Giai đoạn EU từ 1tháng 11 năm 1993 đến trước ngày 1 tháng 5 năm 2004 (hay giai đoạn EU-15)

Một phần của tài liệu Thu hút ĐTTTNN của EU vào Việt Nam (Trang 41 - 48)

tháng 5 năm 2004 (hay giai đoạn EU-15)

2.1.1.1 EU từ liên minh hải quan đến thị trường thống nhất

Hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu EC được ký kết tại Roma ngày 25/3/1957, đặt ra những nền tảng cho sự liên kết chặt chẽ hơn nữa các dân tộc Châu Âu với mục tiêu chính:

- Đảm bảo chắc chắn các thành tựu về kinh tế - xã hội của các nước thành viên và cùng nhau hành động nhằm xoá bỏ các rào cản chia cắt Châu Âu.

- Tăng cường liên kết kinh tế và đảm bảo sự phát triển hài hoà, giảm bớt sự khác biệt giữa các vùng và sự lạc hậu của các vùng kém phát triển.

- Gắn kết các nguồn lực để bảo vệ và củng cố hoà bình, tự do, kêu gọi các dân tộc khác ở Châu Âu cùng chia sẻ ý tưởng này và tham gia vào các nỗ lực của cộng đồng.

* Xoá bỏ các rào cản nhằm đảm bảo sự tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao động trong thị trường thống nhất. Năm 1968, sáu nước thành viên sáng lập EC đã hình thành kế hoạch dỡ bỏ những rào cản thuế quan. Đến tháng 7/1968, tạo nên một hàng rào thuế quan thống nhất xung quanh lãnh thổ cộng đồng đối với tất cả các hàng hoá nhập khẩu từ các nước ngoài. Đây là hệ thống cần thiết đặc biệt cho thương mại quốc tế của các nước thành viên được công bằng, không lạm dụng do vẫn còn tồn tại những khác biệt lớn trong biểu thuế nhập khẩu từ những nước thứ 3 giữa các nước thành viên. Với hai sự kiện này đã đánh dấu sự thành lập của Liên minh hải quan, kết thúc một giai đoạn của quá trình liên kết kinh tế khu vực.

Năm 1992, thị trường thống nhất được hoàn thiện, lúc này không còn tồn tại bất cứ hạn chế số lượng nào trong liên minh. Tuy nhiên, với sự kiện Liên minh hải quan đã được hình thành, các hạn chế số lượng được xoá bỏ, trên thực tế vẫn tồn tại những cản trở việc tự do luân chuyển hàng hoá trong cộng đồng, đó là những rào cản kỹ thuật hay phi thuế quan hết sức phức tạp, nó còn được gọi là những rào cản thể chế, xuất phát từ những khác biệt giữa các thành viên về luật pháp, quy định, chính sách trợ giá… Để xoá bỏ các rào cản kỹ thuật cuối 1985 Uỷ ban Châu Âu phát hành sách trắng về hoàn thiện thị trường thống nhất Châu Âu với 282 giải pháp nhằm xoá bỏ các rào cản về lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn, lao động, hoàn tất thị trường nội khối vào 31/12/1992, dựa trên hệ thống song hành mới. Một mặt, các qui định, các tiêu chuẩn về sản xuất và tiêu thụ ở các nước cần đáp ứng các yêu cầu nhằm đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho cộng đồng. Mặt khác, các nước thành viên phải cùng việc ban hành các luật lệ, quyết định liên quan đến các rào cản kĩ thuật và phải thừa nhận những quy định về tiêu chuẩn của nhau, nếu đáp ứng được các đòi hỏi tối thiểu trên. Chỉ trong trường hợp cần thiết việc

hoà hợp tiêu chuẩn kĩ thuật mới cần đệ trình lên uỷ ban và toà án Châu Âu để tham chiếu các tiêu chuẩn Châu Âu. Với hệ thống song hành này đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thị trường thống nhất.

Ngoài ra, trong Hiệp ước Rome còn qui định các cá nhân được đảm bảo tự do di chuyển chọn việc làm và bảo đảm các điều kiện xã hội tối thiểu ở bất cứ nước thành viên nào mà họ cư trú. Các nước thành viên được tự do cung cấp dịch vụ liên quan tới hoạt động có tính giới hạn về thời gian và tính chất xuyên biên giới giữa các nước thành viên. Hơn nữa một qui định giúp hoàn thiện thị trường thống nhất đó là được tự do luân chuyển vốn và thanh toán. Trong qui định này cho phép các doanh nghiệp cũng như các cá nhân được mở tài khoản ở bất cứ đâu trong liên minh và được phép chuyển một lượng vốn không hạn chế giữa các nước thành viên.

