Xây môi trường đạo đức lành mạnh trong gia đình và xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay pptx (Trang 65 - 74)

Môi trường đạo đức là môi trường chứa đựng những GTĐĐ và diễn ra các quan hệ đạo đức. Những GTĐĐ bao gồm: những GTĐĐTT được tạo dựng nên từ nhiều thế hệ trong từng thời kỳ dựng nên từ nhiều thế hệ trong từng thời kỳ lịch sử dân tộc được lưu giữ bảo tồn và những giá trị mới được hình thành, phát triển. Vốn quan hệ đạo đức đó là quan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng, con người với tự nhiên... Con người đã gây dựng nên môi trường đạo đức nhưng môi trường có vai trò to lớn tác động, quy định sự hình thành nhân cách đạo đức của con người. Điều đó được dân gian đúc kết: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”, hay: “Sống trong bầu thì tròn. Sống trong ống thì dài”.

Muốn xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh phải xây dựng đạo đức lành mạnh trong gia đình và xã hội.

Gia đình, tế bào xã hội, có vị trí rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội và sự hình thành nhân cách con người. Khẳng định vị trí, vai trò của gia đình trong mối quan hệ qua lại với xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà chú ý hạt nhân cho

tốt” [41, 498]. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” của Đảng ta cũng khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [6, 15]. Xây dựng gia đình mới - tế bào mới của xã hội xã hội chủ nghĩa là gia đình hòa thuận, bình đẳng, dân chủ, hạnh phúc.

Con người mới được sinh ra và trước hết được giáo dục trong môi trường văn hóa gia đình. Chính trong gia đình con người được biết đến một điều vô cùng thiêng liêng trong mối quan hệ giữa người với người, đó là sự quên mình vì mọi người. Đó là tình thương yêu ruột thịt, gắn bó hết lòng vì nhau, Tình thương yêu đùm bọc đó gắn với con người như hình với bóng, từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Và biểu tượng cao đẹp về mối quan hệ tốt đẹp đó chính là người phụ nữ - người vợ, người mẹ. Gia đình hòa thuận hạnh phúc ấm êm sẽ là điều kiện tốt cho sự hình thành nhân cách trẻ. Gia đình có nhiều mâu thuẫn luôn căng thẳng, làm cho trẻ luôn lo âu sợ hãi, sẽ có tác dụng ngược lại. Đồng thời, gia đình hạnh phúc yên vui chính là điểm tựa vững chắc, là niềm tin, là động lực để phụ nữ hăng hái trong mọi công việc đảm đương tốt công việc gia đình và xã hội.

Đảm đang công việc gia đình và xã hội là truyền thống vốn có của người phụ nữ. Để phát huy tốt truyền thống đó trong tình hình hiện nay phải quan tâm chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, pháp luật, tri thức làm mẹ làm vợ cho người phụ nữ. Trong xã hội ta thường có câu: "Văn hóa là chìa khóa mở đầu"; văn hóa rất cần thiết cho cuộc

tốt công việc gia đình và xã hội người phụ nữ phải có trình độ văn hóa nhất định. Nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ là nâng cao hiểu biết và sử dụng hiểu biết đó vào thực tiễn xã hội cho phụ nữ, để họ có điều kiện phát huy tốt truyền thống của mình.

Nâng cao sự hiểu biết về pháp luật cho phụ nữ là nâng cao sự hiểu biết về những quy tắc xử sự, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của công dân. Xã hội càng phát triển đòi hỏi người phụ nữ càng phải nắm vững luật pháp để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và gia đình mình.

