Tiềm năng ứng dụng công nghệ tác tử trong lướ i

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo mật trong môi trường lưới với tiếp cận hướng tác từ pptx (Trang 78 - 79)

Cả lưới và tác tửđều là các khái niệm được phát triển từ các hệ phân tán mở, mặc dù từ các khung nhìn khác nhau.

Cộng đồng lưới xét trên phương diện lịch sử tập trung vào khía cạnh “cơ bắp”: cơ sở hạ tầng, các công cụ, các ứng dụng tin cậy, chia sẻ tài nguyên an toàn trong các tổ chức ảo và phân tán về mặt địa lý.

Xét trên cộng đồng lưới, vấn đề chủ yếu được quan tâm là cách các tổ chức thao tác và vận hành. Do vậy, ta có thể nhận ra rất nhiều các nỗ lực nhằm đưa ra các chuẩn cho cộng đồng được thể hiện thông qua các chính sách rõ ràng, cách tuân theo các chính sách như thế nào, các thành viên trong cộng đồng có thể xác định nhau ra sao. Chẳng hạn, thường các công cụ lưới được sử dụng để cung cấp một cách truy nhập thống nhất đến các dữ liệu ở các hệ thống lưu trữ khác nhau mà không hỗ trợ việc tích hợp ngữ nghĩa của các dữ liệu này, truy nhập trạng thái tài nguyên và dịch vụ, không tiên đoán, nhận ra, chẩn đoán các vấn đề gián tiếp xảy ra do các sự thay đổi trạng thái này, hay cung cấp khả năng xác thực người dùng và dịch vụ, mà không suy ra các người dùng hay dịch vụ cụ thể có đáng tin cậy để thực hiện các thao tác nhất định hay không. Xét trên khía cạnh này, lưới hoàn toàn là cơ bắp mà không có trí tuệ.

Ngược lại, cộng đồng tác tử tập trung vào khía cạnh “trí tuệ”: các phần mềm giải quyết vấn đề một cách tựđộng, có thể hoạt động một cách linh hoạt trong các môi trường không chắc chắn và động.

Đối với các hệ tác tử, để xây dựng các khả năng linh hoạt và phức tạp, môi trường phân tán thực sự, các mối quan hệ xã hội và cấu trúc các tổ chức xem như là đã có sẵn. Chẳng hạn, các môi trường phát triển tác tử cung cấp các khả năng suy diễn phức tạp bên trong, mà không hỗ trợ việc tương tác an toàn hay tìm kiếm dịch vụ; các giải thuật cộng tác hướng đến các kết quả tối ưu về mặt xã hội, mà giả sử rằng các tác tử đã có toàn bộ tri thức cần thiết, các giải thuật thương lượng nhằm đạt các kết quả tối ưu cho tất cả các tác tử tham gia, nhưng lại giả sử rằng tất cả các thành phần trong hệ thống đều được biết đến khi bắt đầu quá trình thương lượng và không thay đổi trong quá trình vận hành hệ thống. Do đó, có thể nói rằng các tác tử hoàn toàn là “trí tuệ” mà không có cơ bắp.

Như vậy, có hai vấn đề cần giải quyết. Đối với lưới, để hiệu quả trong việc đạt mục tiêu, cần có thêm khả năng ra quyết định linh hoạt, phi tập trung. Còn đối với tác tử, cần một môi trường phân tán mạnh cho phép chúng khám phá, triệu gọi, liên kết và quản lý các khả năng cần thiết để thực thi các quyết định.

Sự hội tụ giữa công nghệ lưới và công nghệ tác tử là rất rõ ràng. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ tác tử vào môi trường lưới là một hướng nghiên cứu rất hứa hẹn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo mật trong môi trường lưới với tiếp cận hướng tác từ pptx (Trang 78 - 79)