Thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 42 - 48)

NHĐT&PTVN

Trong hoạt động kinh doanh của Sở thời gian vừa qua, Sở luôn thực hiện nghiêm túc luật các tổ chức tín dụng, các quy trình nghiệp vụ và cơ chế ủy quyền của Ngân hàng ĐT&PT VN, đồng thời luôn bám sát định hướng phát triển của các ngành và của toàn xã hội.

Trong thời gian qua, NH ĐT&PT VN nói chung và SGD nói riêng đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng vốn trung- dài hạn cho nền kinh tế như tiến hành huy động vốn có kỳ hạn dài thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu... đồng thời áp dụng các hình thức cho vay thích hợp (cho vay đồng tài trợ) để huy động vốn của các tổ chức tín dụng khác, của chủ đầu tư...nhằm đầu tư vào các chương trình lớn, các dự án trọng điểm của đất nước, nhờ đó mà nhiều dự án, chương trình đã được cung ứng vốn kịp thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực: ngành điện lực, bưu chính viễn thông, xi măng, mía đường, phát triển hạ tầng nông nghiệp và đánh bắt xa bờ ...

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thực hiện những hoạt động trên SGD còn áp dụng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, điển hình như:

• Đánh giá khách hàng về các mặt như: đánh giá tài sản của khách hàng, đánh giá các khoản nợ của khách hàng...qua đó có thể lựa chọn được những khách hàng tốt.

• Các báo cáo đánh giá khách hàng được cán bộ tín dụng lập theo định kỳ, nội dung của báo cáo rất quan trọng: nói về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích luồng tiền... của khách hàng.

• Sở đã triển khai nhiều loại hình tín dụng phù hợp với mọi doanh nghiệp và đảm bảo cho việc quản lý thu hồi nợ vay của Ngân hàng như cho vay theo công trình đối với các doanh nghiệp xây lắp, cho vay các đơn vị thương mại khi đã thẩm định được đối tác của khách hàng...

Nhờ các biện pháp đó mà hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN của Sở trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, chất lượng tín dụng đạt kết quả tốt. Ngân hàng đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ngày càng bền vững hơn; Sở cũng đã cung ứng vốn kịp thời cho các dự án, các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giúp đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.

MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ:

 Cơ cấu tín dụng theo thời gian và theo thành phần kinh tế:

Tổng dư nợ đã tăng lên từ 4.478 tỷ đồng năm 2002 lên 5.186 tỷ đồng vào năm 2003, tăng 15,81% so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004 quy mô lại giảm xuống và chỉ còn 5.057 tỷ đồng, giảm 129 tỷ đồng tương đương với 2,5%.

Đơn vị:tỷ đồng

Loại tín dụng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Dư nợ % Dư nợ Dư nợ % Dư nợ Dư nợ % Dư nợ Ngắn hạn 922 20,59 917 17,68 1.119 22,12 Trung- dài hạn 1. T- DHTM1 2. KHNN&CĐ2 3.556 2.432 1.124 79,41 54,31 25,1 4.269 3.366 903 82,32 64,91 17,41 3.938 3.264 674 77,88 64,54 13,34 Tổng dư nợ 4.478 100 5.186 100 5.057 100

(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)

Cơ cấu tín dụng theo thời gian

Trong tổng dư nợ thì cơ cấu cũng có nhiều thay đổi: năm 2002, dư nợ trung và dài hạn là 3.556 tỷ đồng, chiếm 79,41% tổng dư nợ; năm 2003, dư nợ trung và

1 Tín dụng trung-dài hạn thương mại.

dài hạn là 4.269 tỷ đồng, chiếm 82,32%. Như vậy dư nợ trung và dài hạn đã tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên, cơ cấu này lại thay đổi khi chuyển sang năm 2004: dư nợ trung và dài hạn là 3.938 tỷ đồng (77,88% tổng dư nợ) giảm so với năm 2003 là 331 tỷ đồng. Mặc dù có nhiều thay đổi trong cơ cấu nhưng tựu trung lại thì hoạt động tín dụng trung và dài hạn vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong hoạt động tín dụng (đều trên 75%), khẳng định tầm quan trọng của nó trong hoạt động tín dụng của SGD. Trong năm 2004, Tín dụng trung và dài hạn đã giảm về số tương đối và cả số tuyệt đối nên đã đảm bảo được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu loại cho vay.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Dư nợ %Dư nợ Dư nợ %Dư nợ Dư nợ %Dư nợ

DNNN 3.835 85,64 4.479 86,37 4.276 84,56

DNNQD 643 14,36 707 13,63 781 15,44

Tổng 4.478 100 5.186 100 5.057 100

(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)

Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

Theo định hướng phát triển của Ngân hàng ĐT&PT VN, hoạt động tín dụng của SGD đã chú trọng đến việc mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, dân doanh; tỷ lệ về loại tín dụng này tăng sẽ làm giảm tỷ trọng cho vay DNNN trên tổng dư nợ.