Làm mẹ là thiên chức cao quý của người phụ nữ. Trong gia đình truyền thống, người mẹ có vai trò to lớn trong việc giáo dục con. Song, do điều kiện sống và trình độ hạn chế nên việc thực hiện chức năng giáo dưỡng con cái của người phụ nữ kém hiệu quả. Ngày nay người mẹ không chỉ có trách nhiệm sinh con, còn có tránh nhiệm và thực hiện có hiệu quả trách nhiệm giáo dưỡng con cái. Niềm vinh quang của các bà mẹ là ở chỗ, họ đã cung cấp cho xã hội những công dân khỏe mạnh, thông minh, giàu lòng yêu quê hương đất nước, biết quý trọng con người, có ý thức vươn lên. Giáo dục trẻ là công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Vì vậy, người mẹ đồng thời là nhà giáo dục. Để trở thành nhà giáo dục, người mẹ trước hết phải được giáo dục. Ta-go nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng ấn Độ đã nói: Giáo dục một người đàn ông được một người, giáo dục một người phụ nữ được một gia đình; giáo dục một ông thầy được một thế hệ. Mặt khác, người mẹ phải rèn luyện để trở thành tấm gương sáng về phẩm chất, đạo đức... cho con cái noi theo. Để giáo dục con có hiệu quả, người mẹ phải quan tâm xây dựng lối sống đạo đức, văn hóa trong gia đình. Lối sống của những người lớn trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, thái độ ứng xử, hành vi đạo đức của cha mẹ luôn tác động đến đứa trẻ theo cả hai chiều thuận, nghịch. Ma-ka-ren-kô nhà giáo dục Xô-viết vĩ đại đã khẳng định: “Cái gì cũng có thể giáo dục được trẻ em, những con người, những đồ vật, những sự việc, nhưng trước hết là những người cha mẹ và các thầy cô” [41, 26].

Là kiến trúc sư xây dựng tổ ấm, người mẹ cần tạo nên sự hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình, sự quan tâm, tôn trọng lẫn nhau trong gia đình là nền tảng cho giáo dục gia đình, điều vô cùng cần thiết để hình thành nhân cách cho trẻ, bằng truyền thống,

văn hóa gia đình người mẹ khích lệ con, hướng con vươn lên sống xứng đáng hơn với gia đình và xã hội. Người mẹ cần giáo dục cho con trẻ lòng kính trọng, thương yêu, biết ơn ông bà cha mẹ, biết làm những điều tốt đẹp để xây dựng gia đình và truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình mà cha ông đã dựng nên. Văn hóa gia đình là nền tảng để tạo dựng và nuôi dưỡng con người, nó được truyền lại và phát triển qua các thế hệ. Thế hệ trẻ được hưởng nền văn hóa gia đình qua sự truyền thụ của cha mẹ, ông bà để có được những hiểu biết đầy đủ hơn về truyền thống gia đình mình, dòng họ truyền thống của mình. Đó là bài học sống về sự gắn bó giữa những người với người, với quê hương, với những giá trị tâm linh về ý thức và trách nhiệm, với những thế hệ đi trước, gắn bó trách nhiệm với lịch sử, với Tổ quốc và dân tộc.

Chức năng làm mẹ sẽ trở nên thực tế, hoàn thiện hơn một khi nó thống nhất hài hòa với chức năng làm vợ của người phụ nữ trong gia đình. Tổ ấm gia đình, nơi con người tìm thấy sự bình yên, sự ấm áp, sự bù đắp những thiếu hụt trong cuộc sống xã hội và cá nhân, là môi trường tốt cho những nhân cách và tài năng nẩy mầm, phát triển. Xây dựng tổ ấm của gia đình là trách nhiệm của cả vợ và chồng nhưng do đặc trưng giới tính, người vợ bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” - đó là một thực tế đã được nhiều thế hệ Việt Nam thừa nhận. Tổ ấm gia đình được hình thành và duy trì, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng giữ vị trí hàng đầu là vai trò của người phụ nữ. Trong gia đình một khi người phụ nữ có văn hóa, có năng lực tổ chức cuộc sống sẽ là trung tâm của sự yêu thương, sự đoàn kết, sự quan tâm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với dòng họ, xóm làng.

