Chế độ báo cáo tài chính tại Công ty CP KCN Tân Tạo

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ báo cáo tài chính tại công ty CP KCN Tân Tạo (Trang 34)

2.2.1. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính.

- Báo cáo tài chính được lập hàng quý và năm, tại Công ty và các đơn vị trực thuộc thực hiện việc lập các báo cáo theo mẫu biểu theo qui định của Nhà nước bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN), Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp (Mẫu B03-DN), Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B04-DN).

- Ngoài những mẫu biểu quy định chung, mỗi đơn vị còn có thể lập thêm các báo cáo riêng phục vụ cho nhu cầu quản lý của mình.

- Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo qui định trong chế độ này được áp dụng thống nhất cho các đơn vị trong Công ty.

Tất cả các đơn vị thuộc Công ty phải lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định gồm: Cục thuế TP.HCM, Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM, Cục thống kê TP.HCM, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ngoài ra báo cáo tài chính của Công ty và các đơn vị thành viên còn phải gởi cho ngân hàng hoặc nhà đầu tư sau khi đã được kiểm toán. Như vậy tại các đơn vị thành viên, khi báo cáo tài chính được gởi cho các cơ quan chức năng nói trên còn phải gởi về Công ty một bộ để chuyển cho các Ngân hàng hoặc các nhà đầu tư cùng với báo cáo tài chính của Công ty.

2.2.2. Yêu cầu và thực trạng lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty.

2.2.2.1. Yêu cầu.

Vì là một Công ty kinh doanh đầu tư cơ sở hạ tầng KCN nên nguồn vốn lưu động cần cho hoạt động đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn. Do đó Công ty thường xuyên có quan hệ tín dụng với các Ngân hàng cũng như các nhà đầu tư khác cho nên việc có một báo cáo tài chính tổng quát phản ảnh được toàn bộ tài sản của Công ty là rất cần thiết, nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá đúng khả năng tài chính từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất trong tập đoàn. Vì vậy tình hình tài chính của Công ty và các đơn vị thành viên chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh riêng lẻ trên từng báo cáo tài chính, điều này không thể phản ảnh chính xác tình hình tài chính của toàn bộ Công ty và gây khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Mặt khác việc có được một báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh tổng quát tình hình tài sản của toàn bộ công ty có thể giúp cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho những quyết định tài chính dài hạn của Hội động quản trị và Ban giám đốc công ty. Thay vì phải tổng quát tình hình của từng đơn vị trong tập đoàn, điều này sẽ rất khó khăn và có thể không chính xác.

Do vậy việc phải tiến hành lập báo cáo tài chính hợp nhất cho công ty là rất quan trọng và cần thiết cho cả những đối tượng bên trong và bên ngoài trước tình hình phát triển và hội nhập kinh tế như hiện nay.

2.2.2.2. Thực trạng lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty.

Như đã nêu ở trên, vì chưa thực hiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất nên các giao dịch nội bộ phát sinh giữa Công ty với các đơn vị trực thuộc chỉ đơn thuần

ghi nhận trên các tài khoản 136 hay 336. Các khoản đầu tư tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu góp vốn vào các công ty con được thực hiện theo giá gốc trên các tài khoản 221, 222.

2.2.2.2.1. Mối quan hệ giữa Công ty với các đơn vị thành viên về mặt hoạt động và tài chính. tài chính.

Được thể hiện qua sơ đồ sau:

c e e c d e b d c b a,b e a,b

Công ty Tân Công ty Taserco

Công ty Itatrans

Công ty SEI Công ty SCC

a. Hoạt động kinh doanh cho thuê đất đã có cơ sở hạ tầng trong KCN. b. Hoạt động cung cấp điện, nước sinh hoạt và sản xuất trong KCN. c. Hoạt động thi công xây dựng (Cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, văn phòng). d. Hoạt động tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát.

e. Hoạt động kinh doanh các dịch vụ tiện ích văn phòng (Thiết bị văn phòng, kinh doanh ăn uống, vệ sinh, chăm sóc bảo sưỡng cây xanh…).

