Nội dung, yêu cầu kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay pptx (Trang 39 - 49)

còn đòi hỏi và đã hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước. Đó là: tinh thần học tập, ý thức tính toán thực hành công việc một cách khoa học, suy nghĩ độc lập sáng tạo, có lòng tin vào năng lực của bản thân, tác phong làm việc nhanh nhẹn tháo vát, làm chủ được gia đình mình trong xã hội mới.

1.2.3. Nội dung, yêu cầu kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ của phụ nữ

* Yêu cầu

Để xác định đúng nội dung, phương hướng kế thừa và phát huy các GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng CNXH ngày nay cần phải quán triệt các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, phải nhận rõ những mặt tích cực và hạn chế mang tính lịch sử của các GTĐĐTT của phụ nữ, tức phải làm rõ những cái cần thiết cho CNXH và những hạn chế, thiếu hụt cần được bổ sung trong những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Các GTĐĐTT của phụ nữ là quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Đó là những giá trị cao quý, phổ biến và vững bền của phụ nữ Việt Nam. Chúng giữ vị trí cốt lõi trong hệ thống các giá trị tinh thần truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Các giá trị tinh thần truyền thống là động lực mạnh mẽ, là cội nguồn sức sống của phụ nữ Việt Nam. Lòng yêu nước, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang... đã và đang là nguồn sức mạnh to lớn của phụ nữ ta từ trước đến nay và từ nay về sau.

Được hình thành trên cơ sở xã hội nông nghiệp, và luôn phải tiến hành đấu tranh chống xâm lược nên ngoài mặt tích cực, đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam cũng còn bộc lộ những hạn chế. Người phụ nữ Việt Nam rất cần cù và tiết kiệm trong sản xuất và đời sống; đó là truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Song trong tâm lý của số đông, cần cù trong lao động chân tay được đánh giá cao hơn cần cù trong lao động trí óc. Cần cù trong sản xuất được coi trọng hơn nhiều so với cần cù trong hoạt động thương mại. Tâm lý khinh rẻ nghề buôn bán thể hiện rõ trong quan niệm dân gian "thật thà cũng thể lái buôn". Tính chất cần cù được đánh giá cao hơn tính chất sáng tạo trong lao động: "cần cù bù thông minh" hoặc nhấn mạnh: "năng nhặt chặt bị" chứ không chú ý rằng: "biết nhặt mới nhanh chặt bị".

Mặt khác, truyền thống là sản phẩm của quá trình lịch sử dân tộc trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thế hệ và nhiều giai cấp nên ngoài mặt tích cực nó còn chứa đựng những hạn chế mang tính lịch sử, tính giai cấp của từng thời đại. Thời đại phong kiến, đức tính trung hậu của người phụ nữ Việt Nam đã bị giai cấp phong kiến lợi dụng để phục vụ cho giai cấp thống trị đương thời. ở địa vị phụ thuộc, "tứ đức" - "công, dung, ngôn, hạnh" (công việc, hình dung, nói năng, tính nết) và "tam tòng" của người phụ nữ là những khuôn phép phong kiến mà người phụ nữ cần phải theo để trở thành những công cụ dễ bảo và có khả năng phục vụ tốt những lợi ích của bọn thống trị.

Hai là, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta trong việc kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam. Việc quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận để nhận thức mặt tích cực và mặt hạn chế, tiêu cực của truyền thống đạo đức, xác định phương hướng kế thừa và phát huy các GTĐĐTT của phụ nữ, xây dựng đời sống đạo đức - tinh thần lành mạnh của xã hội.

Vận dụng nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc xem xét đạo đức để thấy rõ những mặt tích cực cần phát huy và những mặt tiêu cực cần phải loại trừ dần khỏi đời sống xã hội, kết hợp kế thừa những giá trị đạo đức văn hóa dân tộc với tiếp thu những thành quả của văn hóa, văn minh nhân loại. Có như vậy mới kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của dân tộc nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng một cách biện chứng, đáp ứng được yêu cầu phát triển đời sống vật chất và tinh thần của xã hội trong công cuộc đổi mới hôm nay.

Tìm hiểu tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người, chúng ta rút ra được những chỉ dẫn có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc kế thừa và phát huy những GTĐĐTT phù hợp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Vấn đề này tác giả đã có dịp trình bày ở phần trên.