Để người phụ nữ có thể hoàn thành trọng trách xây dựng tổ ấm đòi hỏi ở họ một mặt có lòng vị tha, độ lượng, biết hy sinh, nhường nhịn và biết tự kiềm chế trong những trường hợp cần thiết. Mặt khác, phụ nữ còn biết cảm hóa, khích lệ chồng, con tham gia công việc và biết giữ gìn hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, còn đòi hỏi ở người phụ nữ sự thủy chung, sự tôn trọng, sự hy sinh chấp nhận (tạm thời) để giữ hòa khí trong gia đình.

"Chồng giận thì vợ lui lời. Cơm sôi, nhỏ lửa, chẳng rơi hạt nào".

Trong quan hệ vợ chồng, người phụ nữ cần thiết phải trở thành người có văn hóa trong lối sống, phải biết hạn chế lòng ham muốn, đòi hỏi quá cao ở chồng, đồng thời biết khích lệ chồng vươn lên. Người vợ cần có sự quan tâm săn sóc thông cảm đến người thân của chồng sẽ tạo dựng cho người phụ nữ hòa hợp trong gia đình chồng. Và, do đó làm cho quan hệ vợ chồng càng trở nên gắn bó, thông cảm gần gũi hơn. Nhà thơ Xuân Quỳnh có lý khi viết:

"Mẹ nào mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi".

Chăm sóc gia đình hôm nay, người phụ nữ không những cần có đức tính chắt chiu, chịu thương, chịu khó mà cần có kiến thức, có tri thức thẩm mỹ. Kiến thức trong việc sắp xếp nơi ăn chốn ở, trong việc mua sắm vật dụng phù hợp với nơi ở trong việc đoán biết nhu cầu, tâm lý của người thân trong gia đình để điều hòa, để tạo sự thỏa mãn ấm êm, kể cả nhu cầu thăm bạn bè, người thân, nghỉ mát hay đi du lịch... Bên cạnh đó, người phụ nữ phải biết nhìn thấy và khắc phục những điểm yếu của bản thân để trở thành người vợ, người mẹ tốt hơn trong gia đình. Đó chính là sự chuẩn bị cho các người vợ, người mẹ Việt Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng, bước vào thế kỷ 21 phát huy tốt truyền thống của mình trong gia đình và xã hội, nhất là vai trò nuôi dạy con cái, tạo môi trường lành mạnh trong gia đình mà họ là tấm gương.

Gia đình và xã hội gắn liền quan hệ mật thiết với nhau, gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình tốt hơn. Để có môi trường đạo đức lành mạnh ngoài việc xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh trong gia đình tất yếu phải xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh trên bình diện xã hội. Môi trường đạo đức lành mạnh thực sự trong xã hội chỉ diễn ra ở một xã hội văn minh tiến bộ. Muốn xã hội tiến bộ văn minh phải quan tâm đến vấn đề phụ nữ. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: Xã hội có văn hóa hay không, phải xem phụ nữ có được tiến bộ hay không?

Muốn cho phụ nữ tiến bộ Đảng, Nhà nước phải quan tâm vấn đề giải phóng phụ nữ, đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau:

minh nhân loại. Giải phóng phụ nữ không có nghĩa là tạo cho chị em sự nhàn rỗi mà là tạo điều kiện cho họ cống hiến nhiều hơn cho xã hội, cho đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà nước cùng các cấp chính quyền Kiên Giang cần thực hiện tốt các vấn đề sau:

Giúp cho phụ nữ có công ăn việc làm ổn định, phù hợp với khả năng, sở trường. Mạnh dạn giao việc cho chị em để phát huy hết khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của họ.

Thực hiện công bằng giữa nam và nữ trong công việc, trong đánh giá, xếp hạng, trong cơ cấu cán bộ... tránh những định kiến, khắt khe với chị em.

Mạnh dạn đưa đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nữ trong tỉnh, tạo điều kiện cho chị em nâng cao trình độ nhận thức về chính trị khoa học - kỹ thuật tiên tiến; tiếp thu những tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại mở rộng tầm nhìn để tự giải phóng.

