c. Các tuyến đường vận chuyển
3.7.5. Hệ thống thông tin liên lạc của WFP tại Somal
Trong các hoạt động cứu trợ, hệ thống tin hiệu quả là một điều vô cùng cần thiết. Nó giúp cho các cơ quan cứu trợ có thể đưa ra các dự báo, đánh giá kịp thời, đồng thời đưa ra các giải pháp thích hợp. Hơn nữa, nó còn giúp cho các nhân viên rất nhiều trong hoạt động trao đổi thông tin . Khác với hệ thống thông tin của các chuỗi cung ứng thương mại hiện đại thì tại các quốc gia cứu trợ - thường là các quốc gia nghèo đói hoặc bị gánh chịu thiên tai CSHT rất yếu kém hoặc bị thiên tai tàn phá nên hệ thống thông tin liên lạc ở đây hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Để giải quyết tình hình này thì WFP xây dựng riêng cho mày một hệ thống thông tin hỗ trợ tại các nơi diễn ra hoạt động cứu trợ.
Hệ thống gởi thông tin từ các vùng sâu vùng xa (DFMS)
DFMS là một hệ thống thư điện tử, là một mạng lưới thông tin liên lạc hoàn toàn của các cơ quan cứu trợ và là một yếu tố thiết yếu trong hoạt động khẩn cấp của WFP.
DFMS là mạng lưới thông tin liên lạc mở rộng nhất của cơ quan cứu trợ ngày nay và được sử dụng tại 80 văn phòng của WFP trên thế giới. Với tính lưu động và độ tin cậy của mình DFMS đã trở thành một trong những lựa chọn khả thi trong các cơn khủng hoảng.
Hệ thống viễn thông tăng cường (ETNet)
ETNet được ví như là “cột trụ về thông tin liên lạc” của WFP, giúp kết nối các địa điểm diễn ra hoạt động cứu trợ chính với mạng lưới của LHQ.
Được xây dựng xung quanh một hệ thống vệ tinh, ETNet mang đến những âm thanh đáng tin cậy, tiết kiệm chi phí và sự kết nối thông tin thông qua điện thoại, email và hội thảo bằng video.
Nó kết nối các địa điểm diễn ra hoạt động cứu trợ và mạng lưới của LHQ. Nó còn đóng vai trò như là huyết mạch thông tin liên lạc chính hỗ trợ cho các công cụ thông tin liên lạc khác bao gồm cả DFMS.
Được lập ra vào năm 1999, ETNet kết hợp chặt chẽ với các mạng lưới về thông tin mà LHQ hiện có. Nó được trông chờ là sẽ phục vụ cho hơn 20 trung tâm diễn ra hoạt động cứu trợ chính của WFP.
Các đội phản ứng nhanh
Các hệ thống thông tin của WFP có thể được lắp đặt trong các tính huống khẩn cấp ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhờ vào các lực lượng chuyên gia về viễn thông và công nghệ thông tin.
Có trụ sở đặt tại Châu Phi và Châu Á, các kỹ sư và chuyên gia của WFP có thể được gởi đi đến các nơi diễn ra hoạt động cứu trợ cùng với tất cả các thiết bị cần thiết để giúp cho việc công tác kết nối thông tin của WFP trong 24 giờ.
Ngoài ra, trong suốt hoạt động cứu trợ, do đòi hỏi từ các cơ quan, tổ chức hiến tặng, WFP phải minh bạch hóa thông tin nên WFP có thể thông qua hình thức thông tin đại chúng để trao đổi thông tin như : internet, email, truyền hình, báo đài, radio, vệ tinh …