Với khả năng cung cấp các dịch vụ kép kín trong nội bộ giữa công ty với các đơn vị thành viên đã đãm bảo được tính chủ động và hiệu qủa của quá trình kinh doanh không chỉ đối với công ty mà còn cả các đơn vị thành viên. Ngoài ra giữa công ty và các đơn vị thành viên còn có quan hệ với nhau về mặt tài chính thông

qua các nghiệp vụ tạm ứng kinh phí, các khoản vay mượn nội bộ để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động giữa các đơn vị nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động.

Tuy nhiên điều này cũng gây ra những hạn chế nhất định như vấn đề chất lượng của từng công trình từng hoạt động, tính trung thực, khách quan của các giao dịch nội bộ. Vì vậy một yêu cầu đặt ra là các đơn vị thành viên phải thực sự độc lập và tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như tính trung thực, khách quan trong các giao dịch nội bộ này.

2.2.2.2.2. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

a./ Đối với các khoản chi mua cổ phần vào các công ty thành viên kế toán sẽ theo dõi trên tài khoản 221 – đầu tư chứng khoán dài hạn chi tiết cho từng đối tựơng, kể cả các công ty con (chiếm trên 50% vốn chủ sở hữu) và các công ty liên kết.

Tại Công ty.

NỢ TK 221

CÓ TK 111,112

hoặc CÓ TK 228 (Nếu góp bằng giá trị đất – theo giá trị thực tế 1m2 đất hoàn thành đã có cơ sở hạ tầng).

Tại các công ty con.

NỢ 111.112

Hoặc NỢ 213 (Nếu góp bằng giá trị đất – theo giá trị thực tế 1m2 đất hoàn thành đã có cơ sở hạ tầng).

b./ Đối với các khoản chi góp vốn thành lập công ty con – tức hình thành công ty TNHH một thành viên với 100% vốn là từ công ty Tân Tạo, thì kế toán sẽ phán ảnh vào tài khoản 1361 – Nguồn vốn kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc.

Tại công ty Tân Tạo.

NỢ TK 1361

CÓ TK 111.112

Hoặc CÓ 228 (Nếu góp bằng giá trị đất – theo giá trị thực tế 1m2 đất hoàn thành đã có cơ sở hạ tầng).

Tại công ty con.

NỢ 111.112

Hoặc NỢ 213 (Nếu góp bằng giá trị đất – theo giá trị thực tế 1m2 đất hoàn thành đã có cơ sở hạ tầng).

CÓ 411

c./ Đối với khoản vốn góp liên doanh giữa Công ty và Công ty CP xây dựng Sài Gòn để thành lập công ty LD giao nhận kho vận Tân Tạo (Itatrans) sẽ được phán ảnh vào tài khoản 222 ở cả Công ty và công ty CP xây dựng Sài Gòn.

Tại Công ty Tân Tạo và Công ty CP xây dựng Sài Gòn. NỢ 222 (Theo giá trị trên biên bản góp vốn).

CÓ 111, 112

Hoặc CÓ 228 (Nếu góp bằng giá trị đất – theo giá trị thực tế 1m2 đất hoàn thành đã có cơ sở hạ tầng).

Tại công ty Itatrans.

Hoặc NỢ 213 (Nếu góp bằng giá trị đất – theo giá trị thực tế 1m2 đất hoàn thành đã có cơ sở hạ tầng).

CÓ 411

Như vậy đối với các trường hợp đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết hay góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất thì phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của quyền sử dụng đất (giá vốn) với giá trị khoản đầu tư được các bên thống nhất đánh giá sẽ xử lý vào tài khoản 515 hay 635. Đồng thời Công ty cũng mở sổ theo dõi chi tiết cho từng khoản đầu tư này.

d./ Đối với những khoản chi tạm ứng kinh phí cho các công ty thành viên hoạt sẽ được phán ánh vào tài khoản 1362 – Phải thu nội bộ.

Tại công ty Tân Tạo.

NỢ TK 1362

CÓ TK 111,112 Tại các công ty con.