* Chính sách cạnh tranh của thị trường thống nhất

Các nước thành viên trong liên minh có quyền hạn rộng rãi trong việc tự quyết định mức độ can thiệp của mình vào nền kinh tế. Tuy nhiên có sự can thiệp của cộng đồng. Như vậy chính sách cạnh tranh của EU liên quan không chỉ tới hoạt động của các doanh nghiệp mà còn tới hoạt động của các nước thành viên. Nền tảng cơ bản của chính sách cạnh tranh của EU là dựa vào các diều khoản về cạnh tranh từ điều khoản 85 đến 94 của hiệp ước Rome, sau này là điều khoản 81 đến 89 trong hiệp ước thống nhất năm 1965 (thống nhất Cộng đồng Than – Thép, Cộng đồng Năng lượng nguyên tử và Cộng đồng kinh tế Châu Âu) được giữ nguyên trong Hiệp ước Maastricht năm 1992.

- Chống độc quyền và lạm dụng vị trí độc quyền của doanh nghiệp, bao gồm các công ty tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước.

- Kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các nước thành viên. Kiểm soát hỗ trợ nhà nước của các nước thành viên.

Việc thành lập thị trường thống nhất cùng với việc phát triển khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã góp phần thúc đầy vào quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của EU theo hướng tăng dần tỷ lệ dịch vụ.

Bảng 3 cơ cấu kinh tế của EU, Mỹ, Nhật

Khu vực Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1988 1997 1988 1997 1988 1997

EU-15 3,1 2,1 35,3 30,3 61,8 67,4

Mỹ 1,8 1,6 28,8 25,2 69,4 73,2

Nhật 2,6 1,7 39,0 35,6 58,5 62,7

Nguồn Eurostat và OECD (trích tại “ các nước Đông Âu gia nhập liên minh Châu Âu- Trang2 9”) Nhà xuất bản KHXH – HN - 2005

Qua bảng trên ta thấy sự gia tăng tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế EU ở mức 5,6% cao hơn so với Mỹ, Nhật ở mức 4% trong giai đoạn 1988 - 1997.Mặt khác thương mại nội khối và ngoại khối đều gia tăng trong quá trình hoàn thiện thị trường thống nhất. EU chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao nhất trên toàn cầu 1980 đạt 519 tỷ ECU, chiếm 39,4%. Năm 1988 đạt 1966 tỷ ECU, chiếm 39,7% tổng xuất khẩu toàn cầu. Nếu chỉ tính xuất khẩu ra thế giới năm 1998 EU: 19,6%, Mỹ: 16,3%, Nhật: 9,5%. Đồng thời trong lĩnh vực đầu tư, theo đánh giá của Uỷ ban Châu Âu, EU

đã thu hút FDI toàn cầu ngày càng lớn, trong quá trình hoàn thiện thị trường thống nhất. Tỷ lệ FDI vào EU từ 28,2% FDI của toàn cầu những năm 1980 đã tăng lên 44,4% năm 1993.

Bảng 4 tỷ lệ dòng FDI vào/ GDP 1980 1985 1990 1997 EU-15 5,5 8,6 11,0 15,2 Mỹ 3,1 4,6 7,2 8,4 Nhật 0,3 0,4 0,3 0,6 Nguồn UNTACD 1999

Bảng 5 phân bổ FDI toàn cầu 1998 (Đơn vị %)

Vào EU-15 35,7 95,5 Mỹ 30,0 20,5 Nhật 0,5 3,7 Các nước khác 33,8 16,3 Nguồn UNTACD 1999

2.1.1.2 Liên minh kinh tế - tiền tệ

Sau khi hoàn thành liên minh hải quan, năm 1971 kế hoạch Werner đưa ra những giải pháp được xem như tuyên bố về việc thành lập một liên minh kinh tế - tiền tệ trong cộng đồng. Năm 1972, có 11 nước tham gia vào hệ thống này là Anh, Ailen, Đan mạch, Na uy, Thuỵ điển và 6 nước sáng lập EEC. Nội dung chính của Hệ thống này là tỉ giá trao đổi giữa đồng tiền của các nước tham gia chỉ được phép dao động trong khoảng cộng trừ 2,25%. Nhưng do cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế nên

trong giai đoạn này các nước đều phải chịu lạm phát mạnh dẫn đến hợp tác liên minh tiền tệ tan rã, đầu tiên là Anh sau đó là Pháp, Italia rồi Thuỵ Điển đều rút khỏi hệ thống.

