Những tồn tạ

Một phần của tài liệu td111 (Trang 84 - 85)

- Khâu sử dụng: Công ty đã xây dựng định mức vật tư kỹ thuật hợp lý, giúp việc sử dụng NVL được hiệu quả và tiết kiệm Việc xuất vật tư được thực

b. Những tồn tạ

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác kế toán tại Công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

Thứ nhất, về tính giá NVL: Với hàng mua trong nước, Công ty tính giá NVL nhập kho là giá hóa đơn (chưa có thuế GTGT), phần chi phí khoán cho Trung tâm thương mại được hạch toán vào chi phí sản xuất chung trong kì, còn với NVL nhập khẩu thì phần chi phí này lại được tính vào giá thực tế NVL nhập kho. Như vậy việc tính giá NVL nhập kho chưa được thống nhất, và cũng chưa phản ánh chính xác giá thực tế của vật liệu nhập kho, đã vi phạm nguyên tắc Giá gốc hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 2_Hàng tồn kho. Theo chuẩn mực, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho.

Thứ hai, về thủ tục nhập kho NVL: Phiếu nhập kho không được dùng theo đúng quy định. Theo quy định của Bộ tài chính thì Phiếu nhập kho do kế toán vật tư lập, sau đó người giao hàng đem hàng cùng phiếu nhập kho xuống kho để thủ kho làm thủ tục nhập kho, và thủ kho sử dụng phiếu nhập kho làm căn cứ để ghi thẻ kho. Tuy nhiên tại Công ty, Thủ kho chỉ dựa vào Hóa đơn GTGT và Biên bản giao nhận hàng với Trung tâm thương mại để nhập kho

NVL và ghi thẻ kho. Phiếu nhập kho chỉ được lập trên phòng kế toán Công ty để phục vụ cho việc vào các sổ sách có liên quan tới NVL.

Thứ ba, về hạch toán chi phí khoán cho Trung tâm thương mại: Do phần mềm kế toán máy chưa hoàn thiện, để hạch toán phần chi phí khoán vào giá thực tế NVL nhập kho, kế toán phải thông qua TK 6272 (Nợ TK 152/ Có TK 6272 và Nợ TK 6272/ Có TK 336). Việc định khoản như vậy không phản ánh đúng bản chất kinh tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Thứ tư, Công ty không theo dõi hàng mua đang đi đường

Tại Công ty, khi Trung tâm thương mại nhận được cả hàng cùng các hóa đơn, chứng từ liên quan, thủ kho mới cho nhập kho và kế toán mới phản ánh vào sổ sách. Công ty không sử dụng TK 151 “Hàng mua đang đi đường” nên Công ty chỉ theo dõi NVL đã thực tế nhập kho. Tuy nhiên trong trường hợp Công ty tiến hành thu mua NVL trong tháng, và đã nhận được hóa đơn, chứng từ thanh toán của bên bán, Công ty đã thanh toán hay chưa chấp nhận thanh toán cho bên cung cấp, lúc này số NVL mua trên đã thuộc quyền sở hữu của Công ty. Nhưng cuối tháng vì một lí do nào đó hàng chưa về tới kho, vì thế nên số NVL này cũng không được phản ánh, theo dõi trên tài khoản nào, cho thấy công tác kế toán NVL chưa được đầy đủ, chính xác.

Thứ năm, Công ty không trích lập Dự phòng giảm giá hàng tồn kho,

trong khi đó giá cả NVL trên thị trường thường xuyên biến động (đặc biệt những NVL chính mà Công ty sử dụng như Bột PVC, sắt, thép...), do đó sẽ ảnh hưởng tới chi phí NVL và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Hơn nữa, những loại NVL nhập khẩu, hay khan hiếm trên thị trường Công ty thường dự trữ với khối lượng lớn do đó khó tránh khỏi những thiệt hại về mặt giá trị gây ảnh hưởng tới giá thành sản xuất sản phẩm và vấn đề tài chính của Công ty.

Một phần của tài liệu td111 (Trang 84 - 85)