Một số giải pháp và kiến nghị

Một phần của tài liệu Chế độ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON (Trang 82 - 92)

1.Kiến nghị đối với nhà nước.

Pháp luật là những nguyên tắc sử sự chung do Nhà nước đặt ra để quản lý đất nước. Pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giữ gìn trật

tự đất nước nói chung và trật tự trong nền kinh tế nói riêng. Hiện nay trong xu thế hội nhập vơi thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, Nhà nước ta đã sửa đổi nhiều văn bản pháp luật nhằm hướng những văn bản đó gần với những quy định của quốc tế. Từ năm 2005, chính phủ đã ban hành một loạt những văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho những văn bản cũ không còn phù hợp với những thông lệ của Quốc tế, đặc biệt là những văn bản trong lĩnh vực kinh tế. Những văn bản mới được ban hành lại như: Luật dân sự 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật thương mại 2005, luật đấu thầu, nghị định 16/2005/NĐ-CP(7/2/2005) về quản lý dự án đầu tư, thông tư 02/2005/TT- BXD(25/2/2005) hướng dẫn hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng…và còn rất nhiều văn bản hướng dẫn có giá trị khác.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời đã bổ sung những thiếu sót của những văn bản cũ trong thời gian qua. Nó khắc phục được những nhược điểm mà những văn bản cũ mắc phải. Có thể nói những văn bản mới ban hành trong thời gian gần đây đã một bước hoàn thiện những quy định của Pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Tuy nhiên không phải những gì đổi mới đều là toàn ưu điểm mà không có nhược điểm. Tuy có rất nhiều tiến bộ trong việc ban hành một hệ thống văn bản về hợp đồng thì cũng phải kể đến một số những khó khăn cần khắc phục khi thi hành pháp luật.

Một hệ thống văn bản chỉ phát huy được tác dụng của nó khi nó được thực hiện và chấp hành một cách đầy đủ. Hệ thống văn bản dù có hoàn thiện chặt chẽ đến mấy mà không có sự thực thi và chấp hành một cách đúng đắn thì cũng không thể là một hệ thống pháp luật có hiệu quả cao. Bên cạnh việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mới thì nhà nước cũng cần hoàn thiện khâu thực thi pháp luật để pháp luật được đưa vào thực tiễn sử dụng có hiệu quả. Sau đây là một số giải pháp đề nghị về việc thực thi pháp luật:

Thứ nhất: Nhà nước cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ việc thực

hiện các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành trong quá trình đấu thầu và trúng thầu. Nước ta bắt nguồn từ một nền kinh tế nhỏ lẻ, tự phát, các doanh nhân làm ăn với nhau cũng một cách tự phát, không theo một quy pham nào cả. Điều đó đã ăn sâu vào tâm lý những doanh nhân Việt Nam, bản thân nhà nước cũng không thể quản lý hết những mối quan hệ không theo pháp luật. Nhưng khi đã bước vào nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt cùng với sự giao thoa của các nền văn hoá khác nhau thì việc chấp hành theo các quy định pháp luật là cơ sở pháp lý quy nhất giúp nhà nước quản lý được các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng giúp các doanh nhân tự bảo vệ mình. Bên cạnh việc các doanh nhân cần chấp hành thực hiện đúng các quy đinh trong pháp luật thì nhà nước cũng cần có những biện pháp quản lý việc thực thi pháp luật của các chủ thể kinh tế. Nhà nước cần thắt chặt các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, không để tình trạng trên bảo dưới không theo.

Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, khi đấu thầu là một giai đoạn quan trọng để có thể kí kết một hợp đồng giao nhận thầu xây dựng thì việc làm thế nào để trúng thầu là suy tư của biết bao những người làm trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, lẽ ra nên bằng những biện pháp tích cực như đầu tư kĩ thuật cao, cạnh tranh bằng giá thì một số nhà tham gia dự thầu lại muốn cạnh tranh bằng những con đường mờ ám, trái với quy định của Pháp luật. Vi đó mà những gói thầu đạt chất lượng cao về kĩ thuật và giá cả hợp lý nhất lại không trúng thầu, thay vào đó là những người dung tiền để mua gói thầu. Như vậy chất lượng không thể đạt hiệu quả cao. Nhà nước cần đặt ra một ban quản lý về việc đấu thầu, kỉêm tra trình độ kĩ thuật, năng lực thực sự của mỗi bên tham gia đấu thầu, từ đó tạo sân chơi công bằng bình đẳng cho tất cả mọi doanh nhân.

