Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ( giai đoạn 1988 – 2010) (Trang 64 - 66)

- Trong ngành công nghiệp Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ

Chương II I Giải pháp trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam

3.1.2. Bối cảnh quốc tế

Bối cảnh quốc tế hiện nay có một số đặc điểm thuận lợi đối với Việt Nam như sau:

- Tình hình chính trị bất ổn, mâu thuẫn sắc tộc và nạn khủng bố xảy ở một số quốc gia trong khu vực đã làm các nhà đầu tư không an tâm mà chuyển hướng đầu tư ở những nước có tình hình chính trị ổn định hơn. Việt Nam hiện nay được đánh giá là nước cớ điều kiện chính trị ổn định nhất so với các nước trong khu vực.

- Kinh tế thới giới đã phục hồi và tăng trưởng trở lại với đầu tầu là Mỹ và sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Trong thời gian tới, châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động của thế giới. Trong bối cảnh đó, nước ta cũng có những cơ hội thuận lợi để tăng cường thu hút them nguồn vốn FDI.

- Xu hướng phân công lao động quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh cùng với sự nhảy vọt của cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế tri thức, tạo nên sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế quốc tế và gia tăng mạnh các dòng chuyển vốn trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ hiện đại vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

- Mức vốn FDI trung bình hàng năm trên thế giới tăng từ 93.8 tỷ USD trong những năm 80 tăng lên 388,3 tỷ USD trong những năm 90 và lên tới 541,5 Tỷ USD

trong nửa cuối những năm 90. Xu hướng tăng vốn FDI trong thời gian qua sẽ tạo điều kiện tăng dòng vốn FDI của Việt Nam.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên, bối cảnh quốc tế hiện nay cũng đem lại những khó khăn nhất định cho Việt Nam:

- Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2005 của UNCTAD, dòng vốn FDI toàn cầu hiện đang có xu hướng suy giảm. Nguyên nhân của tình trạng do tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Tây Âu, Nhật bản đang chững lại. Dòng FDI toàn cầu giảm sút cũng tạo nên bất lợi thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Tuy nhiên đánh dấu 10 năm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính 1997/1998, quỹ Tiền Tệ quốc tế ( IMF) đã cảnh báo, các quốc gia Châu Á đang phải vật lộn với những dòng vốn ngày càng tăng, cũng có thể tăng giá trị thực hay tình trạng bong bóng giá tài sản trong khu vực.

- Dòng vốn đổ vào Châu Á đã đạt gần 8% GDP của khu vực này trong năm ngoái, cao hơn cả mức đỉnh điểm hồi thập niên 1990, và dòng vốn gia tăng mạnh đã có lúc làm tăng sức ép lên tỷ giá hối đoái hoặc giá tài sản. Các biện pháp kiểm soát vốn nhưng chúng cũng làm nảy sinh các vấn đề khác. Ví dụ như biện pháp kiểm soát vốn của Thái Lan bắt đầu từ cuối năm ngoái bị coi là phản tác dụng.

- Cạnh tranh trong thu hút FDI trên thế giới và trong khu vực diễn ra gay gắt. Hiện nay, theo báo cáo đầu thế giới năm 2003 của UNCTAD thì 3/4 vốn FDI trên thế giới là đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng cường liên kết giữa các công ty đa quốc gia của Mỹ, Nhật và Tây Âu về vốn và công nghệ. 1/4 số vốn FDI còn lại chảy vào các nước công nghiệp mới ( NICs) hoặc các thị trường đầu tư lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Mehico… Trong bối cảnh đó, các nước đang phát triển, nhất là các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN đã và đang cải thiện mạnh môi trường thu hút FDI nhằm vượt lên trên các nước khác, coi đó là là giải pháp chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế. Chính vì điều này tạo nên sức cạnh tranh mạnh và thách thức to lớn đối

với Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi môi trường đầu tư tại Việt Nam so với chung quanh bị đánh giá là mất dần tính cạnh tranh và độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực.

Năm 2010, dòng FDI thế giới cũng có xu hướng phục hồi, nhưng có sự chuyển dịch mới về cơ cấu, tăng cường đổ vào các quốc gia mới nổi và củng cố hơn vai trò động lực chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi của các nước này.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài ( giai đoạn 1988 – 2010) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w