4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và các biện pháp giải quyết tranh chấp.
2.2. Những khó khăn khi thực thi pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng
yêu cầu về chất lượng, kĩ thuật, có tính thẩm mĩ, phát huy hiệu quả các công trình xây dựng. Những thành công này chứng tỏ sự cố gắng vượt bậc của công ty nhằm góp phần và khẳng định uy tín của công ty trên thị trường xây dựng. Với tiêu chí sản xuất kinh doanh “Chuyên nghiệp – uy tín – chất lượng", Công ty mong muốn được hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực xây dựng để khẳng định đẳng cấp bằng các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Bằng nỗ lực không ngừng của mình, công ty mong muốn và hy vọng sẽ đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
2.2. Những khó khăn khi thực thi pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng dựng
Mặc dù trong công tác thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, Công ty đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét lại, khắc phục để nâng cao hiệu quả của công tác kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Những hạn chế mà công ty gặp phải là:
Thứ nhất: Đối với cơ sở pháp lý để kí kết hợp đồng, mặc dù Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế đã hết tác dụng, nhưng trong qúa trình kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, công ty vẫn đưa Pháp lệnh đó vào danh sách những văn bản có gía trị pháp lý để làm cơ sở. Điều này thể hiện sự không chú ý đến sự phát triển của chế độ hợp đồng thương mại dịch vụ của Việt Nam. Cán bộ công ty nói chung và cán bộ phụ trách thảo hợp đồng nói riễng đã không nắm
bắt được sự thay đổi của hệ thống quy phạm pháp luật hoặc có nắm bắt được nhưng không thay đổi thói quen cũ. Nó có thể bắt nguồn từ sự cẩu thả khi thảo hợp đồng hoặc sự thiếu hiểu biết về pháp luật của cán bộ công ty. Công ty cần chú ý đến vấn đề này vì trong giai đoạn mà sự cạnh tranh rất khốc liệt như hiện nay, sự đúng đắn trog áp dụng pháp luật là cơ sở mang lại sự chiến thắng cho mỗi doanh nghiệp, đảm bảo sự chặt chẽ trong kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Thứ hai: Một trong những hạn chế của công ty trong quá trình kí kết
hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, đó là mẫu hợp đồng của công ty với đối tác rất sơ sài. Những mẫu hợp đồng do công ty kí kết nhìn chung chỉ có những điều khoản được quy định trong luật, kể cả khi các điều khoản đó ghi rất chung chung, để các bên có thể bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh riêng của từng thời kì, từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, khi công ty thảo hợp đồng thường ghi rất chung chung. Một số hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được kí kết của công ty chỉ có vài điều khoản như:
+ Nội dung công việc + Khối lượng công việc + Thời gian tiến hành + Điều khoản thanh toán + Trách nhiệm mỗi bên + Cam kết chung
Bên cạnh những hợp đồng giao nhận thầu xây dựng rất sơ sài, công ty cũng kí kết một số hợp đồng có bổ sung đầy đủ các điều khoản theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2005(25/2/2005) của Bộ xây dựng về hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, đó là những điều khoản như:
+Trường hợp bất khả kháng
+ Điều khoản tạm dừng huỷ bỏ hợp đồng + Phạt vi phạm hợp đồng
+Ngôn ngữ sử dụng
Tuy rằng các điều khoản đã được bổ sung đầy đủ nhưng nội dung của các điều khoản cũng không hề được thể hiện một cách chi tiết. Ví dụ như trong điều khoản Tranh chấp và giải quyết tranh chấp, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng giữa công ty và đối tác chỉ ghi:
+ Trong trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên nỗ lực chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết.
+ Trong trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên, việc giải quyết thông qua hoà giải hoặc toà án kinh tế giải quyết theo quy định của Pháp luật.