Thứ hai: Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ trong khâu thực thi dự

án. Điều này rất cần thiết đối với những gói thầu thuộc dự án nhà nước, khi các nhà quản lý có tư tưởng sống chết mặc bay. Những nhà trúng thầu với những bản cáo chất lượng rất tốt nhưng khi thực hiện dự án lai hoàn toàn không thực chất như vậy. Thực trạng những công trình nhà nước bị rut ruột nhiều như thời gian quan là một thực trạng đáng báo động, nó đòi hỏi nhà nước cần phải có biện pháp quản lý kiểm tra và báo cáo ngay về tình trạng thi công của các nhà thầu. Sự bỏ rơi buông lỏng trong quản lý dẫn đến tình trạng các nhà thầu tham ô tiền của nhà nước hàng ngàn tỉ đồng, vậy mà chỉ đến khi phanh phui ra nhân dân và các cơ quan chức năng mới biết. Nhà nước cần phải có ban kiểm tra thi công dự án làm việc có trách nhiệm và chất lượng, đẩy lùi việc thực thi công trình không như thoả thuận.

Thứ ba: Cùng với sự tăng cường quản lý, nhà nước cần nâng cao năng

lực và phẩm chất của cán bộ nhà nước. Một hệ thống pháp luật được thực thi tốt khi nó có những nhà làm luật tốt có đủ năng lực phẩm chất. Trong những năm gần đây, một số bộ phận cán bộ đảng viên có những biểu hiện không đúng trong chừng mực mà đảng và nhà nước ta yêu cầu, có nhiều hiện tượng quấy nhiễu nhân dân, gây phiền hà khó khăn cho nhân dân. Nhà nước cần có những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng này, đảm bảo sự trung thực và đúng đắn trong thực hiện pháp luật.

Thứ tư: Một trong những việc mà nhà nước ta cần làm luôn là nâng cao

năng lực hiểu bíêt và thực thi đúng pháp luật của bản thân các doanh nhân, đặc biệt là những doanh nhân trong lĩnh vực xây dựng. Bản thân họ phải nhận thức rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của mình, không được làm những việc trái pháp luật và đạo đức để dẫn tới những hậu quả đáng tiếc cho bản thân. Nhà nước nên tổ chức những buổi giao lưu phổ biến về pháp luật cho những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng để ngoài lĩnh vực chuyên môn, họ

còn nắm chắc pháp luật, từ đó có thể tự mình tránh khỏi những khó khăn khi tham gia vào pháp luật

2.Kiến nghị đôí với công ty FECON.

Trong tình hình đất nước đang trong đà phát triển như hiện nay, xây dựng là một lĩnh vực phát triển mạnh theo xu thế tất yếu. Vì vậy,các công ty xây dựng có tương lai tiến triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự hội nhập cũng là nhân tố làm hiện tượng cá lớn nuốt cá bé gia tăng. Những công ty không đủ năng lực sẽ bị đào thải để nhường chỗ cho sự phát triển lớn mạnh của những công ty lớn có tiêm lực lớn mạnh. Trong quá trình thực tập ở công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, tôi nhận thấy việc kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty có nhiều thành tựu. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu thi vẫn còn có những vướng mắc,nếu loại bỏ được những vướng mắc này thì công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong công việc kinh doanh nói chung và việc kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng nói riêng.

Sau đây, tôi xin đề xuất một số ý kiến mang tính đóng góp vào hoạt động của công ty:

Thứ nhất: về vấn đề nhân sự, công ty cần tăng cường các biện pháp

nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của công ty trên tất cả các mặt: ngoại ngữ, pháp luật, kinh nghiệm làm việc. Công ty cần có những cán bộ chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như nắm bắt được tình hình và xu thế phát triển trong nước và thế giới để có thể nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trong tình hình các công ty xây dựng phát triển mạnh như thời gian hiện nay. Bên cạnh những cán bộ có đầy đủ năng lực về lĩnh vực xây dựng, công ty cần phải có những cán bộ phụ trách về mảng pháp luật, vì pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng để một công ty có thể bắt kịp với xu thế hội nhập

như hiện nay. Để nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ công nhân viên chức, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tổ chức đào tạo tại chỗ cho cán bộ công nhân viên chức.

- Cử cán bộ công nhân viên chức đi học nâng cao nghiệp vụ tại các

trường,các viện, các trung tâm pháp luật có uy tín. Bên cạnh đó, cán bộ công ty có thể tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn do các trung tâm có uy tín tổ chức. Một trong những trung tâm uy tín là trung tâm tư vấn pháp luật của khoa Luật, trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức.

- Công ty tổ chức nên tổ chức các buổi họp phổ biến pháp luật, khuyến

khích cán bộ công nhân viên tham gia xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật tại công ty.