NỢ TK111,112

CÓ TK336

e./ Trường hợp ký hợp đồng thuê lại đất cho các công ty thành viên, kế toán sẽ căn cứ trên hợp đồng thuê lại đất để phản ánh doanh thu và công nợ giống như các khách hàng khác thuê lại đất trong khu công nghiệp.

Tại Công ty căn cứ trên hợp đồng thuê lại đất sẽ phản ảnh doanh thu theo từng lần thanh toán như sau:

NỢ TK111,112,131

CÓ TK511 (Theo giá thuê trên hợp đồng – chi tiết cho hoạt động cho thuê đất)

Đồng thời phản ánh giảm giá trị khoản đầu tư dài hạn (Tài khoản 228 – giá trị đất đã có cơ sở hạ tầng).

NỢ TK632

CÓ TK228 (Theo giá trị thực tế 1m2 đất hoàn thành đã có cơ sở hạ tầng tương ứng với doanh thu phát sinh)

Tại các công ty thành viên.

NỢ TK228, 2412...

CÓ TK342 (Tổng giá trị thuê trên hợp đồng) Khi tiến hành thanh toán tiền thuê theo từng đợt sẽ phản ánh.

NỢ TK342

CÓ TK111,112

Hoặc CÓ TK131,136 (Nếu cấn trừ công nợ)

f./ Trong trường hợp cung cấp dịch vụ điện, nước cho các công ty thành viên thì công ty sẽ căn cứ vào hoá đơn tài chính đã xuất để phản ánh doanh thu như các khách hàng bình thường.

NỢ TK111,112,131

Hoặc NỢ TK331, 336 (Nếu cấn trừ công nợ)

CÓ TK511 (Căn cứ vào chỉ số thực tế trên đồng hồ điện, nước các đơn vị thành viên đã sử dụng)

CÓ TK3331

NỢ TK632 (Giá bán thực tế của công ty điện lực hay công ty cấp nước)

CÓ TK331

g./ Trong trường hợp mua sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ từ các công ty thành viên. Căn cứ vào hoá đơn hay chứng từ thanh toán sẽ phản ánh vào chi phí trong kỳ hay khoản thanh toán trước cho người bán nếu là trường hợp ký hợp đồng thi công nhà xưởng, hợp đồng tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát....với các công ty thành viên.

NỢ TK642, 627..(Nếu là các dịch vụ dùng quản lý văn phòng đã có hoá đơn GTGT)

NỢ TK133

CÓ TK111,112,331....

- Trong trường hợp nhận được hoá đơn GTGT về tiền thiết kế, giám sát, thi công.... phục vụ cho hoạt động XDCB sẽ phản ánh.

NỢ TK2412

NỢ TK133

CÓ TK331

h./ Cuối mỗi năm tài chính nhận được tiền từ khoản lãi được chia từ các công ty thành viên (các công ty con và các công ty liên kết), kế toán ghi nhận.

NỢ TK111,112,211,156...

Hoặc NỢ TK221 (Nếu nhận bằng cổ phiếu)

CÓ TK515.

2.2.2.2.3. Hệ thống Báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán của công ty.

Như vậy trong bảng cân đối kế toán của công ty khoản góp vốn thành lập công ty con và các khoản tạm ứng kinh phí cho các công ty thành viên sẽ được phản ảnh ở phần A “Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn” trong mục III “Các khoản phải

thu”. Trong đó chia thành:

1. Phải thu của khách hàng. 2. Trả trước cho người bán. 3. Thuế GTGT được khấu trừ.

4. Phải thu nội bộ.

- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc (Nguồn vốn thành lập công ty con). - Phải thu nội bộ khác (Khoản tạm ứng kinh phí cho các công ty thành viên). 5. Các khoản phải thu khác.

6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Đối với các khoản đầu tư mua cổ phần vào các công ty con hay khoản góp vốn liên doanh cũng như khác khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng như đất hay nhà xưởng đã hoàn thành để cho thuê sẽ được phản ánh vào phần B “Tài sản cố định và đầu tư dài hạn” trong mục II” Các khoản đầu tư tài chính dài hạn” chi tiết:

1. Đầu tư chứng khoán dài hạn (Các khoản đầu tư cổ phiếu vào các công ty con hay các công ty liên kết).

