c. Các tuyến đường vận chuyển
3.4.7.2. Phương tiện vận chuyển:
Phương tiện vận chuyển trong chuỗi rất đa dạng và phong phú, từ thô sơ đến hiện đại, và rất hiện đại (phương tiện của quân đội)
Khi quyết định loại hình và số lượng phương tiện vận tải cần dùng, chúng ta phải xem xét đến bốn yếu tố:
• Bản chất của việc trợ cấp là được vận chuyển;
• Khối lượng và thể tích hàng hóa;
• Nơi gửi tới: khoảng cách bao xa, phương thức: đường thủy, đường bộ hay đường hàng không;
• Tính khẩn cấp của việc giao hàng.
a. Đường thuỷ: Tàu, bè, thuyền…đây là các phương tiện vận chuyển mà WFP sử dụng khi vận chuyển hàng từ các nước viện trợ vào Somali và tại các vùng bị lũ lụt.
Hoạt động vận chuyển hàng hoá của WFP vào bên trong quốc gia Somali được thực hiện bởi hãng vận chuyển TNT. WFP và TNT có quan hệ hợp tác truyền thống trong các hoạt động cứu trợ. TNT là một tập đoàn lớn của Mỹ về logistics, hãng này có một bộ phận chuyên lo về các hoạt động vận chuyển, và dịch vụ logistics phục vụ cứu trợ của chính mình và cho nhiều tổ chức nhân đạo, tổ chức phi chính phủ…
Hàng hoá của WFP được đưa vào Somali qua cảng chính của Kenya và 3 cảng: Mogadishu; Merka; Kisimaya tại Somali, được vận chuyển bằng các tàu trên biển.
Như trình bày ở phần trên về vị trí tập kết hàng tại Somali là các cảng lớn. Các cảng này nằm trên các trục giao thông và đường thuỷ nội bộ chính của quốc gia này. Từ đây, hàng hoá được vận chuyển bằng thuyền nhỏ, xà lan dễ dàng đến các điểm phân phối mở rộng cấp II, III.
Về đường vận chuyển bằng đường thuỷ, chỉ gặp khó khăn ở các điểm phân phối nhỏ lẻ sâu vào bên trong các khu tị nạn đơn lẻ, nơi có những người dân nghèo đói đến nỗi không
có khả năng tự đi lấy lương thực…WFP đã sử dụng các cano cứu trợ của mình phối hợp với các thuyền và ghe nhỏ của người dân địa phương…
b. Đường hàng không: sử dụng máy bay các loại, máy bay dân dụng và máy bay quân sự, máy bay trực thăng… việc quyết định lựa chọn phương thức vận chuyển qua đường hàng không phụ thuộc vào đặc điểm của hàng hoá, tính khẩn cấp của vùng cần được cứu trợ…Tại phía Bắc Somali do không thể vận chuyển bằng đường biển (không có cảng), mà phướng thức vận chuyển hàng bằng đường bộ từ miền Nam vào cũng không thể thực hiện được, do hai phe ở hai miền đang có chiến tranh do đó máy bay được sử dụng trong trường hợp này…
Máy bay còn được sử dụng ở miền Nam Somali khi các phương tiện vận tải khác không tiếp cận được đến vùng có nạn đói xảy ra, hoặc tình hình bất ổn, chiến tranh cắt ngang giữa vùng cần nhận lương thực và trung tâm phân phối hàng. Trong các trường hợp như vậy WFP thường nhờ đến các máy bay quân sự hoặc máy bay của hãng thuê mướn.
Việc vận chuyển hang hoá bằng máy bay rất tốn kém nhưng nó giải quyết được tính khẩn cấp của hoạt động cứu trợ.
c. Đường bộ: các phương tiện như xe tải hạng nhẹ, tải hạng nặng, xe thồ, ngựa, lừa, voi…
Như đã đề cập trong phần đầu: chuỗi cung ứng cứu trợ tại Somali và một số các quốc gia khác ở Châu phi, sử dụng các phương tiện vận tải từ thô sơ đến hiện đại. Việc vận chuyển hàng hóa giữa các khu phân phối mở rộng trên các trục đường chính vào mùa khô sẽ dùng các xe tải hạng nặng, từ các khu phân phối lớn này khi vận chuyển đến các điểm phân phối nhỏ lẻ cấp II và III sẽ sử dụng những phương tiện linh hoạt hơn, như các xe tải nhỏ.