Thứ hai:về công tác Marketing của công ty. Cùng với việc hoàn thiện

năng lực Pháp luật, công ty nên hoàn thiện hệ thống Marketing trong công ty nhằm thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, xây dựng kế hoạch dự báo giá cả linh hoạt để có thể ứng biến kịp thời với sự biến động của thị trường. Marketting tạo ra chất lượng, giá cả phù hợp với yêu cầu của thị trường. Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý ở các công ty xây dựng trong lĩnh vực marketing, tuy nhiên cho đến nay, vấn đề marketing trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản, khoa học. FECON cũng ở vào tình trạng như vậy. Tổ chức hoạt động Marketing của công ty vẫn còn ở trạng thái tự phát, chưa thành một hệ thống vì vậy chưa phát huy được hiệu quả Marketing trong hoạt động xây dựng. Một số bước cơ bản trong hoạt động Marketing lĩnh vực xây dựng cơ bản là:

- Thu thập các thông tin về tình hình biến động giá cả thị trường để có

- Thu thập các thông tin về đối tác của mình, các thông tin về những dự án đang và sẽ là đối tượng mà công ty hướng tới, nhằm đạt được những hợp đồng tốt nhất.

- Thu thập những thông tin về đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xây

dựng. Xem xét năng lực, trình độ của đối thủ cạnh tranh, từ đó có những phương án giải pháp nhằm cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao.

Thứ ba: công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài

chính của công ty, để có thể thầu những công trình lớn, nâng cao vị thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Để giải quyết vấn đề vốn, công ty cần tiến hành một số các biện pháp sau:

- Trước hết công ty có thể nâng cao vốn điều lệ bằng cách trích từ

nguồn lãi của công ty, thay cho việc chia cổ phần cho các cổ đông.

- Bên cạnh đó,công ty có thể tận dụng vốn của các nhà đầu tư bằng

cách thi công dứt điểm các công trình được thầu, nhằm được thanh toán trong thời gian nhanh nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Công ty cũng nên xây dựng mối quan hệ tốt đối với các tổ chức tín

dụng để tranh thủ sự trợ giúp vốn xây dựng, giúp công ty mở rộng quy mô.

- Bên cạnh đó, công ty cũng nên có quan hệ làm ăn tốt với nhứng nhà

thầu có uy tín, gây dựng những thiện cảm tốt đẹp thông qua việc thi công các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng một cách đúng chất lượng, khoa học, kĩ thuật, thời gian bàn giao công trình, thái độ làm việc chuyên nghiệp, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

Thứ tư: bên cạnh việc nâng cao năng lực tài chính,năng lực cán bộ công

nhân viên, công ty cũng cần nâng cao chất lượng máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất, kĩ thuật nhằm đáp ứng được yêu cầu cao trong xây dựng trong thời điểm hiện tại và tương lai. Khi cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng cao, năng lực cạnh tranh cũng sẽ được nâng cao, giúp công ty có cơ hội hơn khi tham gia nhận thầu các dự án.

Kết luận

Lĩnh vực xây dựng là một lĩnh vực quan trọng,liên quan đến hầu hết các ngành kĩ thuật khác. Vì vậy việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng nói riêng là hết sức cần thiết, nó tạo ra hành lang pháp lý khách quan cho hoạt động đầu tư xây dựng. Với đặc điểm nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, tuy vậy chúng ta vẫn còn là một nước đang phát triển, nền kinh tế và quản lý còn yếu kém thì việc ban hành các văn bản quy pham pháp luật có hiệu lực cao, phù hợp với thực tiễn là hết sức cần thiết. Sự chặt chẽ, an toàn sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam, đồng thời cũng nâng cao sự cạnh tranh của các công ty xây dựng trong nước.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong việc kí kết và thực hiện các hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON, bài viết đã phần nào đưa ra được thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và nâng cao năng lực kí kết một hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty FECON nói chung cũng như những công ty có quy mô vừa và nhỏ nói riêng.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế,bài viết không tránh khỏi những thíếu sót. Em mong được sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo và những anh chị thuộc công ty FECON để bài viết được hoàn thiện hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Văn bản pháp luật

- Luật doanh nghiệp 1999 - Luật doanh nghiệp 2005 - Bộ luật dân sự 2005

- Bộ luật tố tụng dân sự 2004 - Luật thương mại 2005 - Luật thương mại 1997

- Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 - Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002 - Luật xây dựng 2003

- Luật đấu thầu 2005

- Thông tư của Bộ xây dựng số 02/2005/TT-BXD ngày 25/02/2005 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

- Nghị định của chính phủ số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về

Mục lục

Mở đầu... 1

Chương I. Cơ sở pháp lý của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...3

I.Hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động giao nhận thầu xây dựng...3

1. Đặc điểm và vai trò của hoạt động xây dựng trong nền kinh tế quốc dân...3

1.1.Hoạt động đầu tư xây dựng...3

1.2.Vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng...5

2. Hợp đồng trong hoạt động giao nhận thầu xây dựng...6

2.1.Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...6

2.2.Vai trò của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng...9

2.3.Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng giao nhận thầu xây dựng...10

Một phần của tài liệu Chế độ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w