V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNGMUA BÁN HÀNG HÓA
1. Thương lượng giữa các bên
một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải; (3) giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
1. Thương lượng giữa các bên
Trong đại đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung là gìn giữ mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ.
Giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng giữa các bên rất được ưa chuộng tại một số nước, nhất là các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam. Có lẽ, đó là xuất phát từ quan niệm "dĩ hòa vi quý" đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người châu Á.
Thương lượng có thể được tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng với quá trình tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Đối với thương lượng độc lập: Nghĩa vụ của các bên phải tiến hành thương lượng được quy định trong điều khoản về giải quyết tranh chấp, do đó cũng phải được thực hiện nghiêm chỉnh như mọi điều khoản khác của hợp đồng.
Kết quả thương lượng được coi như một thỏa thuận mới về vấn đề tranh chấp, các bên phải thi hành tự nguyện thỏa thuận đó theo quy định của pháp luật áp dụng về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng;
Nếu thương lượng được tiến hành trong khuôn khổ tố tụng Trọng tài hay tố tụng tư pháp, thì theo yêu cầu của các bên, trọng tài viên, thẩm phán có thể ra văn bản công nhận kết quả thương lượng. Văn bản này có giá trị như một quyết định của Trọng tài hay Tòa án.