Về phương thức khai thác ruộng đất

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất (từ 1997 đến 2008) (Trang 43 - 50)

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong giai đoạn (1997 – 2008) việc triển khai phổ biến, quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; những quan điểm, chủ trương chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn và quản lý đất đai đã được Huyện ủy, các ban nghành đoàn thể đặc biệt coi trọng. Huyện ủy liên tục tổ chức các lớp nghiên cứu quán triệt các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh và nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đến cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân.

Đối với một huyện làm nông nghiệp là chủ yếu như Phú Lương thì việc chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai trong sản xuất là công tác luôn được Đảng bộ và nhân dân đặt lên hàng đầu. Trong những năm 1997 – 2008, dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, nhân dân các dân tộc trong huyện đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để có thể khai thác tốt hơn tiềm năng đất nông nghiệp của huyện, đồng thời là để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Chỉ riêng trong năm 2008, “trạm khuyến nông phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp với ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, cán bộ xóm, ban tổ chức tập huấn kỹ thuật về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật gieo sạ,… các biện pháp khắc phục sản xuất do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại. Tổ chức tập huấn kỹ thuật được trên 130 lớp với hơn 500 lượt người tham dự về chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, thủy sản…

Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt được thực hiện qua các mô hình, các ô mẫu như: Mô hình lúa Q.Ưu số 1, LS1 với diện tích 3ha ở xóm Tràng Học xã Phấn Mễ; mô hình ngô giống NK981 với diện tích 3 sào tại xã Yên Ninh, ô mẫu chăn nuôi cá tổng hợp tại xã Yên Lạc với diện tích mặt nước 1,5 ha; Mô hình gà thả vườn, gà sạch tại xã Phấn Mễ, Yên Đổ…

Mô hình thâm canh lúa lai VL20 và HYT 83 năng suất, chất lượng cao tại xã Sơm Cẩm và xã Cổ Lũng với diện tích 7 ha.

Tổ chức cho 50 nông dân tham quan học tập kỹ thuật trồng nấm ăn. Tổ chức được 3 lớp tập huấn kỹ thuật đồng thời thực hiện 3 ô mẫu nấm tại công trường 06 huyện Phú Lương. Phối hợp với các cán bộ kỹ thuật cơ sở tiếp tục chỉ đạo kỹ thuật chăm sóc diện tích ngô ngọt trồng thí điểm ở một xã, thị trấn. Đã được công ty TNHH Mai Mai thu mua sản phẩm, bước đầu làm cho người dân tham gia tin tưởng và thu được kết quả khả quan”.[35; Tr 5]

Để có thể khai thác tốt hơn tiềm năng nông nghiệp của huyện thì nhất thiết công tác đầu tiên cần phải chú trọng phát triển là phải đẩy mạnh việc tu sửa, xây dựng hệ thống thủy lợi để có thể đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. “Năm 2000, toàn huyện đã xây dựng mới 4 công trình và phục hồi 2 công trình thủy lợi, tu sửa và làm mới trên 75 km kênh mương, trong đó có 11 km đã được kiên cố hóa, chủ động nước tới cho trên 2000 ha lúa và hoa mầu, tăng 204 ha so với năm 1996”. [25; Tr 271]

Cùng với đó, phong trào cứng hóa kênh mương nội đồng dẫn nước tưới, tiêu được nhiều địa phương triển khai và thực hiện có hiệu quả. Tiêu biểu là các xã như: Phấn Mễ, Thị trấn Đu, Cổ Lũng, ….Ngoài ra, “để khắc phục tình trạng hạn hán gây thiệt hại mùa màng, Huyện ủy đã chỉ đạo ngành Ngân hàng hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi để nông dân mua máy bơm chống hạn”. [25; Tr 268]. “Đến năm 2004, toàn huyện đã kiên cố hóa được 76,8 km kênh mương”. [19; Tr 4]. Chính nhờ việc đẩy mạnh công tác làm thủy lợi đã tạo điều kiện cho nhân dân trong huyện có thể mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên đồng ruộng, đẩy mạnh thâm canh, đa canh để tăng năng suất cây trồng.

