Thực trạng và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KCN Dung Quất

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiểu quả hoạt động của các khu công nghiệp tập trung ở Quãng Ngãi (Trang 29 - 31)

Quất

- Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông:

Đường bộ: Cho đến năm 2000 tổng các tuyến đường trục chính trong khu Dung Quất do ngân sách Nhà nước đầu tư là 50,2 km, theo quy cách 2-8 làn xe, tiêu chuẩn thiết kế H30, XB80; trong đó có hai tuyến chính nối với quốc lộ 1A với nhà máy lọc dầu số1, cảng Dung Quất và đô thị mới Vạn Tường được xây dựng theo tiêu chuẩn 8 làn xe. Ngoài ra còn có hàng chục km đường công vụ, đường nội bộđô thị

Vạn Tường và nội bộ nhà máy lọc dầu do Doanh nghiệp tự bỏ vốn để vừa mang tính phục vụ vừa mang tính công ích. Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến naawm 2005 là sẽ

30

phát triển một số tuyến đường mới đáp ứng nhu cầu phát triển Dung Quất ; đồng thời nâng cấp các tuyến đường hiện có.

Đường hàng không: Trên cơ sở hai tuyến đường băng hiện có (3020m x 45m và 2080m x 30m); sân bay Chu Lai sẽ được Nhà nước đầu tư nâng cấp và đưa vào hoạt động vào năm 2003 với số vốn giai đoạn 1 là 350 tỷ đồng. theo quy hoạch hệ thống các sân bay toàn quốc đến năm 2010 đã được Chính Phủ phê duyệt thì Chu lai sẽ là một trong 6 sân bay trọng điểm của Quốc gia. Một nhóm các tập doanh nghiệp của Mỹ trong đó đang nghiên cứu khả năng đầu tư phát triển Chu Lai thành trung tâm vận chuyển hàng hoá và khách hàng khu vực.

Đường biển : Từ nay đến năm 2010:

Sẽ kéo dài đê chắn sóng lên 1600m, xây dựng mới khu chắn cát phù sa ở cửa sông Trà Bồng, xây dựng các cầu cảng số 2 và số3 cho các loại tầu từ 3-7 vạn tấn. Một số

cảng chuyên dùng cho công nghiệp đóng sửa tàu biển và luyện cán thép do các nhà doanh nghiệp đầu tư sẽ xây dựng theo quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp phía Đông.

Đường sắt : Từ nay cho đến năm 2010:

Sau năm 2005, sẽ xây dựng tuyến đường sắt dài 12Km, nối Cảng Dung Quất với tuyến đường sắt Bắc – Nam.

- Quy hoạch cấp điện: Hiện nay Khu công nghiệp Dung Quất được cấp

điện bởi hệ thống điện riêng từ nguồn Thuỷ diện Sông Đà qua Trạm 500KV Cầu Đỏ

theo tuyến 220KV mạch kép, được hạ thế qua hai trạm 110KV và phân bố cho khu vực khác nhau qua 13 Trạm 35KV. Riêng việc cấp điện cho Nhà máy lọc đầu số 1 do Nhà máy tự đầu tư với một trạm phát điện riêng bằng nguồn nhiên liệu của chính nhà máy. Giai đoạn từ nay đến năm 2005, tiếp tục thực hiện quy hoạch cấp điện cho Dung Quất đã được Chính Phủ phê duyệt Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) sẽ đầu tư

31

Pleiku. Cũng vào thời gian này, một nhà máy nhiệt điện công suất 300 MW sẽ được khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT.

- Quy hoạch cấp nước: Hiện nay Nhà máy nước giai đoạn 1 do Tổng công ty Vinaconex đầu tư theo hình thức BOT với công suất 15.000m3/ngày, đảm bảo cung cấp nước cho nhà máy lọc dầu số1, cho khu dân cư của đo thị Vạn Tường và các nhà máy Xí nghiệp trong khu Dung Quất .Theo kế hoạch năm 2003 nhà máy nước giai

đoạn 2 theo hình thức đầu tư BOT sẽ có công suất 100.000m3/ngày sẽ cung cấp nước cho vận hành nhà máy lọc dầu số1, các nhà máy hoá dầu và Xí nghiệp khác thuộc KCN phía Đông. Đến năm 2010 nhà máy nước giai đoạn 3 công suất 200.000m3/ ngày sẽ được khuyến khích đầu tưđể cấp nước cho KCN phía Tây.

- Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc: Cho tới năm 2000 Dung Quất đã hoàn thành tổng đài điện tử 512 số, trang bị hhệ thống vi ba số và phủ sóng di

động toàn khu Dung Quất .Dự kiến trong giai đoạn 2000- 2010: Triển khai Dự án ODA của Chính Phủ Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư là 10 triệu USD với tổng đài điện tử

HOST tại Vạn Tường với dung lượng 8680 số và 4 trạm vệ tinh với tổng dung lưọng là 2584 số Dự kiến đến 2010 sẽ nâng tổng số máy điện thoại lên100.000 số và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất về dịch vụ bưu chính viễn thông.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiểu quả hoạt động của các khu công nghiệp tập trung ở Quãng Ngãi (Trang 29 - 31)