• Phải luôn đặt lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động của doanh nghiệp, tránh tình trạng chạy theo quy mô, doanh số hay phạm vi hoạt động.
• Cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và trung thực những thông tin mà ngân hàng yêu cầu: các thông tin về tình hình tài chính được thể hiện ở các bản báo cáo kết quả kinh doanh, bản cân đối kế toán, bản lưu chuyển tiền tệ, nhất định không được lập các báo cáo “ma” để lừa bịp ngân hàng.
• Trong hoạt động kinh doanh phải có phương án sản xuất kinh doanh chi tiết, phải tìm hiểu kỹ càng các thông tin: về thị trường tiêu thụ, về đối thủ cạnh tranh, về đối tác làm ăn... để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
• Bên cạnh những sản phẩm truyền thống của mình, các doanh nghiệp nên mạnh dạn mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm khác để phân tán rủi ro, mở rộng thị trường hoạt động.
• Nguyên nhân chính hiện nay gây ra tình trạng không hiệu quả của các DNNN là trong các doanh nghiệp đã không khuyến khích được các nhà điều hành hành động vì mục tiêu làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và không khuyến khích được người lao động làm việc với khả năng thực sự của họ. Vì vậy, những người lãnh đạo doanh nghiệp cần tạo ra một cơ chế nhằm khuyến khích các nhà điều hành và đội ngũ lao động làm việc vì lợi ích của doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững trong dài hạn.
• Nâng cao trình độ của các cán bộ thông qua việc đào tạo trong công việc hoặc đào tạo ngoài công việc: có thể tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp, cử đi học ở các trường chính quy, hoặc thông qua các cuộc hội nghị và các cuộc hội thảo... • Đổi mới công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...từ đó sẽ dễ dàng thắng thế trong quá trình cạnh tranh.
• Nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Giảm biên chế trong các DNNN; bố trí đúng người, đúng việc, tránh tình trạng trình độ cán bộ thì cao trong khi công việc lại đơn giản hoặc công việc phức tạp, đòi hỏi cán bộ giỏi thì cán bộ lại có trình độ quá thấp, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Công việc này sẽ giúp doanh nghiệp có được một số lượng nhân viên chuẩn, tăng hiệu quả làm việc của họ.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu về tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD NH ĐT&PTVN ta đã hiểu được rõ hơn về những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động này nói chung và hoạt động này nói riêng tại Sở.
Trong tương lai, nước ta sẽ phát triển hơn nữa hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và do đó nhu cầu của các DNNN về vốn trung và dài hạn sẽ ngày càng gia tăng. SGD cần có những biện pháp để vừa có thể đáp ứng được nhu cầu này, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước lại vừa có thể thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, tiến tới hội nhập.
Tại SGD, hoạt động này đã đạt được rất nhiều thành tựu nhưng cũng có không ít những mặt còn hạn chế và cần được giải quyết. Với những kiến thức còn hạn chế, em xin được nêu lên một số giải pháp và kiến nghị trên, mong rằng có thể đóng góp một phần nhỏ cho việc giải quyết vấn đề này.
Do thời gian tìm hiểu và kiến thức còn ít ỏi nên luận văn của em sẽ không tránh khỏi những sai sót, em mong nhận được sự đóng góp phê bình của các thầy cô giáo, các cán bộ trong SGD và cô giáo hướng dẫn – Ths. Phan Thị Hạnh để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị ngân hàng thương mại.Peter S.Rose.
2. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Khoa Ngân hàng – Tài chính.
3. Giáo trình tín dụng Ngân hàng. Học viện Ngân hàng. 4. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - NXBThống kê.
5. Sổ tay tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
6. Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam (kỷ yếu hội thảo khoa học). NXB Chính trị Quốc gia.
7. Những nội dung cơ bản xây dựng văn hóa doanh nghiệp – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
8. Tạp chí ngân hàng số 5,11 năm 2001; số 10 năm 2002; số 1,8,9,12 năm 2004.
9. Tài chính tháng 2,3 năm 2005.
10. Tài chính doanh nghiệp số 4,6,8,9 năm 2004. 11.Một số tài liệu khác.
Môc lôc
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN...3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN...3
1.1.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG...3
1.1.2. PHÂN LOẠI TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN...5
1.1.3. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG...10
1.1.4.CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN...12
1.1.4.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng...12
1.1.4.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn...14
1.2. TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN...18
1.2.1. TỔNG QUAN VỀ DNNN...18
1.2.1.1. Khái niệm...18
1.2.1.2. Đặc điểm...19
1.2.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước...19
1.2.1.4. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường...21
1.2.2.VAI TRÒ TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN...23
1.2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN...24
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng...25
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc về DNNN...29
1.2.3.3. Các nhân tố khác...30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NH ĐT&PTVN...33
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SGD NH ĐT&PTVN...33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD...33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD...34
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NH ĐT&PT VN...34
2.1.3.1. Công tác huy động vốn...36
2.1.3.2. Công tác tín dụng...37
2.1.3.3. Một số công tác khác...38
2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NHĐT&PT VN...38
2.2.1.1. Nguyên tắc vay vốn...39
2.2.1.2. Điều kiện vay vốn...39
2.2.1.3. Lãi suất cho vay...39
2.2.1.4. Phương thức cho vay...40
2.2.1.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay...41
2.2.1.6. Trả nợ gốc và trả lãi vốn vay...42
2.2.2. Thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD NHĐT&PTVN...42
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NHĐT&PT VN...48 2.3.1.Kết quả ...48 2.3.1.1. Các kết quả đạt được...48 2.3.1.2. Nguyên nhân...50 2.3.2.Một số hạn chế...52 2.3.2.1. Một số hạn chế...52 2.3.2.2. Nguyên nhân...53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NH ĐT&PTVN...55
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA SGD NHĐT&PTVN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN...55
3.1.1. Giới hạn tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN...56
3.1.2. Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu...56
3.1.3. Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra - đầu vào tối thiểu 2%/năm...57
3.1.4. Sản phẩm tín dụng...57
3.1.5. Một số định hướng quan trọng khác...57
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NHĐT&PTVN...58
3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng hợp lý...58
3.2.2.Cải tiến quy trình phân tích tín dụng, không ngừng hoàn thiện nội dung của sổ tay tín dụng...61
3.2.3. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu trong hoạt động tín dụng...63
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ...64
3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ trong ngân hàng...65
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...68
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ...68
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước...70
3.3.3. Kiến nghị với NH ĐT&PTVN...73
3.3.4. Kiến nghị với các DNNN...74
KẾT LUẬN...76