Một số ý kiến đưa ra trong việc đánh giá và so sánh các thông tin hữu ích

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ báo cáo tài chính tại công ty CP KCN Tân Tạo (Trang 76 - 80)

trên Báo cáo tài chính hợp nhất và Báo cáo tài chính riêng.

Chúng ta đã biết mục tiêu của việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất là cung cấp thông tin nhằm giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát toàn diện tình hình tài

sản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu của tất cả các công ty trong tập đoàn. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là liệu những thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất hay trên Báo cáo tài chính riêng cái nào sẽ thật sự hữu ích đối với người đọc. Để dẫn chứng cho điều này ta hãy thử đánh giá và so sánh chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành trên Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

Trên Bảng cân đối kế toán riêng.

Khả năng thanh toán hiện hành =

291.456.611.701 190.869.374.165 Khả năng thanh toán nhanh = 16.453.611.701

190.869.374.165 = 0,086 = 1,50 Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Như vậy, trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất chỉ số khả năng thanh toán nhanh đã tăng từ 0,086 lần lên 0,132 lần. Nguyên nhân của việc tăng này là do tăng lượng tiền mặt của các đơn vị thành viên trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn lại giảm tương đối so với việc tăng lên của tiền mặt. Ngược lại chỉ số thanh toán hiện hành trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất lại giảm so với trên Bảng cân đối riêng của Công ty từ 1,50 lần xuống còn 0,942 lần. Nguyên nhân là do giảm khoản các khoản phải thu (Khoản phải thu nội bộ từ công ty con) trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn lại tăng lên.

Khả năng thanh toán hiện hành =

216.622398.684 230.074.180.786 Khả năng thanh toán nhanh = 30.494.192.901

230.074.180.786 = 0,132 = 0,942

Như vậy một câu hỏi đặt ra ở đây là liệu thông tin về khả năng thanh toán trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất hay trên Bảng cân đối kế toán riêng sẽ được coi là chính xác và hữu ích. Nếu như đánh giá rằng hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,132 thay vì phải là 0,086 thì liệu có thể sử dụng tiền của các công ty thành viên để trang trải các khoản nợ ngắn hạn được hay không trong khi các đơn vị thành viên xét ở một kía cạnh nào đó cũng là một pháp nhân riêng biệt.

Còn đối với hệ số khả năng thanh toán hiện hành, nếu dựa trên Bảng cân đối kế toán riêng (sẽ là 1,5 lần) để kết luận khả năng thanh toán hiện hành của công ty là tốt thì sẽ không chính xác. Vì trong trường hợp này, khoản góp vốn vào công ty Taserco là 120 tỷ lại dược xem như là một khoản phải thu thông thường trong khi đó khoản vốn góp này mang tính chất đầu tư dài hạn khó có thể thu hồi trong ngắn hạn. Chính điều này đã làm tăng tải sản lưu động của Công ty lên và làm tăng khả năng thanh toán hiện hành trên Bảng cân đối kế toán riêng của đơn vị.

Như vậy thông qua việc đánh giá và so sánh 02 chỉ tiêu cụ thể trên đây chúng ta có thể thấy rằng để có được thông tin hữu ích phục vụ cho việc đưa ra các quyết định chính xác thì rõ ràng không thể chỉ nhìn nhận từ một phía mà cần thiết phải có sự phân tích tổng hợp trên cả Báo cáo riêng lẫn Báo cáo tài chính hợp nhất cũng như còn phụ thuộc vào mục đích và như đối tượng sử dụng những thông tin này. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn chỉ trình bày quan điểm của mình trên 02 chỉ tiêu cụ thể còn những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính còn lại tác giả chỉ trình bày kết quả cụ thể trong phần phụ lục số 03 để người đọc tự đánh giá và đưa ra ý kiến của mình cho những phần thông tin này.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng Báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán quan trọng nhất. Nó không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý trong việc đưa ra quyết định mà còn là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho những người ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc trình bày chính xác, nhanh chóng, kịp thời các số liệu trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (kể cả Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất) có vai trò rất quan trọng nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính, tình hình kinh doanh cũng như những biến động về tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay, Báo cáo tài chính hợp nhất vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ mặc dù cơ sở pháp lý của nó về cơ bản đã đầy đủ nhưng vì mới vừa được ban hành nên trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn đòi hỏi cần phải có một quá trình thay đổi hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Do vậy vấn đề lập Báo cáo tài chính hợp nhất để đảm bảo được tính chính xác của các thông tin còn phải tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng doanh nghiệp và nội dung của đề tài này ít nhiều cũng đã đưa ra những vấn đề đặc thù của các đơn vị kinh doanh cơ sở hạ tầng mà khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cần phải được thay đổi và hoàn thiện. Tất cả những nội dung này đều không nằm ngoài mục đích là giúp cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho những người ra quyết định. Tuy nhiên cũng có một kía cạnh khác mà đề tài đã nêu ra là việc xác định thông tin nào là thông thin thích hợp còn phải tuỳ thuộc vào yêu cầu và mục địch của người sử dụng cũng như phải biết cách phân tích vận dụng các thông tin này để đạt được kết quả tốt nhất.

Trong giới hạn về kiến thức, thời gian, phạm vi nghiên cứu cũng như phần tiếp cận thực tiễn, luận văn cũng chỉ đề cập đến công tác lập Báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng như đưa ra một số ý kiến về các thông tin so sánh giữa Báo cáo tài chính riêng với Báo cáo tài chính hợp nhất. Hy vọng đây sẽ là tiền đề cho việc hoàn thiện phương pháo lập Báo cáo tài chính hợp nhất và đặc biệt là việc đánh giá những thông tin hữu ích trên các Báo cáo này trong tương lại để làm rõ lợi ích của việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các vấn đề lý luận và thực tiễn ứng dụng báo cáo kế toán doanh nghiệp Việt Nam – PGS, TS Võ Văn Nhị, NXB Thống kê.

2. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành đợt 1,2,3.

3. Các thông tư 89/2003/TT-BTC ngày 09/10/2002, thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 và thông tư 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực kế toán Việt Nam.

4. Luật kế toán Việt Nam có hiệu lực thi hành từ 01/10/2004.

5. Giáo trình lý thuyết kế toán và kế toán tài chính – Tập thể giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán Trường đại học Kinh Tế TP.HCM.

6. International Accounting Standards – Hennie Van Greuning – Marius, bản song ngữ củaNhà xuất bản chính trị quốc gia (2000).

7. Nội dung tóm tắt 3 chuẩn mực kế toán quốc tế – Bản dịch Trần Xuân Hà – Dự án kế toán kiểm toán EURO – TAPVIET, NXB Tài chính.

8. Accounting – the basis for business decisions – Walter Meigs – Robert F.Meigs bản dịch của Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thái Việt, Nguyễn Thái Yên Hương – NXB Chính trị quốc gia.

9. Cục Thống kê TP HCM(2000), “Niên giám thống kê TP HCM 1999”, NXB Thống Kê.

10. Cục Thống kê TP HCM(2002), “Niên giám thống kê TP HCM 2001”, NXB Thống Kê.

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001),” Báo cáo chính trị trình Đại hội IX của Đảng”, NXB Chính trị quốc gia. Internet 1. http://www.mof.gov.vn 2. http://www.mot.gov.vn 3. http://www.mpi.gov.vn 4. http://www.nea.gov.vn

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ báo cáo tài chính tại công ty CP KCN Tân Tạo (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)