ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển thường trong vòng luẩn quẩn như sau:
Khi có FDI Đầu tư tăng Quy mô sản xuât, Hiệu quả sản xuất tăng Thu nhập tăng Tích luỹ tăng Tạo đà phát triển cho giai đoạn sau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ thu nhập, ổn định đời sống dân cư:
● Khi chưa có FDI: Đầu tư thấp Quy mô sản xuất nhỏ sử dụng ít lao động
thất nghiệp.
● Khi có FDI: Đầu tư tăng Quy mô sản xuất tăng Sử dụng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm Giảm thất nghiệp Tăng thu nhập dân cư
● Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ kích thích quá trình sản xuất: FDI Đầu tư tăng
Sản xuất tăng ( cầu đầu vào tăng ( nguyên vật liệu) Tăng sản xuất cung cấp đầu vào ( nguyên vật liệu).
Sx không hiệu quả
Tích luỹ thấp
đầu tư Thu nhập thấp
Kể từ khi dành được độc lập, sự phát triển nền kinh tế ở miền Bắc gắn với sự hỗ trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ, việc làm tìm kiếm nguồn lực bên ngoài cho phát triển cả về vốn và công nghệ dưới hình thức FDI là hết sức cần thiết. Xuất phát từ bối cảnh trên, để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, ổn định kinh tế - xã hội nguồn vốn nước ngoài mà chúng ta có thể sử dụng được là vốn FDI. Thực tế đến nay đã chứng tỏ lựa chọn của chúng ta là đúng đắn, đông thời cũng nói lên sự cần thiết có tính lịch sử và khách quan của FDI đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Mục tiêu của nước ta là đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, vấn đề tăng vốn đầu tư xã hội nói chung, trong đó có nguồn vốn từ bên ngoài ( thông qua việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đang nổi lên như một yêu cầu cấp bách. Sự cần thiết của FDI đã thể hiện qua tất cả các đặc điểm và ưu thế của nó: vừa là bổ xung đáng kể về vốn đầu tư phát triển, vừa là kênh dẫn chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm và phương thức quản lý tiên tiến, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, vừa giúp cho nền kinh tế dần mở cửa hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, thu hẹp dần khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực, đảng và nhà nước đã đề ra định hướng cơ bản cho việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI một cách có hiệu quả. Chúng ta cần một lượng vốn lớn, phải huy động cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thu hút nhiều hơn và sử dụng hiệu quả cao FDI là một nội dung quan trọng của việc thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Thông qua việc đẩy mạnh thu hút FDI sẽ tranh thủ
công nghệ của các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường…
2.1.2. Xu hướng phát triển FDI trên thế giới hiện nay
Xét tổng thể, các nước đang phát triển vẫn là những địa chỉ hút vốn đầu tư nhiều nhất, nhưng đồng thời các nhà đầu tư cũng đang hướng đầu tư vào các nước và khu vực giàu tài nguyên, như châu Phi, Mỹ Latinh và Caribê. Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cảnh báo chiều hướng hạn chế FDI ở nhiều nước có thể cản trở đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự phục hồi của các thị trường vốn trên thế giới. Các nhà phân tích nhận định rằng, các nước đang phát triển đang thu hút nhiều vốn FDI hơn bao giờ hết. Ngân hàng Thế giới (WB) công bố kể từ năm 2000, luồng vốn FDI vào các nước đang phát triển đã tăng mạnh từ 165,5 tỷ USD lên 470,8 tỷ USD năm 2007, chiếm trên 1/4 tổng luồng vốn FDI toàn cầu, khoảng 1.700 tỷ USD. Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi chiếm 50-60% luồng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Theo WB, trong số các nước đang phát triển thì Trung Quốc vẫn là nước tiếp nhận luồng vốn FDI lớn nhất với 84 tỷ USD trong năm 2007. Tuy vậy, tỷ trọng FDI của Trung Quốc đã giảm tương đối so với các nước khác, với FDI chỉ chiếm 18% tổng số FDI vào các đang phát triển, thấp hơn mức 30% 5 năm trước. Đứng sau sau Trung Quốc về mặt hút vốn FDI là Nga, Brazil, Mêxicô, Ấn Độ, Chilê và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhu cầu cũng như cơn sốt giá năng lượng tăng bùng nổ khiến cho các luồng vốn đầu tư đua nhau đổ vào Nga bất chấp các quy định cản trở đầu tư nước ngoài ở nước này . Mêhicô là địa chỉ thu hút đầu tư lớn thứ tư trong số các nước đang phát triển, tiếp nhận 23,2 tỷ USD năm 2007.
Các quốc gia mới nổi sẽ đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi trong năm 2010 và sự gia tăng dòng FDI
Theo đánh giá của Tạp chí The Economist (Anh), cũng như Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (Unctad), sau đỉnh điểm đạt tới 2.080 tỷ USD của năm 2007, dòng FDI thế giới đã giảm 17% trong năm 2008 (còn 1.720 tỷ USD), và tiếp tục giảm 41% (còn 1.000 tỷ USD) trong năm 2009. Nhưng sự đảo chiều của dòng FDI thế giới đã được ghi nhận trong năm 2010, với dự báo dòng vốn này sẽ tăng trưởng chậm theo sự phục hồi kinh tế toàn cầu, với mức bình quân 2,5% GDP toàn cầu trong giai đoạn 2010 – 2014. Năm 2008, trong khi dòng FDI vào các nước phát triển giảm 1/3, thì FDI vào các nước đang nổi lại tăng 11%. Năm 2009, lần đầu tiên các nước mới nổi thu hút FDI nhiều hơn các nước phát triển, với các con số tương ứng là khoảng 532 tỷ USD, so với khoảng 488 tỷ USD. . Dù vậy, FDI vào các thị trường đang nổi dự báo giảm từ mức 4% GDP xuống còn 3% GDP của các nước này trong giai đoạn 2010 - 2014. Xu hướng mới của dòng FDI thế giới trong năm 2009 và 2010 là hệ quả tổng hợp của việc trầm lắng các giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở các nước phát triển ( từng chiếm 80% số vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên quốc gia trên thế giới năm 2008); sự chuyển hướng của các nhà đầu tư quốc tế trước sức hấp dẫn của các thị trường mới nổi cả về môi trường và cơ hội kinh doanh…Ngân hàng Deutsche Bank của Đức ngày 17/3/2010 công bố Báo cáo điều tra hàng năm về các hoạt động đầu tư vốn cho biết, châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ là khu vực có biểu hiện xuất sắc nhất trong năm 2010, còn Trung Quốc sẽ là quốc gia biểu hiện tốt nhất trong khu vực này.
Hầu hết các nước đều tham ra vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu tư. Quá trình phân công lao động và toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc gips các quốc gia phát huy lợi thế so sánh của mình khi tham ra đầu tư nước ngoài và tiếp nhận đầu tư của các nước khác nhằm khắc phục hạn chế của mình. Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau ngày càng cao. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới và tiến trình toàn cầu hóa làm cho luồng vốn làm cho luồng vốn FDI ngày càng mở rộng và gia tăng nhưng nhu cầu thu hút và sử dụng FDI ở các
nước ngày càng cao, đặc biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nước nhằm thu hút FDI.