Mặc dù đã có nỗ lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng nhưng tỷ lệ dư nợ của DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (cả 3 năm 2002, 2003, 2004 đều có tỷ lệ trên 80% so với tổng dư nợ). Năm 2002, dư nợ DNNN là 3835 tỷ đồng, năm 2003 tăng 644 tỷ đồng so với năm 2002, đến năm 2004 lại giảm 203 tỷ đồng so với năm 2003 và chỉ còn 4.276 tỷ đồng. Để đảm

bảo con số này sẽ giảm trong năm tới theo như chính sách tín dụng mà Sở đặt ra thì cần phải tìm ra nguyên nhân cùng những biện pháp khắc phục.

 Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN

Đơn vị: tỷ đồng

Dư nợ trung- dài hạn TM

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Dư nợ % Dư nợ Dư nợ % Dư nợ Dư nợ

% Dư nợ

DNNN 2.092 86 2.763 82 2.596 80

DNNQD 340 14 603 18 668 20

Tổng 2.432 100 3.366 100 3.264 100

(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)

Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế

Biểu đồ biểu diễn cơ cấu tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại Sở chiếm một tỷ trọng lớn: năm 2002 là 2.092 tỷ đồng chiếm 86% tổng dư nợ trung- dài hạn thương mại; năm 2003 là 2.763 tỷ đồng chiếm 82%, năm 2004 lại giảm 167 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 80% tổng dư nợ trung và dài hạn thương mại. Như vậy, về số tuyệt đối thì chỉ tiêu này tăng rồi lại giảm qua 3 năm nhưng nếu xét về số tương đối thì tỷ lệ này giảm liên tục qua 3 năm. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đề ra năm 2004 là nhỏ hơn 65% thì tỷ lệ này vẫn chưa đạt yêu cầu, còn quá cao. Sở dĩ như vậy là vì: thứ nhất, các DNNN đang dần

0 20 40 60 80 100 2002 2003 2004 DNNN DNNQD N¨m %

thích ứng với môi trường kinh doanh mới, họ hoạt động có hiệu quả hơn và có nhu cầu ngày càng tăng về vốn trung và dài hạn cho việc mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ...; thứ hai, là vì SGD luôn phát huy lợi thế về các mặt như: lợi thế về việc huy động vốn, lợi thế về sự ưu đãi của Chính phủ, kinh nghiệm...trong việc cho các DNNN vay, đồng thời, với những DNNN uy tín, làm ăn hiệu quả, SGD luôn có mối quan hệ tín dụng tốt, có những chính sách khách hàng, chính sách ưu đãi với họ như ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ, tài sản đảm bảo...

Trong dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại (DNNN) năm 2004, dư nợ khối xây lắp là 674,96 tỷ đồng chiếm 26%, khối điện lực là 597,08 tỷ đồng chiếm 23%, khối dệt may là 142,78 tỷ đồng chiếm 5,5%, khối xăng dầu là 597,08 tỷ đồng chiếm 23%, khối khác là 584,1 tỷ đồng chiếm 22,5%. Như vậy cơ cấu tín dụng theo ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng, không chỉ tập trung vào cho vay xây lắp mà còn tập trung vào các ngành khác như: xăng dầu, điện lực...

Trong hoạt động của mình, Sở luôn nhận thức được tầm quan trọng của tài sản đảm bảo, vì vậy với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc Sở và với sự nỗ lực cao của các cán bộ nhân viên, Sở đã áp dụng mọi biện pháp an toàn để làm tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo nợ vay trong tổng dư nợ nói chung và dư nợ trung và dài hạn đối với DNNN nói riêng. Năm 2002, dư nợ có tài sản đảm bảo là 1.235 tỷ đồng chiếm 27,58% tổng dư nợ; năm 2003 lại giảm 134 tỷ đồng còn 1.101 tỷ đồng, chiếm 21.23% dư nợ; năm 2004 lại tăng lên đến 2.901 tỷ đồng, chiếm 57,37% dư nợ, tăng gấp 2,63 lần năm 2003. Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN, dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2002 là 576,96 tỷ đồng chiếm 12,88% dư nợ, năm 2003 là 586,59 tỷ đồng chiếm 11,31% dư nợ, năm 2004 là 1.489,22 tỷ đồng chiếm 29,45% dư nợ.

Qua các số liệu trên ta có thể thấy rằng: quy mô tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD là rất lớn, số lượng các DNNN có nhu cầu tín dụng trung và

dài hạn tại SGD ngày càng tăng, trong đó có rất nhiều khách hàng truyền thống, có uy tín như: Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty điện lực... điều này thể hiện thế mạnh của Sở trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn đối với DNNN.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn đối với Doanh nghiệp Nhà nước tại Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w