Với đặc điểm về tự nhiên và cơ sở hạ tầng, những vùng đất chưa tìm ra được đường đi, đoàn vận chuyển vừa đi vừa tìm dò đường, lúc này ngựa, lừa và voi… là các phương tiện hữu hiệu.
Các phương tiện vận tải đường bộ tại Somali đa số là cũ và trong tình trạng không sử dụng được và rất tốn nhiên liệu. Trong quá trình vận chuyển thường xuyên xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến toàn đoàn và toàn tuyến đường.
Mức nhiên liệu trung bình cho 100 km
Động cơ xăng Động cơ Diesel
Lọai xe Trung bình (lít) Lọai xe Trung bình (lít)
Sedan 8-12 Xe vận tải nhỏ đơn
giản
10-13
Xe vận tải nhỏ 14-17 Xe vận tải nhỏ 4 * 4 13-16
Land Cruiser 21-27 Xe tải nhỏ(3.5 – 8tấn) 18-28
Xe bus nhỏ 15-18 Xe tải lớn 35-50
Land Cruiser 14-17
Công suất vận chuyển trên bộ
Phương tiện Khả năng bốc/dỡ
Ô tô đúng tiêu chuẩn 30 tấn (52 m3)
Container 20 Feet/6.1 m đúng tiêu chuẩn 18 tấn (30 m3) Container 40 Feet/12.2 m đúng tiêu chuẩn 26 tấn (65 m3)
Xe tải dài có rơ moóc 22 tấn
Xe tải dài có khớp nối 30 tấn
Xe tải trung bình 6-8 tấn
Dụng cụ nâng/cẩu (4x4) bằng sức người 1 tấn
Vác bằng đầu hoặc vai 20-35 kg
Vác bằng lưng 35-70 kg
Sức kéo của súc vật ( 1 con)
Lạc đà 200-300 kg
Lừa 50-120 kg
Ngựa 100-150 kg
Xe kéo bằng sức của súc vật (kéo bằng 1 con)
Lừa 200-400 kg
Ngựa Lên đến 1,200 kg
Bò 500- 1,000 kg
• Đoàn xe hộ tống và xe lưu động:
tránh tốn thời gian và đưa ra nhiều kế hoạch. Điều này khiến người ta có cảm giác đường đi xa xôi, điều kiện nguy hiểm-lộ trình trên sa mạc, thời tiết khắc nghiệt, những ngọn núi hiểm trở. Tình trạng cấm vận hay những cuộc nổi loạn. Điều này rất cần thiết cho những xe lớn tập trung thành nhóm.
-Trong những trường hợp chắc chắn, các tổ chức khác nhau nỗ lực kết hợp và sử dụng những xe lưu động để trợ giúp vận chuyển cho những vùng đang hoạt động.
• Máy bay hộ tống
Ngoài việc sử dụng các đoàn xe hộ tống, trong quá trình vận chuyển hàng đến các nơi cần cứu trợ, các đoàn xe luôn có một trực thăng làm nhiệm vụ hộ tống trên đường đi. Với việc có một trực thăng luôn ở trên cao làm nhiệm vụ quan sát tình hình giúp đảm bảo sự an toàn hơn trong suốt chặng đường đi.
• Những biện pháp an toàn cơ bản:
Những hoạt động khẩn cấp diễn ra trong điều kiện như tuyến đường bị phá hủy, những nhóm vũ trang nổi dậy hay tình hình chính trị xã hội bất ổn. Vì vậy cần chú trọng và tăng cường an ninh và bảo vệ. Những đoàn vận chuyển trong nội địa Somali, đặc biệt là tại khu vực nội chiến, thì các đoàn xe được hộ tống bởi lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và khối quân sự Nato.
• Những nguyên tắc cơ bản phải được tuân theo để bảo đảm cho đoàn cứu trợ đến đích an toàn. Những biện pháp sau đây không chỉ áp dụng cho đoàn xe cứu trợ mà còn cho cả những phương tiện cá nhân khác.
• Những chiếc xe được sử dụng phải có khả năng hoạt động tốt và được kiểm tra kĩ càng trước khi khởi hành. Nhất là vấn đề bảo trì xe trong thời gian gần nhất.
• Đoàn xe cứu trợ phải làm việc dưới sự chỉ đạo của những người có năng lực chỉ huy, tính kỉ luật và ra quyết định trong trường hợp máy móc gặp sự cố, tai nạn hay rủi ro về an ninh. Khi xe lưu động cùng hoạt động trong cùng một tổ chức họ phải kết hợp với nhau trước mọi vấn đề liên quan đến việc chỉ đạo và ra quyết định trong suốt cuộc hành trình.
