Đánh giá chung về thu hút FDI vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút ĐTTTNN của EU vào Việt Nam (Trang 82 - 83)

2.3.1 Ưu điểm

Nguồn vốn FDI của Việt Nam có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó thúc đẩy quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hóa, tăng dần tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động và trong quá trình thực hiện dự án nó góp phần nâng cao kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho người lao động Việt Nam. Đặc biệt đây là nguồn vốn từ những nước có công nghệ nguồn nên nó sẽ giúp nâng cao trình độ công nghệ cho nền sản xuất nước nhà góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Từ đó nâng cao được sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài.

Cùng với việc thu hút nguồn vốn FDI nó là điều kiện để mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt sau khi EU mở rộng, bao gồm 27 quốc gia thành viên đây quả là một thị trường tiêu thụ rộng lớn.

FDI của EU có mặt ở hầu hết các tỉnh và thành phố của cả nước, nó góp phần cân đối nguồn vốn FDI giữa các vùng miền trong cả nước.

Các dự án FDI của EU đa số là các dự án vừa và nhỏ nhưng hiệu quả hoạt động được đánh giá là đạt hiệu quả cao. Trong năm 2006 và đầu năm 2007 nguồn vốn này chảy vào Việt Nam tăng lên khá rõ rệt thể hiện một làn sóng đầu tư mớI. Đây là một dấu hiệu tốt cho thu hút FDI của Việt Nam.

Trong việc phát triển hệ thống các kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ ở thị trường Việt Nam thì các dự án FDI của EU cũng đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển và góp phần hoàn thiện hơn nữa thị trường này.

Ngoài ra, nó còn góp phần rất lớn trong việc đa dạng hoá các đối tác đầu tư vào Việt Nam và thực hiện phần nào mục tiêu thu hút nguồn vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn của Đảng và nhà nước ta đã đề ra.

Một phần của tài liệu Thu hút ĐTTTNN của EU vào Việt Nam (Trang 82 - 83)