GT4, OGSA và WSRF

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo mật trong môi trường lưới với tiếp cận hướng tác từ pptx (Trang 39 - 42)

2.1.1.1. Globus Toolkit 4

Globus Toolkit là một bộ công cụ được phát triển bởi Globus Alliance [12], nó được sử dụng để phát triển các ứng dụng lưới. Bộ công cụ bao gồm một số các dịch vụ ở mức cao để giúp việc phát triển các ứng dụng lưới,

chẳng hạn bảo mật, khai phá tài nguyên, … Phiên bản mới nhất GT4 hiện tại triển khai các thành phần cốt lõi dựa trên OGSA.

2.1.1.2. Kiến trúc dịch vụ lưới mở (Open Grid Services Architecture- OGSA)

Một ứng dụng lưới thường gồm nhiều thành phần, dịch vụ khác nhau, như dịch vụ quản lý tổ chức ảo, dịch vụ quản lý và khám phá tài nguyên, dịch vụ quản lý công việc… Ngoài ra, các dịch vụ lưới lại thường xuyên tương tác với nhau. Càng nhiều dịch vụ, số tương tác giữa chúng càng tăng và sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Nếu mỗi dịch vụ có các cách thức khác nhau để tương tác với các dịch vụ khác thì vấn đề giao tiếp giữa các dịch vụ lưới trong một hệ thống sẽ rất phức tạp. Do đó, điều cần thiết là phải có chuẩn chung định nghĩa giao diện chung cho mỗi loại dịch vụ.

OGSA được phát triển bởi Global Grid Forum[13] nhằm đạt mục tiêu trên. Nó tiêu chuẩn hóa tất cả các dịch vụ thường có trong một ứng dụng lưới bằng các qui định các giao diện chuẩn cho các dịch vụ này.

OGSA cần “dịch vụ có trạng thái (stateful service)”: Khi đưa ra một kiến trúc phân tán mới, ta cần lựa chọn một số phần mềm trung gian phân tán làm nền tảng trên kiến trúc. Trên lý thuyết, có thể lựa chọn bất cứ phần mềm trung gian phân tán nào, chẳng hạn RMI, CORBA hay RPC. Tuy nhiên, công nghệ dịch vụ web đã được lựa chọn do những ưu điểm của nó.

2.1.1.3. Nền tảng dữ liệu dịch vụ web (Web Services Resource Framework - WSRF)

Mặc dù kiến trúc dịch vụ web là sự lựa chọn tốt nhất, nó vẫn có một điểm quan trọng không tương thích với các yêu cầu của OGSA – đó là tính "phi trạng thái", nghĩa là nó không lưu lại kết quả của các lần triệu gọi trước.

WSRF được phát triển bởi OASIS [14]. Nó định nghĩa cách mà ta có thể làm cho dịch vụ web trở nên “có trạng thái", ngoài ra còn bổ sung rất nhiều tính năng hữu ích [7]. Như thể hiện trên hình 2.1, WSRF được phát triển dựa trên kiến trúc dịch vụ web nhằm tạo ra một tiếng nói chung lẫn nhau giữa cộng đồng dịch vụ lưới và cộng đồng dịch vụ web.

Quan hệ giữa OGSA và WSRF rất đơn giản: WSRF cung cấp các dịch vụ có trạng thái mà OGSA cần. Trong hình 2.1, WSRF xác định các dịch vụ có trạng thái. Nói cách khác, OGSA là "đặc tả của ngôi nhà", còn WSRF xác định "bản thiết kế của ngôi nhà đó".

Hình vẽ sau thể hiện quan hệ giữa OGSA, GT4, WSRF và dịch vụ web.

Một phần của tài liệu Luận văn: Bảo mật trong môi trường lưới với tiếp cận hướng tác từ pptx (Trang 39 - 42)