2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Phú Lương
Trên cơ sở sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, những văn kiện pháp luật cụ thể của Nhà nước, chính phủ, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã nhanh chóng vạch ra những chủ trương về ruộng đất, phát triển nông nghiệp của tỉnh, vừa đúng với tinh thần lãnh đạo của Trung ương Đảng, vừa phù hợp với hoàn cảnh điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XV (1 – 1997) đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn (1997 – 2001) là: “Phát triển lâm nghiệp và kinh tế nông thôn đa dạng, toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa.Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển nền nông nghiệp sạch. Phát triển cây lương thực, thực phẩm là trọng tâm, cây ăn quả và cây công nghiệp theo mô hình kinh tế vườn đồi” [50; Tr 9 – 10]. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần tứ
XVII tiếp tục chủ trương phát triển nông nghiệp trong những năm đầu thế kỷ XXI là: “Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững, đa dạng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, gắn tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân… Tập trung đầu tư phát triển vùng lúa thâm canh có năng suất, chất lượng cao, sử dụng các giống mới, giống lúa đặc sản địa phương tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị và đảm bảo an ninh lương thực…”[52; Tr 39]
Để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng đã đề ra những chủ trương phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII đã xác định: “Tiếp tục đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có. Hoàn thiện kiên cố kênh mương. Xây mới các hồ chứa nước vừa và nhỏ đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân”.[52; Tr 42]
Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, ngày 15-11-1999, Ủy ban thường vụ tỉnh ủy đã ra chỉ thị về việc tổng kiểm kê đất đai. Chỉ thị khẳng định: “Trong nhiều năm qua các địa phương trong toàn tỉnh đã có nhiều cố gắng từng bước đưa việc quản lý đất đai theo luật đất đai, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên từng địa bàn, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong công tác quản lý của địa phương còn nhiều thiếu sót nhất là chưa nắm chắc quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất đai… Do vậy, việc tổ chức tổng kiểm kê đất đai theo tinh thần chỉ thị 24-CT/TTg của Thủ tướng chính phủ là việc làm rất cấp bách và rất cần thiết…” Bởi vậy mà Ủy ban thường vụ tỉnh ủy yêu cầu:
“1- Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung sức chỉ đạo triển khai việc tổng kiểm kê đất đai năm 2000 theo đúng tinh thần chỉ thị của Thủ tướng chính phủ.
2- Thông qua tổng kiểm kê đợt này sẽ tăng cường củng cố và kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt quan tâm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và chuyên nghiệp hóa đối với đội ngũ cán bộ quản lý địa chính cấp xã, phường, thị trấn.
3- Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị xây dựng các mục tiêu kinh tế - xã hội Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, cần chỉ đạo thật tốt việc kiểm kê nắm chắc quỹ đất nông lâm nghiệp chưa sử dụng phục vụ trực tiếp cho thực hiện chương trình rừng 661 và nuôi trồng thủy sản
Việc tổng kiểm kê đất đai có vai trò quan trọng và thiết thực đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu các cấp ủy coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tập trung chỉ đạo và kiểm tra đôn đốc để hoàn thành đúng kế hoạch của tỉnh đề ra.”[45; Tr 1 – 2]
Nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa – thị trường, dựa trên những điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất cây chè, ngày 21 – 22/6/2000 Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 13 (khóa XV) đã thông qua Đề án: Phát triển sản xuất – chế biến – tiêu thụ chè
Thái Nguyên 2001– 2005. Đề án đã đề ra phương hướng, mục tiêu sản xuất, chế biến chè, tiêu thụ chè của toàn tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2005:
“Phương hướng:
- Phát triển mạnh và đồng bộ cả sản xuất – chế biến và tiêu thụ. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chè, chuyển sang sản xuất chè hàng hóa và làm giàu từ cây chè.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chè Thái Nguyên.
- Trong sản xuất tập trung vào thâm canh là chính kết hợp với cải tạo và trồng mới nhằm phát triển chè mạnh mẽ và vững chắc. Phấn đấu đến năm 2005 đưa tỷ trọng giá trị cây chè trong sản xuất trồng trọt là 20%.
Mục tiêu:
- Diện tích chè toàn tỉnh là 14000 ha, trong đó có 13000 ha chè kinh doanh. Năng suất 80 tạ/ha sản lượng 104000 tấn. Trồng mới thêm 3000 ha chè.
