Thương thuyết chiến lược

Một phần của tài liệu tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển (Trang 69 - 70)

Đây là phương pháp sử dụng trong kinh doanh và hoạch định chính sách. Mục đích của phương pháp là:

• Đạt được sự thỏa thuận về phương án tối ưu nhằm giải quyết nhiều vấn đề phát triển bền vững.

• Quyết định được các thỏa thuận về trách nhiệm của các nhóm quyền lợi và đòi hỏi các nhóm phải thực thi các hành động của họ.

Thương thuyết chiến lược là một quá trình đối thoại, được triển khai tết khi tất cả các bên đều có mức độ đồng đều về thông tin, kỹ năng truyền thông và quyền lực. Trên thực tế ít gặp những điều kiện như vậy. Vì thế, quá trình thường phát triển dần dần: hàng loạt cuộc đối thoại, di chuyển dần dần từ sự chia sẻ thông tin đến đối thoại được, rồi đến thương thuyết chiến lược.

Phương pháp thương thuyết chiến lược gm 4 bước cơ bn:

• Chia sẻ thông tin: các bên chia sẻ thông tin và xây dựng hiểu biết chung về mục tiêu của thương thuyết.

• Đánh giá quan điểm: các bên cùng đánh giá quan điểm của nhau và làm sáng tỏ các vấn đề cần xem xét và các trở ngại chủ yếu.

• Xây dựng thỏa thuận: bao gồm một chuỗi đối thoại và thỏa hiệp giữa các bên, yêu cầu các bên phải lùi ở điểm này và xem

xét các thỏa thuận của chính mình trước khi đi đến thỏa hiệp cuối cùng.

• Hoàn tất thỏa thuận: bản thỏa thuận phải xây dựng từng hạng mục chi tiết. Làm rõ chức trách và cơ chế giám sát cũng như tính toán. Các hạng mục phải dự thảo dưới dạng thuận lợi cho tất cả các bên sử dụng.

Mặc dù toàn bộ quá trình thương thuyết thu hút nhiều bên, nhưng nên xuất phát quá trình từ những đối thoại song phương. Ví dụ, có thể đối thoại giữa các nhóm quyền lợi trực tiếp và gián tiếp. giữa nhóm quyền lợi và nhóm bên ngoài. Nhóm bên ngoài cần tham gia với hai vai trò: vai trò người thương thuyết chính và vai trò người tổ chức - cổ vũ quá trình.

Nhng điu cn chú ý khi s dng phương pháp thương thuyết chiến lược

• Phương pháp hữu ích khi đối thoại được khởi đầu với các tổ chức chính thức hơn là với các tổ chức (các nhóm) không chính thức.

• Phương pháp hữu ích khi sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình quy hoạch - triển khai - đánh giá.

• Phương pháp hữu ích khi các nhóm đồng nhất. Nếu các nhóm không đồng nhất nên kết hợp với các phương pháp khác.

Một phần của tài liệu tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường và phát triển (Trang 69 - 70)