Tháng 3 năm 1979, Pháp và Đức kiên trì với ý tưởng liên minh tiền tệ đưa ra sáng kiến hệ thống tiền tệ Châu Âu EMS. Hưởng ứng sáng kiến này mộ tiểu ban được thành lập để chuẩn bị báo cáo cho việc hình thành liên minh. Kết quả báo cáo Delors với kế hoạch xây dựng liên minh này theo 3 giai đoạn được đệ trình vào tháng 6 năm 1989. Giai đoạn 1 bắt đầu từ 1/7/1990 với việc tăng cường các cam kết trong hệ thống tiền tệ EMS bảo đảm biên độ tỷ giá ± 2,25% , được hoàn tất cùng với việc hoàn thiện thị trường thống nhất vào cuối 1992.

Trong Hiệp ước Maastricht qui định những tiêu chuẩn cụ thể và đưa ra thời gian biểu cho việc hoàn tất liên minh kinh tế tiền tệ. Tháng 12/1995 đồng tiền chung Châu Âu ra đời: EURO.

Năm 1997, EU còn thông qua hiệp ước “ổn định và phát triển” (GSP-stability and growth pact).

Tháng 5/1998 Uỷ ban Châu Âu đã quyết định 11 nước thành viên đủ tiêu chuẩn tham gia đợt đầu là: Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Áo, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Ailen, Lúc-xem-bua. Hi Lạp không đủ tiêu chuẩn còn Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch không muốn tham gia.

Tháng 6/1998 ECB được thành lập. Tháng 1/1999 Liên minh kinh tế - tiền tệ Châu Âu chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn 1999 - 2001 là bước quá độ, đồng EURO ra đời và tồn tại song song với các đồng tiền quốc gia thông qua tỉ giá chuyển đổi được công bố sử dụng trong các giao dịch thanh toán nhưng chưa xuất hiện dưới dạng tiền mặt. Ngày

1/1/02 EURO được phát hành dưới dạng tiền giấy và tiền xu thì Hi Lạp cũng tham gia vào liên minh tiền tệ.

Việc lưu hành một đồng tiền chung thống nhất tạo nên những động lực cho sự tăng trưởng kinh tế khu vực:

-Tăng cường cạnh tranh trên các thị trường hàng hoá dịch vụ, vốn và lao động.

-Tiết kiệm chi phí giao dịch ngoại hối (ước tính 0,4% GDP giữa các nước thành viên), tăng cường hiệu quả kinh tế chung.

-Tạo nên môi trường đầu tư ổn định hơn với các rủi ro vể tỷ giá giảm hẳn.

2.1.1.3 Một số chính sách kinh tế chung của EU, thể chế và quá trình hoạch định chính sách.

* Một số chính sách kinh tế chung của EU bao gồm: Chính sách ngân sách, chính sách nông nghiệp chung, chính sách vùng và gắn kết kinh tế xã hội.

Trong đó chính sách vùng và gắn kết kinh tế xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu của EU. Năm 1975 Quỹ phát triển vùng của EU hay được gọi là quĩ cơ cấu thiết lập. Năm 1987 ra đời đạo luật Châu Âu đơn nhất (SEA) nhằm mục tiêu thúc đẩy chương trình hoàn thiện.

* Thể chế của EU gồm 4 thể chế quyền lực cơ bản là: Cơ quan tối cao, Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng bộ trưởng các nước thành viên, Quốc hội Châu Âu, Toà án Châu Âu.

Ngoài ra còn có các thể chế bổ trợ như ngân hàng đầu tư Châu Âu, uỷ ban kinh tế xã hội, uỷ ban vùng và vùng kiểm toán.

Khi chuẩn bị thành lập liên minh kinh tế tiền tệ thể chế chính quan trọng thứ năm là ngân hàng trung ương Châu Âu (ra đời vào tháng 8/1998)

* Quá trình hoạch định chính sách của Châu Âu

Những hiệp ước mà các nước thành viên cùng cam kết là nền tảng pháp lý cơ bản của việc xây dựng thể chế và hoạch định chính sách của EU trong đó những hiệp ước quan trọng là:

- Hiệp ước Rome - 1957 Thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu - Hiệp ước hợp nhất, thống nhất các thể chế của liên minh, 1965 - Đạo luật Châu Âu đơn nhất, 1987

- Hiệp ước liên minh Châu Âu hay hiệp ước Maastricht - Hiệp ước Amsterdam 1997

- Hiệp ước Nice 2001

Một phần của tài liệu Thu hút ĐTTTNN của EU vào Việt Nam (Trang 41 - 48)