Loại bỏ một số NTM không phù hợp và áp dụng một số NTM mới:

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA (Trang 71 - 74)

II. Một số đề xuất về các NTM Việt Nam sẽ sử dụng để bảo hộ: 1.Quan điểm chung về việc sử dụng các NTM :

1.4.Loại bỏ một số NTM không phù hợp và áp dụng một số NTM mới:

Các NTM không phù hợp ở đây có thể chia thành hai loại. Loại thứ nhất là các NTM tồn tại ngoài mục tiêu chính sách bảo hộ của nhà nớc có thể kể tới nh thủ tục hải quan phức tạp, tham nhũng, sự yếu kém trong quản lí... Loại thứ hai là các NTM vi phạm những nguyên tắc chủ yếu của WTO, ASEAN, APEC nh các biện pháp quản lí định lợng, các biện pháp quản lí giá... Việc loại bỏ các biện pháp này là bắt buộc tuy nhiên các nhà hoạch định cũng cần tạo ra những biện pháp thay thế để duy trì bảo hộ cho một số ngành kinh tế. Các biện pháp này nhất thiết là các biện pháp phù hợp với thông lệ quốc tế và quan trọng phải là những biện pháp tinh vi và hiệu quả hơn (trên thực tế hoặc về mặt

danh nghĩa) để tránh xảy ra tình trạng tranh chấp, xung đột thơng mại với các quốc gia khác

2.Đề xuất cải cách các NTM cũ và áp dụng một số NTM mới trong thời gian tới:

2.1.Cải cách các NTM cũ:

2.1.1.Các biện pháp quản lí định lợng:

a.Nên thay thế qui định cấm nhập khẩu một số mặt hàng (thuốc lá, hàng đã qua sử dụng) bằng các biện pháp khác:

Việc áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu tiềm ẩn trong nó những yếu tố có thể gây ra vi phạm các qui định của các tổ chức thơng mại quốc tế. Ví dụ nh việc Việt nam cho phép sản xuất thuốc lá trong khi cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, hay cấm nhập khẩu một số mặt hàng đã qua sử dụng trong khi vẫn cho lu hành trong nớc có thể vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Có thể thay thế biện pháp cấm nhập khẩu bằng các biện khác có tác dụng gần nh vậy nhng lại hợp pháp, ví dụ nh sử dụng hạn ngạch thuế quan với mặt hàng thuốc lá, hay tạo ra thủ tục thông quan phức tạp với hàng đã qua sử dụng. Việc bãi bỏ những biện pháp cấm nh vậy có thể đem lại cho Việt nam một số lợi ích sau:

 Làm cho hệ thống chính sách phù hợp với WTO và do đó giảm sức ép khi đàm phán với một số đối tác chính của tổ chức này;

 Giảm buôn lậu những mặt hàng bị cấm nhập khẩu;

 Có thể đánh thuế nhập khẩu cao đối với các mặt hàng này và nhờ đó tăng thu cho ngân sách.

b.Không sử dụng biện pháp "tạm thời không nhập khẩu"

Trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 1999, Việt nam đã áp dụng biện pháp "tạm thời không nhập khẩu" đối với các mặt hàng nh phân NPK, một số loại kính xây dựng, một số chủng loại sắt thép v.v... Việc áp dụng các biện

pháp này thể hiện tính thiếu minh bạch và nhất quán của hệ thống chính sách thơng mại. Một số biện pháp trên đợc áp dụng với mục đích bảo hộ cho một số ngành hàng gặp khó khăn khi cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nớc có đồng tiền bị phá giá. Trong một số trờng hợp khác thì việc áp dụng chủ yếu do mối quan ngại của Chính phủ về tình hình cán cân thanh toán của Việt nam. Tuy nhiên, các mối quan ngại trên vẫn có thể đợc giải quyết một cách thoả đáng mà không cần phải áp dụng các biện pháp "tạm thời không nhập khẩu" thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp mang tính khẩn cấp nh tự vệ và các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán nh đã nêu ở phần trên.

c.Công bố công khai hạn ngạch và mức tăng tr ởng

Ngoài một số trờng hợp cá biệt, việc áp dụng hạn ngạch là hết sức khó khăn trong bối cảnh Việt nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Trong thời gian gần đây, có xu hớng muốn thuế hoá các biện pháp hạn chế nhập khẩu nói chung và quota nói riêng. Tuy nhiên, khả năng áp dụng là rất nhỏ (khi đàm phán gia nhập WTO, chỉ có thể thuế hoá đợc các NTBs với một số ít nông sản). Do đó có thể cải cách biện pháp hạn ngạch theo hớng sau:

 Công bố công khai mức hạn ngạch và mức tăng trởng là một tín hiệu rõ ràng để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đa ra các quyết định đầu t cũng nh tạo ra áp lực cạnh tranh tăng dần với họ.

 Đồng thời, trong khi vẫn duy trì một số hạn ngạch cần mở rộng việc đấu thầu hạn ngạch, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đợc tham gia đấu thầu khi thoả mãn những tiêu chuẩn chung mang tính khách quan. Việc đấu thầu hạn ngạch sẽ làm tăng tính cạnh tranh, tăng thu ngân sách cũng nh làm giảm giảm tham nhũng hoặc lợi dụng quota của một số doanh nghiệp .

Trong nền kinh tế thị trờng, giá cả là nhân tố đợc coi là quan trọng nhất quyết định đến ứng xử của các doanh nghiệp. Các biện pháp quản lý hành chính đối với giá đã làm lệch lạc tín hiệu giá và do đó làm bóp méo cạnh tranh. Vì vậy, ngoài quản lý giá đối với các mặt hàng độc quyền tự nhiên nh điện, nớc v.v... cần loại bỏ tất cả các biện pháp quản lý giá mang tính hành chính khác.

Các biện pháp phụ thu đã đợc áp dụng đối với nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu ở những giai đoạn khác nhau chủ yếu để ổn định giá, nhng đôi khi cũng để bảo hộ sản xuất trong nớc hay tăng thu ngân sách. Các phụ thu này cũng hay thay đổi và do đó không thể dự đoán trớc đợc và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các biện pháp phụ thu nhìn chung cũng nằm trong diện cần loại bỏ theo các nghĩa vụ Việt nam đã cam kết đối với AFTA và sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ WTO. Chính vì vậy cần rà soát lại hệ thống phụ thu hiện đang đợc áp dụng theo hớng:

 Xây dựng và công bố công khai lịch trình cắt giảm phụ thu với mục đích ngân sách hay bảo hộ.

 Trong trờng hợp thích hợp, có thể thay thế một số phụ thu bằng thuế trong nớc (ví dụ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu).

 Trong những trờng hợp mất cân bằng cán cân thơng mại: có thể áp dụng phụ thu với tất cả mặt hàng trong một giai đoạn nhất định (đây là biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán phù hợp với các qui định của các định chế quốc tế và đã từng đợc nhiều nớc nh Hungary, Bulgaria áp dụng thành công).

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA (Trang 71 - 74)