Thị trường tiêu thụ của Công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường (Trang 48 - 52)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO

3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ

3.2 Thị trường tiêu thụ của Công ty

Thị trường chủ yếu của Công ty là các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất là tỉnh Hải Dương- một tỉnh đang trên đà phát triển lại được đầu tư nhiều nên tốc độ xây dựng của tỉnh nhanh và mạnh. Nhiều công trình được xây dựng nên nhu cầu về vật liệu xây dựng trong đó có gạch và phụ gia xi măng là rất lớn.

Tuy nhiên trong những năm đầu đi vào hoạt động, việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, sản phẩm mới được đưa ra thị trường chưa đủ sức cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành có bề dày kinh nghiệm như Nhà máy gạch Bích Sơn, Nhà máy gạch Hồng Thái...

Để có thể tồn tại bảo đảm cho đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra chiến lược kinh doanh như sau:

- Đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại sản phẩm;

- Tạo ra những mẫu mã mới thường xuyên để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường;

- Nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng; - Hạ giá thành sản phẩm...

Tôn chỉ của Công ty là luôn giữ chữ "Tín", luôn quan tâm chú trọng đến khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, giao dịch với khách hàng niềm nở, phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.

Bởi vậy mà những năm gần đây, Công ty đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên thị trường và ngày càng thu hút nhiều khách hàng thường xuyên đến với Công ty ở khắp các tỉnh thành như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Phòng...

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường được thể hiện qua các báo cáo tài chính qua hai năm 2005, 2006 như sau:

(Đơn vị: 1.000.000 đồng) Bảng cân đối kế toán

Tài sản Năm 2005 Năm 2006

I. Tài sản ngắn hạn 6.325 7.906,25

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.518 2.024

2. Khoản phải thu 1.644,5 2.213,75

3.Hàng tồn kho 3.162,5 3.668,5

II.Tài sản dài hạn 8.981,5 13.915

1. Nguyên giá 12.144 18.342,5

2.Hao mòn (3.162,5) (4.427,5)

Cộng 15.306,5 21.821,25

Nguồn vốn Năm 2005 Năm2006

I.Nợ phải trả 2.277 8.665,25

1. Nợ ngắn hạn 1.012 2.340,25

2. Nợ dài hạn 1.265 6.325

II. Nguồn vốn chủ sở hữu 13.029,5 13.156

2. Lợi nhuận chưa phân phối 253 303,6

3. Các quỹ của Công ty 126,5 202,4

Cộng 15.306,5 21.821,25

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

1. Tổng doanh thu 75.141 77.671

2. Giá vốn hàng bán 69.954,5 71.302,7

3. Chi phí bán hàng 708,4 865,26

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 683,1 1214,4

5. Chi phí lãi vay 170,775 506

6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 3.624,225 3.764,64 7. Thuế thu nhập doanh nghiệp ( 28%) 1.014,783 1.054,0992

8. Lợi nhuận sau thuế 2.609,442 2.710,5409

(Nguồn: Phòng kinh tế)

Qua đó có thể đánh giá tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường như sau:

+ Sự thay đổi của tài sản:

TS2006 - TS2005 = 21.821,25 - 15.306,5 = 6.514,75 (triệu đồng) (TS2006 - TS2005) / TS2005 = 6514,75 / 15.306,5 = 0,4256

Như vậy, tổng tài sản năm 2006 so với năm 2005 đã tăng lên 6.514,75 (triệu đồng), ứng với tốc độ tăng là 42,56%. Tài sản đối với mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi tài sản là các yếu tố kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát mà sẽ đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Tài sản mà doanh nghiệp có được có thể là tự có hay đi vay, đi thuê để sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp nào cũng muốn làm cho tài sản của doanh nghiệp mình ngày một tăng lên. Tài sản của doanh nghiệp tăng tương đương với lợi ích tương lai của doanh nghiệp sẽ tăng. Như vậy đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường việc tài sản năm 2006 tăng với tốc độ 42,56% so với năm 2005 là một dấu hiệu tốt, Công ty rất nên duy trì và phát huy.

