- Công bố công khai quy hoạch phát triển đối với các sản phẩm công nghiệp cần hạn chế công suất hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư (nếu các doanh
3.3.4.Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng
Chính quyền địa phương cần tăng cường sự chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án ĐTNN không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. Đồng thời, trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án. Nghiên cứu đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phương án xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án, vượt quá thẩm quyền của mình, để tổng hợp báo cáo thủ tướng chính phủ.
Giảm dần tỷ lệ kết hối ngoại tệ (doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán toàn bộ hoặc 1 phần cho ngân hàng) để tiến tới xóa bỏ việc kết hối bắt buộc khi có điều kiện; từng bước thực hiện mục tiêu tự do hóa chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch vãng lai. Có chính sách bổ sung đảm bảo việc bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp ĐTNN đã thực hiện nghĩa vụ kết hối để đáp ứng nhu cầu hợp lý của doanh nghiệp. Ban hành văn bản hỗ trợ và đảm bảo cân đối ngoại tệ đối với các dự án cơ sở hạ tầng và dự án quan trọng đầu tư theo chương trình của Chính phủ.
Nghiên cứu ban hành mức lãi suất trần hợp lý đối với khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp ĐTTN) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn thực hiện dự án. Xây dựng, hoàn thiện các quy định về đảm bảo vay vốn, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để doanh nghiệp ĐTNN có thể vay vốn của các ngân hàng trong nước và tổ chức quốc tế; từng bước nới lỏng hạn chế áp dụng đối với ngân hàng nước ngoài nhận tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam.
Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường vốn, được vay tín dụng, kể cả trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của dự án và có thể đảm bảo bằng tài sản của các công ty mẹ ở nước ngoài; được phép thí điểm phát hành cổ phiếu ở thị trường trong và ngoài nước để thu hút thêm vốn đầu tư. Phát triển mạnh thị trường vốn để các doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động dài hạn như trái phiếu, cổ phiếu…
Xây dựng Quy chế quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp ĐTNN, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Kết Luận
Hội nhập và hợp tác là xu hướng của mọi thời đại, bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng không thể đứng ngoài cuộc của trào lưu này trong thế kỷ 21. Việt Nam đột phá vào hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 1986 bằng các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang dần trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Với việc ban hành hàng loạt các chính sách với việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tư, Việt Nam đã gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết.
Kinh tế có vốn FDI là khu vực kinh tế năng động, thu được lợi nhuận cao mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư và cả nước thu hút đầu tư, đây là khu vực kinh tế giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới đồng thời là nguồn lực mạnh giúp việc nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.Thu hút và sử dụng vốn FDI một cách có hiệu quả theo quan điểm và định hướng phát triển kinh tế của đảng và nhà nước sẽ tác động đến nền kinh tế - và xã hội. Việt Nam đang trên
con đường hội nhập và phát triển vì thế không thể thiếu khu vực FDI.
Với việc gia nhập WTO và với tiềm năng thế mạnh của Việt Nam, kết hợp với chính sách năng động của nhà nước nói chung và, hi vọng rằng những giải pháp được kiến nghị sẽ góp phần thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng dòng vốn FDI vòa việt Nam trong thời gian tới.