Đối với nông – lâm nghiệp, nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của khoa học kỹ thuật; do đó, bà con nông dân tích cực tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc phân công lao động cũng ngày càng hợp lý hơn. Việc khai

thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng, thâm canh tăng năng suất lao động được đẩy mạnh, tạo ra sự chuyển biến tích cực về cơ cấu giống cây trồng, góp phần đưa nền kinh tế của huyện phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa.

Do diện tích canh tác được mở rộng, sự áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều nên năng suất sản lượng cây trồng ở Phú Lương trong giai đoạn 1997 – 2008 đều tăng, tăng nhanh nhất là các cây lương thực có hạt, trong đó đặc biệt là cây lúa – cây trồng chủ đạo của huyện.

Biểu số 6: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Phú Lương qua các

năm

[7; Tr 37], [8; Tr 41], [9; Tr 39], [35]

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

1997 6438 21765 33, 80 1998 6480 21469 33, 13 1999 6162 22959 37, 26 2000 6716 25725 38, 30 2001 6922 28218 40, 77 2002 6971 30661 43, 98 2004 6991 31392 44, 90 2005 7004 32411 46, 27 2007 6880 31164 46,41 2008 6817 32987 46,93

Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích, sản lượng và năng suất lúa của Phú Lương trong giai đoạn 1997 – 2008 hầu hết nhìn chung đều tăng qua các năm. Đặc biệt, nhờ áp dụng các biện pháp khai thác đất đai đã nêu ở trên mà năng suất lúa của huyện đã liên tục tăng nhanh qua các năm, năm 2008 năng suất đã đạt 46,93(tạ/ha), đây chính là sự thể hiện cho kết quả của những chủ trương, biện pháp thực hiện của Đảng bộ huyện cũng như nỗ lực cố gắng lao động của nhân dân trong huyện.

Cùng với các cây lương thực thì các cây công nghiệp cũng được huyện chú trọng phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc phát triển cây chè. Chè được coi là cây công nghiệp mũi nhọn của huyện, bởi chè đem lại lợi nhuận kinh tế cao, hơn nữa chè là một cây công nghiệp phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu của huyện.

Biểu số 7: Diện tích một số cây công nghiệp qua các năm [7; Tr 27], [8; Tr 32], [9; Tr 23] Đơn vị: ha Năm Chè Mía Lạc 1997 2108 160 256 1999 2396 127 274 2000 2545 127 289 2001 2578 130 280 2003 3464 130 216 2005 3765 130 157 2008 4438 42 134,9

Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung các cây công nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Phú Lương, trong đó đặc biệt là cây chè, diện tích chè của Phú Lương đều được tăng đều qua các năm. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển đó là do, “huyện đã xác định chè là cây trồng mũi nhọn, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Vì thế, huyện đã xây dựng đề án phát triển sản xuất, chế biến chè trong giai đoạn 2001 – 2005; 2006 - 2010. Năm 2003, toàn huyện đã trồng mới 106,3 ha chè, đưa tổng diện tích chè của huyện đạt 3464 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 23095 tấn, thu nhập đạt 28,12 triệu đồng/ha”.[3;Tr 204].

Cùng với trồng trọt thì chăn nuôi cũng phát triển mạnh tại các hộ gia đình. Công tác lưạ chọn giống tốt, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

luôn được coi trọng. “Đến năm 2000, toàn huyện có khoảng 50 hộ phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, với diện tích từ 2 đến 10 ha”. [14; Tr 270]

Biểu số 8: Tổng số đàn gia súc của huyện Phú Lương qua các năm [7; Tr 63], [8; Tr 73], [9; Tr 81], [35] Đơn vị: con Năm Lợn Trâu Bò 1997 32598 15324 428 1999 34475 15745 595 2000 41576 15560 630 2001 44230 14326 800 2003 47015 13379 846 2005 49975 12945 1405 2008 53000 20400 2500