2. Góp vốn liên doanh.

3. Đầu tư dài hạn khác (Khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng như đất, nhà xưởng đã hoàn thành để cho khách hàng thuê lại).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đối với các khoản tiền thu được từ hoạt động đầu tư (nhận lãi cổ tức, lãi liên doanh hay lợi nhuận từ các công ty con chuyển về) kế toán sẽ phản ánh trên phần 4 “Doanh thu hoạt động tài chính” kể cả phần lãi tiền gởi ngân hàng phát sinh trong kỳ. Sau đó các khoản cổ tức hoặc lợi nhuận được chia sẽ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Đối với các khoản phải thu phải trả nội bộ với các đơn vị thành viên kế toán sẽ phản ánh vào phần I “Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động SXKD” trong mục 3 “ Tiền thu từ các khoản khác” và mục 7 “ Tiền đã trả cho các khoản nợ khác”. Đối

với các khoản đầu tư vào các đơn vị khác (mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn liên doanh) sẽ được hạch toán vào phần II “ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư” trong mục 1, 2 và 4.

Thuyết minh báo cáo tài chính.

Các khoản đầu tư tài chính được công ty trình bày chi tiết trong phần báo cáo thuyết minh ở mục “3.5 Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác” .

(Chi tiết hệ thống Báo cáo tài chính được trình bày trong phụ lục 1).

2.2.3. Những khó khăn, vướng mắc của Công ty khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Khó khăn lớn nhất của công ty trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất là việc xác định phạm vi hợp nhất báo cáo tài chính của công ty và các công ty thành viên. Mặc dù hiện tại chuẩn mực kế toán số 25 “ Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con” đã ban hành kèm theo thông tư số 23/2005/TT-BTC nhằm hướng dẫn thực hiện chuẩn mực này. Nhưng do đây là một vấn đề còn tương đối mới, đồng thời công ty cũng chưa hề lập báo cáo tài chính hợp nhất nên gặp khó khăn trong việc xác định phạm vi hợp nhất của báo cáo tài chính cũng như xác định các số dư trên các khoản đầu tư từ những năm trước để tiến hành các bút toán điều chỉnh theo quy định.

Một khó khăn khác mà Công ty đang gặp phải là vấn đề cán bộ kế toán, hầu hết các nhân viên kế toán của Công ty và các đơn vị thành viên chưa hề được đào tạo các kỹ thuật cũng như phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất và do đó chưa có kinh nghiệm trong vấn đề lập báo cáo tài chính hợp nhất. Chính vì vậy mà hiện nay công ty chỉ có các bộ phận kế toán phần hành mà chưa có bộ phận chuyên về việc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Trong khi đó tại các tổng công ty, các tập

đoàn lớn, nơi có yêu cầu lập báo cáo tài chính hợp nhất thì bộ phận này lại chiếm một vị trí quan trọng và đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn về kế toán đặc biệt là kế toán hợp nhất.

Như đã nêu ở trên, hiện nay do các giao dịch nội bộ của Công ty và các đơn vị thành viên diễn ra tương đối nhiều, đồng thời việc hạch toán các nghiệp vụ này tại Công ty và từng đơn vị thành viên chưa thống nhất, do vậy việc thực hiện các bút toán điều chỉnh và loại trừ sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt các số liệu cũ từ các năm trước chuyển sang để đưa vào báo cáo hợp nhất chưa hề có vì từ trước đến giờ Công ty không theo dõi những khoản mục này trên một sổ sách riêng.

Ngoài ra mặc dù Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ công tác kế toán nhưng mới chỉ dừng lại ở việc lập báo tài chính thông thường mà chưa phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chính vì vậy sẽ phải mất thời gian và kinh phí để chuyển đổi nhằm đáp ứng yêu cầu của việc lập báo cáo hợp nhất và trong thời gian đầu cung cấp thông tin sẽ gặp khó khăn.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO CÔNG TY CP

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chế độ báo cáo tài chính tại công ty CP KCN Tân Tạo (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)