- Giá trị sản xuất tăng bình quân thời kỳ 2000 – 2005 là 10,8%. Đến năm 2005 giá trị sản xuất trên một ha chè là 30 triệu đồng trở lên.
- Chế biến công nghiệp 50% sản lượng chè toàn tỉnh.
- Xuất khẩu 35 % sản lượng chè, có mạng lưới tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn, các tỉnh có nhu cầu chè Thái Nguyên.
Giải pháp:
- Quy hoạch xây dựng vùng chè đặc sản, chè nguyên liệu để có kế hoạch lựa chọn giống và các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất – chế biến.
- Giống chè chủ lực là chè Trung du đã có, chú ý công tác phục hồi giống. Từng năm có kế hoạch đưa các giống chè mới, có thể
chế biến chè xanh. Phấn đấu đưa năng suất từ 60,37 tạ/ha hiện nay lên 72,6 tạ/ha (2005).
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; chú trọng đầu tư thủy lợi cho cây chè; đầu tư thiết bị nhà máy; mở rộng thị trường tiêu thụ…”[49; Tr 36]
Đây là một đề án có phương hướng và mục tiêu cụ thể, giải pháp đồng bộ, phân công trách nhiệm rõ ràng. Đề án đã góp phần vào việc định hướng phát triển cây chè theo hướng sản xuất hàng hóa – thị trường, từ đó đảng bộ và nhân dân trong tỉnh dễ dàng thực hiện và khai thác một cách có hiệu quả những thế mạnh của tỉnh và nhân dân có thể làm giàu từ cây chè.
Trên cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo là những chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh ủy Thái Nguyên và những văn kiện pháp luật của Nhà nước, Đảng bộ huyện Phú Lương đã nhanh chóng đề ra những chủ trương, biện pháp để lãnh đạo nhân dân thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng một cách có hiệu quả.
Tại Đại hội Đảng bộ huyện khóa XIX (3 – 1996), trên cơ sở đánh giá kết quả đã đạt được của nhiệm kỳ trước và dựa trên những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có, thuận lợi, Đảng bộ huyện đã đưa ra nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn mới (1996 – 2000). Song trong quá trình thực hiện nghị quyết đã có nhiều nảy sinh, làm cho nghị quyết có những điểm cần phải thay đổi bổ sung, đặc biệt là tháng 12 – 1996 thực hiện nghị quyết quốc hội khóa IX và chỉ thị Bộ chính trị về việc chia tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, từ đó làm cho điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tự nhiên của huyện có nhiều thay đổi, đòi hỏi phải có những thay đổi mới phù hợp với tình hình mới. Tại đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện (1997 – 2000) đã đưa ra nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn mới của huyện là: “Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển mạnh Nông – Lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa”.[16, Tr 11] Trong đó, Đại hội cũng đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tới là:
- Phát triển nông – lâm nghiệp một cách toàn diện, tiến tới từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành các tiểu vùng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Coi trọng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, gắn phát triển sản xuất với phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, tiếp tục đổi mới cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích lúa cao sản, khuyến khích áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Hoàn thành công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010, phát động phong tào toàn dân chăm sóc bảo vệ rừng, tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đẩy mạnh trồng rừng mới từng bước thu hẹp và tiến tới phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Về công tác thủy lợi, cần phải : Tiếp tục khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống các công trình thủy lợi hiện có, thường xuyên tu sửa nâng cấp, phát huy hết công suất phục vụ thiết thực cho sản xuất nông nghiệp”[16; Tr 12 - 13].
Tiếp đó, tại đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, trên cơ sở những thành tựu đã đạt được sau nhiệm kỳ XIX, đại hội đã khẳng định: “Đường lối phát triển kinh tế của đại hội XIX là hoàn toàn đúng hướng”. Bởi vậy cần phải tiếp tục “thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung phát triển mạnh nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa”.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX xác định: “Trong 5 năm tới, nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành kinh tế. Mục tiêu tăng sản lượng thóc vừa đảm bảo ổn định lương thực, vừa sản xuất hàng hóa; vì vậy cần đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp”. Từ đó, đại hội đã thống nhất thông qua chủ trương về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển cụ thể của từng ngành nông nghiệp như sau:
- “Đối với lúa: Tập trung vào việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; đầu tư thâm canh vùng lúa cao sản, vùng lúa năng suất chất lượng trọng điểm là các xã Động Đạt, Phấn Mễ, Cổ Lũng, Sơn Cẩm, vận dụng cơ chế chính sách đầu tư phù hợp xây dựng các phương án cho từng năm để chỉ đạo thực hiện.
