Phúc lợi:
Là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động. Tổ chức chịu chi phí để cung cấp các phúc lợi, nhưng người lao động luôn nhận được dưới dạng gián tiếp. Hầu hết các tổ chức, các
nhà quản lý đều nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình liên quan tới sức khỏe, sự an toàn, các bảo hiểm và các phúc lợi khác cho người lao động.
Ý nghĩa của các phúc lợi.
Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động như hỗ trợ tiền mua nhà, xe, khám chữa bệnh…
Phúc lợi làm tăng uy tín của tổ chức trên thị trường, làm người lao động cảm thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và giữ gìn một lực lượng lao động có trình độ cao.
Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động sẽ thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động
Giúp giảm bớt gánh nặng cho xã hội trong việc chăm lo cho người lao động như BHXH, BHYT, BH thất nghiệp…
Phúc lợi có sự tham gia điều chỉnh của Nhà nước và Chính phủ và sự đòi hỏi của người lao động đối với phần tài chính gián tiếp ngày càng tăng lên.
Các loại phúc lợi
Phúc lợi bắt buộc. Là các khoản tối thiểu mà một tổ chức phải đưa ra
theo yêu cầu của pháp luật. Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Xí nghiệp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các phúc lợi bắt buộc này. Ở Việt Nam có 5 chế độ bảo hiểm cho người lao động: Trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất.
Theo điều của Bộ luật lao động, quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn: Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ tiền lương; Người lao động đóng 5% lương cơ bản; Hỗ trợ của Nhà nước; Tiền sinh lời của quỹ; Các nguồn khác
Phúc lợi tự nguyện. Là các phúc lợi mà các tổ chức đưa ra, tùy thuộc
vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người lãnh đạo ở đó. *Các phúc lợi bảo hiểm
- Bảo hiểm sức khỏe: để trả cho việc ngăn chặn bệnh tật như các chương trình thể dục, thể thao để tránh căng thẳng khi mà hiệu ứng stress ngày càng gia tăng trong môi trường làm việc hoặc chăm sóc ốm đau, bệnh tật.
- Bảo hiểm nhân thọ: trả tiền cho gia đình của người lao động khi người lao động qua đời. Có thể người sử dụng lao động đóng một phần hoặc toàn bộ khoản tiền bảo hiểm.
- Bảo hiểm mất khả năng lao động: cung cấp cho người lao động bị mất khả năng lao động không liên quan đến công việc họ đảm nhận
*Các phúc lợi bảo đảm
- Bảo đảm thu nhập: những khoản tiền trả cho người lao động bị mất việc do lý do từ phía tổ chức như thu hẹp sản xuất, giảm biên chế, giảm cầu sản xuất và dịch vụ…
- Bảo đảm hưu trí: Khoàn tiền trả cho người lao động khi người lao động đến một mức tuổi nào đó phải nghỉ hưu với số năm làm việc tại tổ chức theo quy định của tổ chức.
* Tiền trả cho những thời gian không làm việc.
Là những khoản tiền trả cho những thời gian người không làm việc do thỏa thuận ngoài quy định của pháp luật như nghỉ phép, nghỉ giữa ca, giải lao, vệ sinh cá nhân, tiền đi du lịch…
* Phúc lợi do lịch làm việc lịnh hoạt
Nhằm trợ giúp cho người lao động do lịch làm việc linh hoạt như tổng số giờ làm việc trong ngày, hoặc số ngày làm việc trong tuần ít hơn quy định hay chế độ thời gian làm việc linh hoạt; hoặc chia sẻ công việc do tổ chức thiếu việc làm.
Các loại dịch vụ cho người lao động.
Các dịch vụ tài chính nhằm giúp đỡ tài chính cho người lao động và gia đình họ liên quan trực tiếp đến tài chính của cá nhân họ.
- Hiệp hội tín dụng: Đây là tổ chức tập thể hợp tác với nhau thúc đẩy sự tiết kiệm của các thành viên của hiệp hội và tạo ra nguồn tín dụng cho người lao động vay với lãi suất thấp.
- Giúp đỡ tài chính của Xí nghiệp : Tổ chức thực hiện cho người lao động vay một khoản tiền nhằm giúp họ mua một số tài sản có giá trị như nhà, xe… và khoản tiền vay trả lại cho tổ chức dưới dạng khấu trừ dần vào lương tháng của họ.
- Các cửa hàng, cửa hàng, căng tin trợ giúp người lao động: Đây là một hệ thống mà trong đó, các cửa hàng, căng tin của tổ chức bán các sản phẩm cho người lao động, hay tổ chức mở các quán cà phêm giải khát phục vụ người lao động với giá rẻ.
- Trợ cấp về giáo dục đào tạo: Tổ chức trợ cấp một phần hoặc một phần kinh phí cho người lao động học tập ở các trình độ khác nhau liên quan đến công việc.
- Dịch vụ nghề nghiệp: Một số tổ chức sử dụng nhận viên của mình để phục vụ ngay cho người lao động như:
- Tư vấn cho người lao động: thuê nhân viên dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, thầy thuốc tâm thần và các nhà tâm lý nhằm giúp cho nhân viên tránh được những căng thẳng, rối loạn tâm thần, các vấn đề về gia đình, hôn nhân.
- Phúc lợi chăm sóc y tế tại chỗ - Thư viện và phòng đọc
- Hệ thống nghiên cứu đề nghị của người lao động: nhằm động viên khuyến khích việc đưa ra sáng kiến; góp ý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Dịch vụ giải trí: Tổ chức cung cấp nhằm tạo cơ hội cho người lao động sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách bổ ích hơn. Giúp người lao động cảm thấy thoải mái, phấn chấn và có cơ hội xích lại gần nhau hơn, khuyến khích người lao động tham gia tự nguyện.
- Chăm sóc người già và trẻ em - Dịch vụ nhà ở, giao thông đi lại