KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1. Giới thiệu chung về công ty:
Công ty xi măng VLXD xây lắp Đà Nẵng đươc thành lập chính thức số 020/BXD-TLCĐ
Vào ngày 20/10/1975.Khi mới thành lập,công ty trực thuộc Bộ xây dựng với nhiêm vụ chủ yếu là sản xuât kinh doanh cung ứng vật liệu cho các tỉnh miền Trung . Những mốc thay đổi lớn của công ty:
- Năm 1980 công ty tách ra làm 3 công ty theo 3 lĩnh vực khai thác sản xuất vật liệu xây dựng:
+ Xí nghiệp đá Hoà Phát tách ra nhập vào liên hiệp đá cát sỏi Hà Nội
+ Xí nghiệp gạch ngói số 2 tách ra nhập vào liên hiệp gạch ngói sành sứ Hà Nội
+ Công ty cung ứng số 2 trực thuộc bộ xây dựng.
- Năm 1991 nhập xí nghiệp vật liệu xây dựng số 2 vào liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam(nay là tổng công ty xi măng Việt Nam) với nhiệm vụ kinh doanh vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng trên 9 tỉnh miền Trung.
- Năm 1995 lại có quyết định 662/BXD-TCLĐ đổi tên là công ty xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng và văn phòng công ty đóng tại 15- Lê Hồng Phong - Đà Nẵng.
Điện thoại : 0511.822832 – Fax:822338 MST : 0400101820-1
Qúa trình phát triển của công ty cũng đã trải qua nhiều khó khăn nhưng công ty đã từng bước tháo gỡ,vượt qua thử thách và tìm chổ đứng trên thị trường.Sản phẩm,hàng hoá không ngừng đươc cải tiến, nâng cao về chất lượng,mẩu mã đẻ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đến nay, công ty đã có cơ sở vật chất tương đối vững mạnh,đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề,đời sống của nhân viên đươc cải thiện rõ rệt và được đánh giá là một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả nhất trên thành phố Đà Nẵng.
BIỂU 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Nội dung Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế Thu nhập bình quân 1 LĐ Thuế phải nộp nhà nước
611.627.245.892 14.073.907.194 1.342.728 16.279.933.694 771.354.468.173 18.013.286.873 1.606.376 17.588.209.511 1.053.613.289.774 25.530.770.258 2.559.551 21.122.418.215
Tuy nhiên ,để giữ vững tốc độ sản xuất kinh doanh tăng bình quân hằng năm,đảm bảo việc làm cho công nhân trong công ty trong điều kiện hoạt động trong cơ chế thị trường phức tạp khó khăn,đòi hỏi công ty phải năng động sáng tạo hơn nữa,đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến vào áp dụng trong sản xuất để tạo bước đi vững chắc trong tương lai.
2. Chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động của công ty trong giai đoạn hiện nay: đoạn hiện nay:
2.1.Chức năng và nhiệm vụ:
- Là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập,chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kế toán có tư cách pháp nhân với nhiệm vụ:
+ Kinh doanh xi măng trên địa bàn chín tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. + Sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Xây lắp
- Thực hiện tốt chế độ quản lí vốn,tài sản của công ty,bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và chấp hành nộp ngân sách theo đúng quy định của Nhà Nước.
- Quản lí công nhân viên theo đúng chính sách Nhà Nước,doàn kết nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên.
-Tăng cường và củng cố các đại lí hiện có,thuờng xuyên tiến hành nghiên cứu,mở rộng thị trường,phát triển lưu thông ,tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá.
*Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:
Công ty đang hướng mục tiêu vào việc mở rộng thị trường tiêu thụ xi măng trên toàn địa bàn miền Trung và Tây Nguyên,không ngừng nâng cao trình độ thoã mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng bằng chất lượng sản phẩm,bằng phương thức phục vụ và bằng giá cả hợp lí và các hoạt động dịch vụ khách hàng.
2.2.Địa bàn hoạt động của công ty:
Hiên nay công ty có 4 xí nghiệp và 9 chi nhánh tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên.
