III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY :
5. Đặc điểm về lao động:
Cùng với công nghệ hiện đại thì lao động cũng là thế mạnh của công ty. Thường xuyên phải thực hiện những công trình giao thông trọng điểm với công nghệ hiện đại thì lượng lao động của công nhân là rất lớn bên cạnh đó để có thể hoạt động đồng đều và hiệu quả thì lượng cán bộ quản lý cần thiết là khá nhiều có thể tổng hợp lại gồm:
Tổng số lao động toàn công ty có 693 người. Số lượng cán bộ công nhân viên là 121 người.
Tuy nhiên sản phẩm của công ty là các công trình và thường là theo mùa vụ cho nên số lượng lao động của công ty nhiều khi lên tới 1500 người.
STT Công Nhân Lành Nghề Số Lượng Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 1 Công nhân nề 216 21 54 98 43 2 Thợ mộc 89 06 29 29 25 3 Thợ sắt 53 10 07 22 14 4 Thợ hàn 21 05 07 04 05 5 Thợ điện 14 06 06 02 6 Lái xe 09 05 04 7 Thợ bê tong – LĐPT 128 66 27 35 8 Thợ lắp máy 23 01 18 04 9 CNSX 19 12 07 10 Tổng 572 42 187 215 128
Gọi tỷ lệ phần trăm công các cấp bậc so với tổng số là Itci ( i = 3 – 6 ) thì :
Công nhân bậc i
Itci = --- x 100 (%) Tổng số công nhân lành nghề
Theo công thức ta tính được các chỉ số sau : 42 Itc3 = --- x 100 = 7.34 % ; 572 187 Itc4 = --- x 100 = 32.7 % ; 572 215 Itc5 = --- x 100 = 37.59 % ; 572 128 tc6 = --- x 100 = 22.37 %. 572 Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề Số lượng
Thâm niên công tác
>=5 năm >=10 năm >=15 năm
I. Đại Học và trên Đại Học 73 19 18 36 II. Trung Cấp 48 20 05 23 Tổng 121 39 23 59
Gọi tỷ lệ phần trăm theo thâm niên công tác của cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề so với tổng số là : Icb .
Với cán bộ trên Đại Học ta có : 73 Icbđh = --- x 100 = 60.33 % 121 Với cán bộ Trung Cấp ta có : 48 Icbđh = --- x 100 = 39.67 % 121
Gọi tỷ lệ phần trăm của cán bộ chuyên môn kỹ thuật Đại Học và trên Đại Học so với cán bộ trung cấp là : I cb
73
Icb = --- x 100 = 152.1 % 48
Các chỉ số trên cho thấy:
Lượng lao động, công nhân lành nghề của công ty nhiều nhất là lao động bậc 5/7 chiếm 37.59 % so với tổng số, ngang với lao động bậc 5/7 là lao động bậc 4/7 cũng chiếm phần lớn 32.7 % còn thấp nhất là lao động bậc 3/7. Sở dĩ như vậy là vì lao động các cấp bậc 4/7 5/7 đều là lao động có trình độ cao có thể điều khiển được các loại công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại của công ty. Loại lao động bậc thấp như bậc 3/7 vẫ được sử dụng vì yêu cầu của công việc xây dựng nhiều khi không cần đến các loại lao động cấp cao. Như những công việc phụ thì không nên sử dụng lao động trình độ cao sẽ gây lãng phí. Còn lao động cấp cao như bậc 6/7 thì chỉ chiếm 22.37 % vì cũng do tính chất công việc cần loại lao động này để thực hiện những công việc khó khăn phức tạp.
Dựa trên hệ thống các chỉ số của cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề theo thâm niên công tác ta thấy:
Công ty sử dụng chủ yếu là lao động có trình độ Đại Học và trên Đại Học, loại lao động này chiếm tới 60.33 %. Các công trình mà công ty xây dựng đều là các công trình lớn không chỉ đòi hỏi lao động có trình độ cấp bậc cao ( 4/7, 5/7, 6/7 ) thực hiện mà bên cạnh đó việc tiến hành xây dựng mức và tính toán các phần hạng mục công trình và các vấn đề thuộc phần quản lý là rất lớn. Hơn nữa là một công ty lớn có cơ sở hoạt động trên phạm vi cả nước cho nên công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng Công Nghiệp Hà Nội cần có một bộ phận quản lý lớn điều hành tốt các mặt hoạt động của cả công ty, nên công ty cần có lượng cán bộ có trình độ cao như Đại Học và trên Đại Học với lượng lớn như vậy. Bên cạnh đó công ty cũng sử dụng loại cán bộ có trình độ thấp hơn.
Sử dụng nhiều loại lao động khác nhau như vậy cho nên các cán bộ tổ chức lao động và tiền lương của công ty là lao động có trình độ Đại Học và Trên Đại Học. Trình độ của những người cán bộ này phù hợp với lượng công việc lớn và phức tạp của công ty. Việc tính toán là không dễ dàng vì lượng lao động có trình độ phổ thông đến Đại Học đều có. Yêu cầu việc tính trả lương phải xây dựng có phương pháp hoàn chỉnh để thực hiện công bằng và khuyến khích lao động làm việc.