Quan điểm về thu hút FDI của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Thu hút ĐTTTNN của EU vào Việt Nam (Trang 93 - 95)

Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI từ EU vào Việt Nam

3.2 Quan điểm về thu hút FDI của Đảng và Nhà nước

Trong Nghị quyết đại biểu toàn quốc khẳng định “trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta một thành phần mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong những năm gần đây: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hộI chủ nghĩa, của phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh (ĐCSVN: VKĐHĐBTQ lần thứ 9, NXB. Chính trị quốc gia, HN, 2001, tr 31). Ở đây Đảng đã thể hiện sự coi trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và xem nó như một bộ phận, một nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xây dựng gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài”(tr 99). Đồng thờI, ở trang 239 còn khẳng định nnhững đóng góp của thành phần kinh tế này trong sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước: “Trong thời gian qua FDI đã đóng vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta (1996 -2000), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện đạt 10 tỷ USD”,

“các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, khoảng 23 % kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) và đóng góp trên 12% GDP cả nước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 35 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp làm việc cho các ngành xây dựng, thương mại và dịch vụ liên quan, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quả lý và mở rộng thị trường”.

Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị lần thứ 9 BCHTW (khoá IX) tháng 1/2004: “tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… thực sự coi kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.” (ĐCSVN: VKĐH lần thứ 9 BCHTW (khoá IX), NXB.Chính trị quốc gia, HN, 2004, tr 94).

Trên thực tế Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện nhiều công cụ, biện pháp để thành phần kinh tế có vốn FDI phát triển. Cụ thể là việc ban hành luật pháp và chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, về quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư,… Đặc biệt, Đảng và Nhà nước ta tham gia tích cực vào ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm tạo hành lang pháp ký thông thoáng cho các nhà đầu tư. Năm 2006, với việc Việt Nam là thành viên của WTO và luật đầu tư chung có hiệu lực đã tạo ra một hành lang thông thoáng hơn nữa cho thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ trong thờI gian tới.

FDI chiếm hơn 20% vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 14% GDP, hơn 1/3 kim ngạch XK (không kể dầu thô), đóng góp 1 tỷ USD/ năm vào ngân sách, tạo việc làm cho hang vạn lao động. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng một vai trò rất quan trọng và là một động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo, trong giai đoạn 2006 – 2010, để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, Việt Nam cần thu hút 23 – 25 tỷ USD vốn FDI đăng ký với 17,5 – 19 tỷ USD thực hiện (viện kinh tế thế giới).

Một phần của tài liệu Thu hút ĐTTTNN của EU vào Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w