2005 là 950.000 (đồng); năm 2006 là 1.350.000 (đồng). Đó là một động lực thúc đẩy nhân viên trong Công ty phấn đấu tin tưởng vào sự thành công của Công ty hiện tại cũng như trong tương lai.

Hợp đồng mua bán hàng hoá tại Công ty thường được Công ty cho soạn thảo sẵn để giảm tối đa thời gian ký kết hợp đồng. Với công việc soạn thảo này, Công ty đã tiết kiệm được nhiều thời gian phải soạn thảo chi tiết, cụ thể trong mỗi lần giao kết hợp đồng. Nội dung mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá gồm sáu điều : Điều 1 tên hàng, khối lượng và giá cả, Điều 2 ghi quy cách, chất lượng hàng hoá, Điều 3 ghi thời gian, phương thức và địa điểm giao nhận, Điều 4 ghi phương thức thanh toán, Điều 5 ghi trách nhiệm của mỗi bên, Điều 6 ghi cam kết thực hiện, trong đó có ghi cả trách nhiệm của hai bên phải thực hiện đúng hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp, thời gian có hiệu lực của hợp đồng, việc thanh lý hợp đồng, số bản hợp đồng và giá trị pháp lý của các bản hợp đồng. Mặc dù mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá còn chung chung, sơ sài, chưa cụ thể, chi tiết nhưng nó cũng đã tạo ra những thuận lợi nhất định trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng, tạo ra sự thống nhất trong Công ty trong quá trình ký kết hợp đồng, giống như một thói quen, từ đó việc ký kết hợp đồng diễn ra nhanh, tạo ra sự chủ động cho Công ty trong quá trình đàm phán, thoả thuận với đối tác, nhất là những đối tác lần đầu thiết lập quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá với Công ty.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thường xuyên trao đổi thông tin với đối tác để cho bạn hàng biết được tiến độ thực hiện hợp đồng cũng như cho thấy sự nghiêm túc và sự cố gắng của Công ty trong việc thực hiện hợp đồng. Đó là một cách tạo nên uy tín của Công ty. Trong quá trình trao đổi thông tin như thế, Công ty luôn làm bạn hàng hài lòng và thoả mãn vì đã chọn Công ty để ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá.

Một ưu điểm lớn của Công ty là suốt trong quá trình hoạt động, không có tranh chấp lớn nào xảy ra dẫn đến kiện tụng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Công ty. Bởi khi có tranh chấp Công ty và bạn hàng gặp nhau thông qua phương thức giải quyết thương lượng là mâu thuẫn được giải quyết. Vì vậy, số lượng hợp đồng mua bán hàng hoá của Công ty ký kết được ngày càng

tăng lên, thu hút được ngày càng nhiều bạn hàng lớn, tạo quan hệ làm ăn lâu dài (minh chứng cho điều này đã được nói đến ở phần trước qua số liệu thống kê số lượng hợp đồng của Công ty ngày càng tăng lên trong những năm gần đây cùng với giá trị của mỗi hợp đồng cũng lớn hơn).

Một phần của tài liệu tc484 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w