• Chuẩn mực về hành vi, tính cách
• Trong cuộc hành trình bao gồm cả những địa điểm dừng chân
• Mối quan hệ với nhà chức trách trên suốt hành trình. Mặc dù những đòan cứu trợ trông như một khối thống nhất nhưng quan trọng là phải thống nhất giữa sự phản đối hay tán thành của họ.
• Thẻ ID, giấy đăng kí xe, chứng từ vận chuyển hàng hóa đã được kí phải theo order và lên boong tàu trong suốt chặng đường. Những người lái xe phải mang theo bản sao Manifest và một giấy phép chính từ tổ chức để vận chuyển hàng hóa. Điều này được yêu cầu bởi các nhà chức trách.
• Khi qua đường biên giới một quốc gia, trước hết phải có sự dàn xếp với các nhà chức trách của các quốc gia liên quan để thuận tiện cho thông quan. Những tài xế và nhân viên trong đoàn phải được tuyển chọn kĩ lưỡng để đảm bảo không ai phải quay trở lại hay đối mặt với điều kiện nguy hiểm ở nước đến vì lý do sắc tộc, tôn giáo hay mâu thuẫn quốc gia.
• Khi lộ trình phải đi qua những khu vực bị cấm vận. Do vậy, cần thiết phải xin được giấy thông hành của những nhà chức trách trong khu vực này đồng thời phải bảo đảm an toàn.
Trong trường hợp bị di tán phải có đội ngũ y tế đồng hành cùng đàn cứu trợ. Đoàn nên mang theo các thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe trong suốt chặng đường. Nước, thức ăn và những nguồn cung ứng khác để đảm bảo sức khỏe cho họ. Bất kì đoàn xe cứu trợ hay xe cá nhân nào cũng phải mang theo công cụ y tế và những công cụ khác để đề phòng bất trắc xảy ra trên đường đi như băng cá nhân, nước, mền và thức ăn.
Nếu trong đoàn xe cứu trợ bao gồm những chiếc xe chở hàng hóa nguy hiểm như nhiên liệu. Trong đó phải có ít nhất một chiếc xe nhỏ có khả năng di chuyển lên xuống nhanh theo hướng phía trước và sau đoàn cứu trợ. Để giúp các xe khác đuổi kịp và chạy cùng nhau đồng thời luôn kiểm tra bất kì thông điệp nào khi gặp sự cố về thiết bị thông tin liên lạc. Đoàn cứu trợ bao gồm sự hộ tống của xe cá nhân, y tế và những thợ máy.
Việc thả hàng hóa từ máy bay là một kỹ thuật của quân đội được sử dụng trong những tình huống đặc biệt quan trọng hoặc cấp bách. Một số loại máy bay như máy bay quân sự C-130 hay C-141 có thể mở cửa khoang hàng hóa ở phía đuôi và hàng hóa chất trên các khay được đẩy ra ngoài. Hàng hóa này có thể dùng dù – được gọi là thả hàng bằng Hệ thống phân phát hàng, hay có thể đơn giản chỉ là thả hàng xuống mặt đất (được gọi là “thả bom thực phẩm”).
Hàng hóa được chằng buộc để thả bằng dù là một kỹ thuật đặc biệt mà có thể bảo vệ hàng hóa không bị phá hủy hay tổn thất. Hoạt động cung cấp sự tiện nghi thấy rằng nước đóng chai thường bị bể tung khi dù được bung ra và khi mà các món hàng được ràng quấn chặt vào các vật nặng. Khi những người chằng buộc hàng có kinh nghiệm hơn thì những vấn đề như vậy và những vấn đề khác được giải quyết và việc thả hàng đóng vai trò quan trọng cho công tác cứu trợ. Việc thả hàng hóa không bằng dù được. Quân đội triển khai một hệ thống giúp tối thiểu việc tổn thất hàng hóa bằng cách thả từ độ cao 700 feet với một hệ thống chằng buộc hàng hóa cho phép các túi thực phẩm tách ra từng phần và rơi xuống đất từng cái một. Mặc dù được thả bằng dù nhưng các khay đựng hàng cung ứng va vào mặt đất ở tốc độ rất cao, cho nên phương pháp này được sử dụng cho các hàng hóa như là các bao ngũ cốc. Điều này rất nguy hiểm cho những người dưới mặt đất bởi vì họ thường chạy về phía các máy bay đang thả hàng