Điều khoản này không nói rõ khi có vi phạm thì các bên sẽ áp dụng hình thức nào để giải quyết tranh chấp mà chỉ ghi chung chung để các bên có thể lựa chọn sau. Quả thực những điều khoản này không mang tính sáng tạo mà chỉ mang tính rập khuôn, hình thức. Cán bộ làm hợp đồng trong công ty không nghiên cứu kĩ đặc thù của từng loại hợp đồng từng loại dự án, hoàn cảnh có thể xảy ra để có thể có những điều kiện cho phù hợp mà đưa nguyên xi mẫu hợp đồng được quy định trong pháp luật. KH
Không chỉ có điều khoản giải quýểt tranh chấp mà còn những điều khoản khác cũng rập khuôn như mẫu hợp đồng. Như trường hợp bất khả kháng, tạm dừng huỷ bỏ hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng. Điều này thể hiện sự không nghiên cứu chú trọng trong khâu thảo hợp đồng của cán bộ trong công ty. Đó là một hạn chế đối với công ty trong quá trình kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Thứ ba: Công ty chủ yếu tham gia kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây
dựng đối với các nhà thầu chính, công ty đa phần chỉ nhận thầu phụ, cho nên công ty chủ yếu mới lấy được uy tín đối với các nhà thầu chính mà chưa tạo được vị thế cũng như tên tuổi của mình trong lĩnh vực đấu thầu. Vì vậy khả năng công ty tham gia đấu thầu là ít và khả năng trúng thầu thấp. Sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng gay gắt làm cho thị trường của công ty có nguy cơ bị thu hẹp, ngày càng có nhiều công ty trong nước và quốc tế có khả năng cạnh tranh cao.
Thứ tư: Do năng lực tài chính còn hạn chế, trang thiết bị thi công mặc
dù đã được bổ sung nhưng vẫn chưa đủ mạnh, trình độ của cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu thầu nên công ty thường chỉ là nhà thầu phụ cho các nhà thầu lớn trong nước và nước ngoài, vì vậy công ty mất đi cơ hội có thể trúng thầu tiến hành kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng đối với chủ đầu tư. Mặt khác, mặt tài chính của công ty hoạt động chưa được hiệu quả. Trong thời gian qua, việc thu hồi công nợ của công ty còn chưa được thực hiện hiệu quả nên chưa tận thu được các công trình đã thi công và thường để ra tình trạng nợ đọng, điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, khi mà đồng vốn được quay vòng một cách chóng mặt, không phải chủ công trình nào cũng có sẵn trong tay nguồn vốn đầu tư mà phải điều động từ nhiều nguồn khác. Do đó, số lượng vốn và thời gian vay phụ thuộc vào các tổ chức tín dụng, nhiều khi muốn có ngay cũng không được.
Thứ năm: Trong công tác thi công quản lý chất lượng công trình, một
số khâu trong các công trình đôi lúc còn chưa được bảo đảm. Cán bộ kĩ thuật chỉ huy công trình đội trưởng thi công nhiều khi không bám sát hiện trường nên sự sai sót trong thi công có lúc xảy ra làm tăng những chi phí không cần thiết, giảm lợi nhuận của công ty.
Thứ sáu: Việc quả lý, sử dụng và đầu tư máy móc thiết bị chưa hợp lý.
Hầu hết các công trình đều do chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính hoặc đặt mua ở các đối tác khác. Do đó, công ty không chủ động trong việc cung cấp vật tư xây dựng, làm giảm tiến độ thi công của công trình. Mặt khác việc sử dụng máy móc, thiết bị thi công hiệu quả chưa được theo yêu cầu dẫn đến chi phí sản xuất lớn là một trong những nguyên nhân chính khiến cho một số công trình bị nợ đọng kéo dài. Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ kéo tới tình trạng công ty làm việc không có hiệu quả.
Thứ bảy: Công ty cũng gặp một số khó khăn về vấn đề nhân lực. Mặc
dù công ty đã có sự lựa chọn, tuyển dụng những cán bộ giỏi, có năng lực trình độ chuyên môn cao trực tiếp tham gia vào công tác thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, tuy nhiên, số lượng cán bộ này không nhiều, nên đôi lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của các chủ đầu tư trong và ngoài nước khắt khe.
Thứ tám: Việc quản lý người lao động của công ty còn gặp nhiều khó
khăn. Do đặc điểm sản xuất xây dựng có tính di động cao thay đổi theo thời vụ, nên lao động trong công ty cũng luôn không ổn định, phải làm việc ngoài trời và luôn thay đổi nơi làm việc. Công ty thường xuyên phải thuê thêm lao động hợp đồng vì vậy lượng lao động sử dụng hàng năm của công ty vượt quá số lượng lao động chính thức.
Với những tồn tại như trên, nhìn chung lại đã làm giảm khả năng thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty đối với đối tác. Những tồn tại trên không phải là lớn nhưng cũng sẽ khiến cho công ty giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường, công ty cần có những biện pháp khắc phục.