*4 xí nghiệp:
- Xí nghiệp đá ốp lát và xây dựng - Xí nghiệp gạch Lai Nghi
- Xí nghiệp gạch An Hoà *9 chi nhánh tại các tỉnh: - Chi nhánh Quảng Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi - Chi nhánh Bình Định - Chi nhánh Phú Yên - Chi nhánh Khánh Hoà - Chi nhánh Ninh Thuận - Chi nhánh Gia Lai - Chi nhánh Đak Lắc - Chi nhánh Đà Nẵng
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
- Xi măng là mặt hàng kinh doanh chủ yếu chiếm 90% doanh thu tiêu thụ của toàn công ty bao gồm 2 loại xi măng Hoàng Thạch PC 300 và PC 400 và xi măng Bỉm Sơn.Lợi nhuận công ty thu được chủ yếu từ hai loại xi măng này
-Vật liệu xây dựng: măt hàng vật liệu xây dựng của công ty đa dạng và phong phú như gạch nung,gạch Block,gạch hoa,gạch men,đá Granit,đá xây dựng...Tuy nhiên doanh số thu được từ hoạt động này còn khiêm tốn,song đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho người lao động trong khu vực.
4. Thuận lợi và khó khăn của công ty:
-Thuận lợi: Công ty có được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ,đồng đều và đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực điều hành giỏi.Công ty đã có một thị trường tiêu thụ truyền thống,địa bàn hoạt động của công ty rộng khắp trên 9 tỉnh miền Trung và Tây nguyên,nên lượng tiêu thụ ổn định.Nhiều nhà máy sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại nên sản phẩm làm ra có mẫu mã bao bì đẹp và chất lượng,đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
-Khó khăn:Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới nên nhiều quy định,luật về kinh doanh của nhà nước luôn được thay đổi và đổi mới làm ảnh hưởng đền sự phát triển của công ty (quy định về thuế,quy định về các sản phẩm cần tiêu thụ,các chính sách kinh tế khác của Nhà nước....).Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế,sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng khốc liệt gây không ít khó khăn cho công ty.
Bộ máy quản lí của công ty tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.Ban giám đốc bao gồm 1 giám đốc lãnh đạo toàn công ty và 2 phó giám đốc trợ giúp cho giám đốc về hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.Công ty có 4 phòng ban chức năng và 14 đơn vị trực thuộc.Các đơn vị sản xuất công nghiệp thì hạch toán nội bộ còn các đơn vị kinh doanh thì hạch toán theo sổ.
Quyền quyết định mọi vấn đề sản xuất kinh doanh thuộc về giám đốc công ty.Các phòng ban chức năng không có quyền quyết định nhưng lại có trách nhiệm theo dõi,hướng dẫn,phối hợp với các đơn vị trực thuộc để hoàn thành các mục tiêu đề ra.Tuy vậy,một số vấn đề giám đốc sẽ phân cấp cho các phó giám đốc quyền quyết định để bảo đảm tính kịp thời và chủ động của thông tin.
2. Sơ dồ tổ chức quản lý tại công ty:
BIỂU 2: SƠ ĐỒ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
Chú thích: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng GIÁM ĐỐC PGĐ KINH DOANH PGĐ ĐẦU TƯ XDCB PGĐ SẢN XUẤT Phòng kĩ thuật sản xuất Phòng TCKT Phòng KHKT Phòng tổ chức LĐ- Tiền lương CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
-Giám đốc công ty: là người có quyền hạn cao nhất trong công ty,tổ chức điều hành,quản lí mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc của tổng công ty,trước pháp luật về hiệu quả sử dụng vốn ,bảo toàn và phát triển vốn được giao.
-Phó giám đốc sản xuất:giúp giám đốc giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực sản xuất và trực tiếp chỉ đạo sản xuất.
-Phó giám đốc kinh doanh:giúp giám đốc giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh,tiêu thụ,chỉ đạo thực hiện các kế hoạch mua bán cho toàn công ty.