Ba là, kế thừa và phát huy các GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam phải quán triệt nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới và các giá trị nhân văn của thời đại.

Xây dựng hình thái kinh tế - xã hội mới phải nói đến văn hóa vì văn hóa là nền tảng, động lực, mục tiêu, hệ điều tiết của sự phát triển xã hội. Trong những lĩnh vực chủ yếu của định hướng phát triển đất nước theo con đường XHCN hiện nay là "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" không chỉ ở hình thức mà là cả nội dung.

Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa được xây dựng trên hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại - hệ tư tưởng Mác - Lênin. Đây là hệ tư tưởng duy nhất lấy việc giải phóng con

người toàn diện và triệt để làm mục tiêu cao cả của mình. Tính tiên tiến của nền văn hóa bao hàm cả tính chất hiện đại, tiến bộ và nhân văn. Nền văn hóa tiến bộ là nền văn hóa vừa tiếp thu toàn bộ di sản văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và phát triển lên một trình độ mới vì sự giải phóng con người và tiến bộ xã hội. Như vậy, tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được nuôi dưỡng và phát triển gắn với bề dày và chiều sâu của văn hóa dân tộc.

Để xây dựng thành công nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc phải kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, các di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc, trong đó các GTĐĐTT chiếm vị trí quan trọng. Nó là nhân tố định hướng việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện đại, hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ với tư cách là giá trị tổng quát của nhân loại.

Con người là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội và là chủ thể năng động của sự phát triển đó. Hồ Chủ tịch khẳng định: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những con người có đạo đức xã hội chủ nghĩa" [48, 679].

Con người Việt Nam hiện đại nói chung, người phụ nữ Việt Nam hiện đại nói riêng, phải là con người kết hợp nhuần nhuyễn trong nhân cách của mình phẩm chất đạo đức, tinh thần của con người của chế độ mới với tinh hoa truyền thống dân tộc. Con người vừa mang tính thời đại theo nghĩa "thời đại nào, con người ấy", đồng thời con người cũng mang tính lịch sử, mang trong mình dấu ấn của quá khứ. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tính thời đại và tính lịch sử, hiện đại và truyền thống là vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề con người và xác định nội dung xây dựng con người phù hợp với yêu cầu lịch sử của từng giai đoạn cách mạng. Không thể có con người Việt Nam hiện đại nói chung, người phụ nữ hiện đại nói riêng nếu họ không được nuôi dưỡng bằng những truyền thống tốt đẹp được kết tinh trong lịch sử lâu dài và vinh quang của dân tộc. Kế thừa và phát huy những GTĐĐTT của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng sẽ tạo ra khả năng to lớn cho sự hoàn thiện từng bước con người cũng như cho sự phát triển vai trò của nhân tố con

Sức sống của nền văn hóa nói chung, của các giá trị đạo đức nói riêng không chỉ ở bề dày lịch sử và chiều sâu tư tưởng của nó mà còn ở khả năng biết hấp thụ và làm phong phú các giá trị đạo đức - nhân văn mà loài người đạt được và đang vươn tới. Cuộc cách mạng mới trong khoa học - công nghệ với những thành quả kỳ diệu của nó đã mang lại những biến đổi cực kỳ to lớn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới và đang hình thành những xu thế phát triển mới của thế giới: Sự xuất hiện của xã hội thông tin; phát triển công nghệ cao trở thành yếu tố then chốt của hiện đại hóa; xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế; sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc [53, 5-24].

Cách mạng khoa học - công nghệ, cơ chế thị trường và mở cửa đang tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của thế giới hiện đại song nó cũng đã và đang bộc lộ nhiều hệ quả tiêu cực làm day dứt lương tri của loài người tiến bộ.

Vì vậy, kế thừa và phát huy các GTĐĐTT dân tộc nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng đòi hỏi phải tiếp cận và tiếp nhận có chọn lọc các giá trị nhân văn mà loài người tiến bộ đang hướng tới. Đó là thái độ sống tích cực coi con người là giá trị cao nhất, phát triển người bền vững là "mệnh lệnh cao nhất của thế kỷ XXI", yêu hòa bình và chống chiến tranh xâm lược, thấm nhuần tư tưởng khoan dung, chống kỳ thị dân tộc, xác lập và tăng cường quan hệ hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi giữa các quốc gia dân tộc.