- Về sản xuất chè: Có kế hoạch cụ thể từng năm đầu tư cho chương trình cải tạo chè và trồng chè mới; triển khai các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè… Có kế hoạch cải tạo vườn tạp, chuyển mục đích sử dụng đất trên diện tích ruộng một vụ và diện tích rừng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chè.
- Về thủy lợi: Xây dựng kế hoạch, phương án tu sửa nâng cấp các hồ, đập, các trạm bơm điện, các công trình đầu mối; ưu tiên quy mô vừa và nhỏ và công trình thủy lợi trồng chè. Huy động mọi nguồn vốn cho chương trình kiên cố hóa kênh mương để chuyển 30% đất một vụ sang hai vụ lúa, tăng diện tích chủ động nước tưới hàng năm.
- Trong chăn nuôi: Khuyến khích chăn nuôi trâu bò ở các vùng đồi núi phía Bắc, phía Tây, đàn trâu bò trong gia đình ở các xã phía Nam để đảm bảo đủ sức kéo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tăng nhanh đàn lợn hướng nạc ở khu vực nông thôn, khuyến khích các hộ nông dân đầu tư chăn nuôi với số lượng lớn; tổ chức tốt công tác tiêm phòng gia súc. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản; từng bước tạo ra vùng thâm canh thủy sản ở các xã phía Nam; củng cố và phát triển vùng sản xuất cá giống chất lượng cao ở xã Cổ Lũng, tổ chức các đội quản lý thủy nông gắn với phát triển nuôi trồng thủy sản”.[18; Tr 13 – 14]
Để tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện có hiệu quả hơn, ngày 16 – 6 – 2003, Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết về: tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý đất đai theo tinh thần NQTW lần thứ 7 khóa IX. Nghị quyết có nêu: “Mười lăm năm vận dụng đổi mới quản lý, sử dụng đất đai theo chương trình đổi mới chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nay chúng ta đã thu được những kết quả tích cực, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao… Có được như vậy là do có sự chỉ đạo, vận
dụng đúng đắn và kịp thời những chính sách, pháp luật mới trong quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước vào địa phương của Đảng bộ… Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng đường lối đổi mới về quản lý đất đai của Đảng vào địa phương đã bộc lộ những yếu kém, để lại những hậu quả xấu về kinh tế - xã hội…
Để đất đai thật sự phát huy hiệu quả theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội do đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra thì nhiệm vụ quản lý đất đai phải đạt được một số mục tiêu cơ bản sau:
- 100% số xã, thị trấn trong địa bàn huyện có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trước năm 2005.
- Hoàn chỉnh việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2010 của toàn huyện trước năm 2005 trình sở Địa chính và Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Phấn đấu 100% số đơn vị xã, thị trấn lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sử dụng đất đạt yêu cầu chuyên môn
- Phấn đấu đến năm 2005 có 50% số xã, thị trấn và 80% số tổ chức sử dụng đất hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất theo bản đồ đo đạc địa chính chính quy.
- Phấn đấu giảm dần và tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm quyền sử dụng đất của cơ quan quản lý các cấp và của các đối tượng sử dụng đất”.
Để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, Nghị quyết cũng đã đưa ra một số chủ trương về giải pháp thực hiện:
“Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách luật đất đai: Phải làm cho các đối tượng quản lý đất đai, bao gồm toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý trực tiếp hoặc liên quan trực tiếp các cấp nắm bắt sâu sắc và chuẩn xác chủ trương, chính sách pháp luật đất đai, để không còn tình trạng hiểu sai, thực hiện sai chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước.
Chấn chỉnh, khắc phục tồn tại trong khâu hành chính khi giải quyết thủ tục hành chính về đất. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy
định của Nhà nước với quản lý đất đai. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy trình, quy phạm, quy chế dân chủ khi giải quyết giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất.
Đẩy nhanh tiến độ giao đất theo hệ thống bản đồ địa chính chính quy. Thực hiện khẩn trương và có chất lượng cao nhiệm vụ giao đất cho các đối tượng đang sử dụng đất hoặc có nhu cầu sử dụng đất để đến năm