-Phó giám đốc đầu tư và xây dựng cơ bản: giúp giám đốc giải quyết những công việc thuộc vấn đề xây dựng cơ bản
-Phòng kế hoạch tiêu thụ: xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty,giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị cơ sở,hướng dẫn các đơn vị xây dựng định mức kinh tế kĩ thuật,tổ chức công tác thu mua,bảo quản và tiêu thụ một cách hợp lí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
-Phòng tổ chức lao động tiền lương: tổ chức,sắp xếp,bố trí,phân công lao động trong toàn công ty,xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương cho toàn công ty,đề xuất với ban giám đốc về xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới.Thực hiện chính sách,chế độ của Nhà Nước đối với những cán bộ CNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc thi hành kỉ luật đối với những cán bộ CNV không chấp hành nội quy,quy chế làm việc của đơn vị.
-Phòng kĩ thuật sản xuất:quản lí,nghiên cứu cải tiến kĩ thuật công nghệ,theo dõi an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
-Các đơn vị trực thuộc:căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh,tiền vốn được công ty giao,đơn vị xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra,các đơn vị còn tìm kiếm thị trường,khách hàng với mục tiêu tạo nhiều lợi nhuận cho đơn vị.Trong quá trình sản xuất kinh doanh,các đơn vị báo cáo tình hình hoạt động với các phòng ban chức năng của công ty,lãnh đạo các phòng ban sẽ báo cáo với ban giám đốc,căn cứ vào nội dung báo cáo của các phòng ban,ban giám đốc xem xét và đề ra biện pháp giải quyết những tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
III.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY:1. Tổ chức bộ máy kế toán: 1. Tổ chức bộ máy kế toán:
a-Hình thức tổ chức công tác kế toán ở công ty:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.Công ty áp dụng mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán vì công ty có địa bàn hoạt động rông lớn,trực tiếp quản lí 14 đơn vị trực thuộc.
Ở từng xí nghiệp sản xuất tổ chức kế toán riêng,hạch toán độc lập,riêng các chi nhánh kinh doanh thì hạch toán báo sổ.Vào cuối tháng,toàn bộ chứng từ phát sinh ở các chi nhánh,sổ sách ở các đơn vị gửi về văn phòng công ty.Trên cơ sở đó,kế toán công ty tổng hợp lại và lập các báo cáo quyết toán cho toàn công ty theo tháng.Theo từng phần hành kế toán cụ thể,từng kế toán viên đảm nhận từng công việc cụ thể
b-Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
BIỂU 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
:Mối quan hệ doc mang tính chỉ đạo
:Mối quan hệ ngang mang tính chất tác nghiệp
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN TIỀN MẶT và THANH TOÁN NỘI BỘ KẾ TOÁN T.LƯƠNG và KHOẢN NỘP N.SÁCH KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIÊU THỤ và CÔNG NỢ PHẢI THU KẾ TOÁN MUA HÀNG và CÔNG NỢ PHẢI TRẢ KẾ TOÁN THUẾ và VẬT TƯ KẾ TOÁN CÁC ĐƠN
VỊ SẢN XUẤT KẾ TOÁN CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KẾ TOÁN TSCĐ và ĐẦU TƯ XDCB KẾ TOÁN TRƯỞNG (TRƯỞNG PHÒNG TCKT)
c- Chức năng,nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:
-Kế toán trưởng:là người chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê toàn công ty,chỉ đạo xây dựng kế hoạch tài chính,chịu trách nhiệm quản lí thanh quyết toán toàn công ty.
-Phó phòng:là người chịu trách nhiệm thanh quyết toán với các đơn vị cơ sở,giúp cho kế toán trưởng trong việc điều hành mọi hoạt động,đồng thời kiểm tra công tác quyết toán văn phòng.
-Kế toán tổng hợp: với nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán,từ đó lập các báo cáo quyết toán tài chính.
-Kế toán tiền lương,thanh toán nội bộ: theo dõi thanh toán lương và khoản trích theo lương toàn công ty,bên cạnh đó còn theo dõi kế hoạch chi phí của các chi nhánh,thanh toán nội bộ giữa văn phòng và các đơn vị sản xuất công nghiệp trực thuộc.
