Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 68 - 70)

Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các DNNN, đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN, mạnh dạn giải thể những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, giải quyết tình trạng nợ đọng ngân sách xây dựng các công trình cho các đơn vị thi công. Kiến nghị cụ thể:

• Tiến hành cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu DNNN (kể cả các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô lớn), thu hẹp tối đa số doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước đầu tư 100% vốn, chỉ giữ lại các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như: an ninh, quốc phòng, điện lực...

• Gắn chặt tiến trình cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu DNNN với thị trường vốn nhằm mục đích khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp; với đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

• Trong tiến trình sắp xếp lại doanh nghiệp sẽ có hiện tượng dư thừa lao động, để giải quyết tình trạng này thì Nhà nước cần điều chỉnh chính sách đối với lao động dôi dư ở các doanh nghiệp, cần bổ sung quy định về tỷ lệ lao động tối đa được áp dụng chính sách lao động dôi dư.

• Nhằm tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài để mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời nhằm mục đích tạo ra một cơ chế linh hoạt trong hoạt động quản lý và đầu tư

vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp thì Nhà nước nên bỏ quy định về tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ.

• Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: hoàn thiện chính sách thuế, tiền thuê đất ...để khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa; đồng thời Nhà nước cần xây dựng một hệ thống văn bản, nghị định không mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

• Nhà nước cần ban hành cơ chế tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm sự can thiệp hành chính của cơ quan Nhà nước đối với doanh nghiệp, Nhà nước chỉ bao cấp vốn điều lệ cho những DNNN cần nắm giữ 100% vốn, có như thế doanh nghiệp mới ý thức và cố gắng hơn trong hoạt động, tránh tình trạng ỷ nại vào Nhà nước. Thay vì hỗ trợ trực tiếp, Chính phủ có thể hỗ trợ một cách gián tiếp cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, giảm chi phí đầu vào, nâng cao tính cạnh tranh.

• Đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp theo hướng: Các loại hình doanh nghiệp sẽ được nhà nước có chính sách, chế độ để giám sát theo các chỉ tiêu tài chính, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu về tài chính, hệ thống đánh giá rủi ro qua các công cụ kiểm toán, kế toán... được công khai minh bạch và được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Thống nhất quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp theo hướng xóa bỏ sự chia cắt về quyền sở hữu doanh nghiệp giữa các Bộ, ngành, địa phương. Nhà nước giữ vai trò là nhà đầu tư vốn thống nhất thông qua một tổ chức đầu tư vốn trung gian bằng việc thành lập công ty đầu tư tài chính Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

• Tạo môi trường kinh tế ổn định: trong điều kiện kinh tế phát triển, xã hội ổn định sẽ là điều kiện tốt cho tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN phát triển

vì khi đó doanh nghiệp sẽ có như cầu vốn lớn hơn để sản xuất kinh doanh, có khả nợ tốt hơn. Thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển của kinh tế - xã hội trong dài hạn thì chính phủ sẽ giúp cho chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngân hàng ổn định, phù hợp với chiến lược đó.

• Chính phủ cần có sự hỗ trợ triệt để và có các giải pháp hiệu quả hơn để các ngân hàng thương mại có thể thực hiện được việc tái cơ cấu: có ý kiến phản hồi kịp thời đối với các kiến nghị, đề xuất của các ngân hàng thương mại, với các khoản nợ tồn đọng cần sử dụng ngân sách nhà nước để chuyển vốn và xóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w