Hai là, chống các tệ nạn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến nhân phẩm và sự bình yên của phụ nữ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

Vấn đề nóng bỏng, day dứt nhất hiện nay của xã hội có liên quan đến phụ nữ và sức khỏe cộng đồng là tệ nạn mại dâm. Mại dâm là sự bán thân một cách tùy tiện không thích thú, là việc quan hệ giới tính với bất kỳ ai để được trả tiền hoặc hứa trả tiền. Nó là một hiện tượng xã hội biểu hiện các sự sai lệch về chuẩn mực trong xã hội. Vì vậy, theo nhà xã hội học Pháp nổi tiếng E.D. Kheim thì tệ nạn mại dâm giống như nạn tự sát, là dấu hiện của một xã hội loạn kỷ cương.

ở nước ta hiện nay, nạn mại dâm với hàng trăm nghìn gái mại dâm chuyên nghiệp. Riêng Kiên Giang từ năm 1992 đến nay hàng năm có từ 293 đến 409 gái hoạt động mại dâm chuyên nghiệp. Tệ nạn này đã trở thành mối lo ngại sâu sắc của toàn xã hội, đặc biệt trong điều kiện nạn dịch AISD đã “gõ cửa” đến Việt Nam, đòi hỏi toàn xã hội phải nghiên cứu toàn diện và đề ra những giải pháp tích cực, có tính khả thi để khắc phục tệ nạn xã hội này. Đây cũng là vấn đề phức tạp và nan giải của nhiều quốc gia.

Mại dâm đã tồn tại và phát triển, với tư cách là một hiện tượng xã hội nó đã tồn tại từ khá lâu trong lịch sử nhân loại. Qua các thời kỳ lịch sử, việc đánh giá hiện tượng

mại dâm có khác nhau, tùy thuộc vào các quan điểm về tôn giáo, đạo đức, các điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của mỗi nước. Có những nước cấm, có nước lại hợp pháp hóa hoặc đặt ra các biện pháp quản lý hành chính để kiểm soát tệ nạn mại dâm. Có thể chia thành hai nhóm như sau:

- Các nước cấm nghề mại dâm: Iran là nước theo đạo Hồi, người ta có thể đưa gái mại dâm ra xử tử, ném đá đến chết. Một số nước ban hành bộ luật cấm mại dâm như ở Anh (1885), Đan Mạch (1901), Hoa Kỳ, Phần Lan (1907), Hà Lan (1911), Pháp (1946).

- Tháng 12-1949 Liên hiệp quốc đã ban hành công ước quốc tế

bài trừ nạn mại dâm. Nhiều nước trong số các nước cấm mại dâm đã thể chế hình phạt hình sự với hành vi mại dâm như luật hình sự ở bang Caliphoocnia và New York (Hoa Kỳ) quy định phát tù từ 3 tháng đến 6 tháng, hoặc phạt 500 USD cho những người phạm tội mại dâm...

- Các nước theo khuynh hướng thể chế hóa về mặt quản lý nhà nước bằng luật pháp tệ nạn mại dâm gồm Thái Lan, CHLB Đức, Đan Mạch (sau năm 1960), Anh (sau 1970), Thụy Điển, Hồng Kông, Đài Loan, Cu Ba, Pháp, Nauy, Đức, Ôxtraylia... ở đây nhà nước đề ra các biện pháp bắt buộc đăng ký, đóng thuế môn bài, bắt buộc khám chữa bệnh đối với các nhà chứa và gái mại dâm hành nghề. Tất cả các hành vi mại dâm ở các nơi khác và không qua sự kiểm soát của nhà nước đều bị xử lý về hình sự. Về thực chất nhà nước công nhận đây là một nghề hợp pháp. Theo thống kê chưa đầy đủ của tổ chức y tế thế giới (OMS) và tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol, cho đến nay có trên 30 nước trên thế giới đang giải quyết vấn đề mại dâm theo hướng này.

Các nhà nghiên cứu về mại dâm thường cho rằng mại dâm gắn liền với đói nghèo, thất nghiệp, thiếu nhà cửa. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nếu như trước đây mại dâm được thực hiện do sự ép buộc ngoài ý muốn của phụ nữ thì ngày nay trong không ít trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay pptx (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)