-Kế toán tiêu thụ: theo dõi việc bán hàng của các chi nhánh,theo dõi công nợ của khách hàng tại công ty cũng như khách hàng thông qua các chi nhánh.
-Kế toán tài sản cố định: quản lí,theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định,kiểm tra khấu hao TSCĐ ở từng đơn vị phụ thuộc theo kế hoạch.Đồng thời theo dõi quyết toán sửa chữa lớn,đầu tư xây dựng cơ bản.
-Kế toán tổng hợp thống kê vật tư: theo dõi các chỉ tiêu thống kê,lập các báo cáo thống kê cùng theo dõi nhập xuất, phân bổ vật tư,công cụ tại văn phòng.
-Kế toán các chi nhánh: theo dõi mua hàng về nhập kho,bán ra và di chuyển giữa các đơn vị trực thuộc với nhau, lập báo cáo,bảng kê, cuối tháng gửi toàn bộ hoá đơn,chứng từ về văn phòng công ty để thanh quyết toán.
-Kế toán các đơn vị sản xuất: tập hợp chi phí,tính giá thành,hoạch toán,theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tiêu thụ các sản phẩm làm ra theo kế hoạch mà công ty giao.Cuối kỳ báo cáo về văn phòng công ty.
2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
Với đặc điểm vừa sản xuất vừa kinh doanh có quy mô lớn.là đơn vị hạch toán độc lập do đó việc lựa chọn hình thức kế toán đòi hỏi phải phù hợp với trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, công ty đã sử dụng hình thức kế toán nhật kí chung.Toàn bộ hệ thống công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính sau khi đã kiểm tra chứng từ theo chương trình lập sẵn.
* Trình tự ghi sổ:
: Ghi hằng ngày : Ghi cuối quý : Đối chiếu,kiểm tra
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty hoặc các số liệu chi nhánh báo về hàng ngày hoặc định kỳ 3 – 5 ngày,kế toán căn cứ vào chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ và nhập vào máy theo trình tự thời gian trên sổ nhật ký chung.Riêng các nghiệp vụ liên quan đến mua bán chịu vật tư hàng hoá thì được nhập vào sổ nhật ký chuyên dùng,các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt thì nhập vào sổ quỹ.Đối với các tài khoản cần theo dõi chi tiết thì cùng với việc ghi vào sổ nhật ký,kế toán ghi vào sổ chi tiết có liên quan.Định kỳ,căn cứ vào các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán thích hợp.Cuối tháng,kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên các sổ kế toán chi tiết,lập bảng tổng hợp chi tiết.Căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh sau đó lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu khác.
* Chứng từ,sổ sách,báo cáo kế toán:
-Chứng từ: là các chứng từ hợp lý,hợp lệ phát sinh tại công ty và các đơn vị trực thuộc được làm chứng từ gốc để ghi sổ kế toán.
-Sổ sách kế toán:gồm sổ Nhật ký chung,Nhật ký chuyên dùng,sổ cái tài khoản,sổ chi tiết tiền,sổ chi tiết công nợ,báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sổ chi tiết bán hàng,sổ chi tiết mua hàng,...
- Báo cáo kế toán:
+ Báo cáo kết quả kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
CHỨNG TỪ GỐC SỔ QUỸ SỔ NHẬT KÝ CHUYÊN DÙNG NHẬT KÝ CHUNG SỔ CHI TIẾT SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
+ Bảng cân đối kế toán + Các báo cáo về thuế GTGT
3. Chương trình kế toán trên máy:
Chương trình phần mềm mà công ty đang sử dụng là chương trình FOXPRO MS_DOS.Ở công ty,thiết kế chương trình được phó phòng kế toán làm theo yêu cầu của công ty.Chương trình cũng tiến hành cập nhật chứng từ ban đầu vào máy,máy sẽ tự động lên sổ chi tiết,Nhật ký ...
Trong nền kinh tế đang phát triển nhanh như hiện nay của nước ta,máy tính là một công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian,tiết kiệm được