+ Một số hệ số về tài sản qua hai năm: - Hệ số đầu tư tài sản cố định= TSCĐ / ∑TS Năm 2005: 8.981,5 /15.306,5 = 0,587

Năm 2006: 13.915 / 21.821,25 =0,638

Hệ số đầu tư tài sản cố định cho biết trong một đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng tài sản cố định. Hệ số này càng cao thì thể hiện Công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định và ngược lại.

- Hệ số hao mòn tài sản cố định = ∑Khấu hao luỹ kế / Nguyên giá Năm 2005: 3.162,5 / 12.144 = 0,26

Năm 2006: 4.427,5 / 18.342,5 =0,24

Hệ số hao mòn tài sản cố định cho biết tình hình cũ, mới của tài sản cố định. Nếu hệ số này càng thấp thì tài sản càng mới và ngược lại.

Nhận xét: Hệ số đầu tư tài sản cố định năm 2006 so với năm 2005 tăng lên, chứng tỏ Công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định trong năm 2006. Mặt khác, hệ số hao mòn tài sản cố định năm 2006 giảm đi so với năm 2005 chứng tỏ tài sản mà Công ty đầu tư trong năm 2006 là tài sản vẫn còn mới.

+ Xác định cơ cấu nguồn vốn:

- Hệ số tự tài trợ =Vốn chủ sở hữu / ∑Nguồn vốn Năm 2005: 13.029,5 / 15.206,5 = 0,85

Năm 2006: 13.156 / 21.821,25 = 0,603

Hệ số tự tài trợ cho biết trong một đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao thì cho thấy nguồn vốn của Công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng cao.

- Hệ số nợ = 1- Hệ số tự tài trợ Năm 2005: 1-0,85 = 0,15 Năm 2006: 1-0.603 = 0,397

Hệ số nợ cho biết trong một đồng nguồn vốn thì có nhiêu đồng là đi vay. Hệ số này càng cao thì cho thấy nguồn vốn của Công ty được tài trợ bởi vay nợ càng cao. Vay nợ nhiều gắn với rủi ro cao, bởi vậy hệ số nợ không nên cao quá 0,5.

Nhân xét: Hệ số tự tài trợ năm 2006 giảm đi so với năm 2005, bên cạnh đó hệ số nợ lại tăng lên, chứng tỏ trong năm 2006 Công ty đã đi vay nợ nhiều hơn. Nhưng sự vay nợ này vẫn chấp nhận được vì hệ số nợ năm 2006 là 0,397 < 0,5. Như đã phân tích thì năm 2006 Công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định và tài sản cố định được mua sắm là vẫn mới. Nên có thể thấy năm 2006 Công ty đã đi vay nợ để đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Phân tích kết quả kinh doanh:

Năm 2005: 2.609,442 / 13.029,5 = 0,2 Năm 2006: 2.710,5408 / 13.156 = 0,21

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2006 đã tăng so với năm 2005. Điều đó là dấu hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần Năm 2005: 2.609,442 / 75.141 = 0,0347

Năm 2006: 2.710,5408 / 77.671 = 0,0349

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngược lại. Đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường thì chỉ tiêu này năm 2006 tăng so với năm 2005 cho thấy dấu hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Qua phân tích các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả kimh doanh của Công ty thì đều cho một kết luận là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006 có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với năm 2005. Điều đó khẳng định Công ty đang hoạt động tốt. Nhưng một điều cần lưu ý đó là trong năm 2006 Công ty có khoản vay nợ tương đối lớn để đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất. Bởi vậy, Công ty phải chú ý sản xuất kinh doanh để khoản vay nợ này không gây cản trở cho công ty trong những năm hoạt động tiếp theo, vì vay nợ phải trả lãi. Công ty có thể tìm nhiều cách khác để huy động thêm vốn: giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, bán cổ phiếu thu hút thêm cổ đông góp vốn...

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w