Các chính sách bảo mật trong môi trường lướ i

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo mật trong môi trường lưới với tiếp cận hướng tác từ pptx (Trang 30 - 32)

Sau đây là các chính sách bảo mật giải quyết các yêu cầu trình bày ở phần trên.

1. Môi trường lưới bo mt đa min: Do lưới là một tập hợp không đồng nhất của các người dùng và tài nguyên cục bộ, cho nên các chính sách bảo mật cục bộ dành cho các tài nguyên và người dùng cũng khác nhau, chính sách bảo mật lưới phải đảm bảo tích hợp được tất cả các tập hợp không đồng nhất này. Nói chung, môi trường lưới không hạn chế hay không ảnh hưởng tới các chính sách bảo mật địa phương, nhiệm vụ của chính sách bảo mật lưới là phải tập trung điều khiển các tương tác liên miền, ánh xạ các hoạt động liên miền vào trong các chính sách bảo mật địa phương. Ví dụ trong cơ sở hạ tầng lưới, các hoạt động liên miền được thực hiện bởi các chủ thể sở hữu một giấy chứng nhận lưới theo chuẩn X509. Trong từng miền cụ thể, các giấy chứng nhận này sẽđược

ánh xạ tương ứng với một người dùng cục bộ nào đó thông qua một file ánh xạ (grid-mapfile), là một bản ghi chứa tên người dùng cục bộ và định danh của giấy chứng nhận đó.

2. Hot động lưới hn chế trong đơn min qun tr: Mặc dù lưới là một tập đa miền quản trị, tuy nhiên các hoạt động đa miền lại phải tuân theo các chính sách bảo mật địa phương trên đơn miền quản trị. Nói cách khác, không có hoạt động bảo mật hay dịch vụ lưới nào được đưa vào các hoạt động địa phương thông qua các chính sách bảo mật của lưới. 3. Các ch th toàn cc và cc bđều tn ti: Tại mỗi đơn miền quản trị

đều tồn tại hai chủ thể trên, và chính sách để ánh xạ từ một phần tử toàn cục vào phần tử cục bộ. Ví dụ, mỗi người dùng đều có hai tên, một tên toàn cục để hoạt động trên tất cả các tài nguyên, và một tên cục bộ trên mỗi tài nguyên. Ánh xạ tên toàn cục vào tên cục bộ tạo khả năng đăng nhập một lần (single-sign-on) trên môi trường lưới. Trong cơ sở hạ tầng lưới GSI, tên toàn cục chính là tên định danh của giấy chứng nhận X509, và tên cục bộ là tên người dùng trong hệđiều hành.

4. Chng thc đa phương: Hoạt động giữa các thực thểđịnh vị trong các miền tin tưởng khác nhau đòi hỏi chứng thực đa phương, bảo đảm cho sự an toàn và bí mật của các hoạt động. Ví dụ như trong dịch vụ truyền file GridFTP, cả client và server đều phải chứng minh định danh của mình trong lưới, client đòi hỏi server có định danh như mình mong muốn không, còn server sẽ kiểm tra danh sách các định danh client, xem client có quyền đăng nhập vào server để sử dụng dịch vụ truyền file không.

5. Mi đối tượng toàn cc được ánh x vào đối tượng cc b được coi như chúng đã qua chứng thực địa phương trên đối tượng cục bộđó.

6. Tt c các quyết định điu khin được đưa ra đều là cc b hay dựa trên cơ sở của đối tượng cục bộ, hay không có một quyết định điều khiển nào là toàn cục, áp dụng cho tất cả các tài nguyên cục bộ. Ví dụ, một người dùng lưới có thể sử dụng dịch vụ truyền file GridFTP tại một tài nguyên này, nhưng tại các tài nguyên khác trong lưới, anh ta sẽ không có quyền truy nhập. Anh ta không thể ra lệnh truyền file cho toàn bộ các tài nguyên trong lưới.

7. Có th dùng chung tp giy chng nhn với các chương trình thay mặt cho cùng một tiến trình, chạy trên cùng một chủ thể trong cùng một miền tin tưởng. Nhưđã biết, tính toán lưới liên quan tới hàng trăm tiến trình chạy trên một tài nguyên đơn. Chính sách này cho phép mở rộng cho các ứng dụng song song có kích thước lớn, bằng cách tránh các yêu cầu phải tạo một giấy chứng nhận duy nhất cho mỗi tiến trình, mà cho phép các tiến trình song song này dùng chung một tập các giấy chứng nhận.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo mật trong môi trường lưới với tiếp cận hướng tác từ pptx (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)