Quán triệt các yêu cầu trên là điều kiện cần thiết để tự giác hóa quá trình kế thừa và phát huy các GTĐĐTT của dân tộc nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

* Nội dung

Chủ nghĩa yêu nước như đã khẳng định là giá trị hàng đầu, giá trị định hướng các GTĐĐTT Việt Nam nói chung, GTĐĐ của phụ nữ Việt Nam nói riêng. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành rất sớm cùng với sự phát triển của dân tộc và luôn được bổ sung để hình thành một hệ thống với những nội dung xác định. Đó là giá trị bền vững nhất của dân tộc Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Song cũng như

những giá trị khác, sự bền vững đó không có nghĩa là cố định, mà nó có sự biến đổi, phát triển, bổ sung những nội dung phù hợp với yêu cầu phát triển của lịch sử dân tộc qua từng giai đoạn lịch sử.

Yêu nước ngày nay không chỉ bó hẹp trong quan niệm yêu quê hương theo kiểu khép kín "một tấc không đi, một ly không rời" mà phải đặt tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương trong tương quan với lợi ích thuộc toàn cục, cả nước. Ngày nay "yêu nước phải gắn với ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập và nghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng đất nước, bảo vệ độc lập và quyền bình đẳng dân tộc; chiến thắng nghèo đói lạc hậu và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm cho mọi người đều được ấm no, hạnh phúc, vươn lên ngang tầm thời đại mới..." [73, 28]. Quan điểm độc lập dân tộc gắn với tự do hạnh phúc của nhân dân là cơ sở của tư tưởng về mối liên hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH. Đó cũng chính là nội dung chủ yếu của chủ nghĩa yêu nước hiện nay - yêu nước là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng XHCN. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng được phát huy cao độ trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trước yêu cầu mới của đất nước hiện nay, một mặt phải thường xuyên chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, mặt khác phải dồn sức cho nhiệm vụ xây dựng đất nước với ý thức coi nghèo nàn lạc hậu là nỗi nhục không kém gì nỗi nhục mất nước như đồng chí Cố vấn Đỗ Mười đã nói: Các thế hệ trước đây đã "rửa được nỗi nhục nô lệ cho dân tộc", thế hệ ngày nay "phải tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, CNH, HĐH nước nhà để rửa cái nhục nghèo khổ, mở ra chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới" [52, 193].

Lòng yêu nước biểu hiện ở tình yêu với văn hóa của dân tộc, với những truyền thống lành mạnh của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc củng cố và phát triển những truyền thống ấy phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay. Một nhiệm vụ quan trọng của bảo vệ độc lập dân tộc trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, CNH, HĐH đất nước là

phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đảng ta khẳng định rằng: "Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, CNH, HĐH đất nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác" [91, 30].

Chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã và đang tạo môi trường kinh tế - xã hội rộng lớn cho mọi người phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình để làm giàu cho mình và cho đất nước. ý thức vươn lên mạnh mẽ để làm giàu cho mình và cho xã hội là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa yêu nước ngày nay. Trong điều kiện hiện nay, việc đánh giá phẩm chất đạo đức của con người càng phải quá triệt quan điểm thống nhất lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp kích thích tính tích cực hoạt động của con người. Tư tưởng cào bằng cá nhân, không muốn ai giàu hơn mình hoặc ngại mình giàu hơn người khác là chướng ngại vật của sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và sớm muộn cũng sẽ bị loại bỏ chính ngay yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ý nghĩa đạo đức của việc làm giàu là ở chỗ phương thức và mục đích của nó. Nếu làm giàu bằng những thủ đoạn bất chính, trái pháp luật và vô đạo đức thì đời sống tinh thần của con người dần dần bị thoái hóa và gây tác hại cho xã hội.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống từ nghìn xưa của mình, chị em đã anh hùng, dũng cảm trong lao động sản xuất, kinh doanh... Họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với hành động của mình để làm giàu cho mình và cho xã hội, quyết tâm đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi cái nhục đói nghèo, nâng cao đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đấy là những nữ anh hùng lao động thời nay. Chị Ba Thi là một tấm gương như vậy. "Một người

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay pptx (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)