Thông qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được sự phát triển nhanh chóng của những đàn gia súc của huyện trong giai đoạn 1997 – 2008. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển trên là do Đảng bộ và các ban ngành đã đề ra chủ trương và hướng dẫn phát triển kinh tế chăn nuôi theo mô hình trang trại, cùng với đó do sự phát triển của năng suất và sản lượng của các cây lương thực từ đó có thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho con người, bên cạnh đó, người dân đã tận dụng nguồn lương thực thừa cho chăn nuôi để cải thiện kinh tế gia đình. Thêm vào đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và nhu cầu về thịt của thị trường ngày càng lớn nên huyện đã chỉ đạo cho ngành ngân hàng, cho nhân dân vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình chăn nuôi.

Để có thể đánh giá hiệu quả của những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ huyện, các ban ngành và quần chúng nhân dân trong việc nâng cao giá trị sản xuất bình quân trên một diện tích canh tác. Theo như báo cáo chính trị trình đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, thì giá trị sản xuất bình quân trên

một diện tích canh tác của huyện năm 2005 : 33,5 triệu đồng; năm 2006: 35,7triệu đồng ; năm 2007: 40 triệu đồng ; năm 2008: 43,7triệu đồng. Qua đây, chúng ta thấy rằng, giá trị sản xuất bình quân trên một diện tích canh tác của huyện liên tục tăng. Cùng với đó, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng nhanh qua các năm, cụ thể là: 2005 : 190.00 triệu đồng; năm 2006: 215.777 triệu đồng ; năm 2007: 228.051 triệu đồng ; năm 2008: 229.000 triệu đồng. Điều đó khẳng định rằng những chủ trương, biện pháp thực hiện về chính sách đất đai của Đảng của Đảng bộ huyện là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.

*Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở chỉ đạo là những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về ruộng đất, Đảng bộ huyện Phú Lương trong giai đoạn (1997 – 2008) đã nhanh chóng đề ra được những chủ trương, biện pháp thực hiện nhằm lãnh đạo nhân dân trong huyện thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa là góp phần vào việc phát triển nhanh của nền kinh tế nông nghiệp của huyện.

Cũng như trên cả nước, trong giai đoạn (1997 – 2008), về sở hữu ruộng đất, ở Phú Lương tồn tại hai hình thức sở hữu ruộng đất chủ yếu là sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân) và hình thức sở hữu của các tổ chức và cá nhân – hộ gia đình. Mỗi loại hình thức sở hữu ruộng đất bên cạnh những mặt tích cực nhất định còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định cần phải được khắc phục. Đặc biệt khi nền kinh tế hàng hóa đang phát triển mạnh như hiện nay thì sở hữu Nhà nước về đất đai đang bộc lộ những hạn chế cần phải có những sự thay đổi nhất định để khắc phục những hạn chế đó và để nó phù hợp hơn với giai đoạn phát triển hiện nay.

Về phương thức khai thác ruộng đất trong giai đoạn này có những tiến bộ rõ rệt, do người dân được làm chủ ruộng đất của mình, cùng với đó là do những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện, sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật nên người dân đã

tích cực đầu tư vào sản xuất theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại. Tuy nhiên theo đánh giá một cách khách quan thì trong những năm qua Phú Lương vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng sản xuất nông nghiệp của mình, đặc biệt là việc khai thác thế mạnh về sản xuất các cây công nghiệp, trong đó có cây chè, một cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao lại phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

Thông qua những kết quả, thành tựu mà đã đạt được về quản lý, sử dụng đất đai, chúng ta có thể khẳng định rằng: những chủ trương, biện pháp mà Đảng bộ huyện đã đề ra nhằm thực hiện những chính sách ruộng đất của Đảng, Nhà nước và phát triển kinh tế nông nghiệp huyện là hoàn toàn đúng đắn, hơn nữa nó còn phù hợp với những điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện, từ đó góp phần quan trọng quyết định vào việc khai thác thế mạnh của huyện và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất (từ 1997 đến 2008) (Trang 43 - 50)