Những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay pptx (Trang 49 - 60)

GTĐĐTT của phụ nữ Kiên Giang không nằm ngoài những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam. Yêu nước truyền thống của phụ nữ Việt Nam đã được gây dựng theo chiều dài lịch sử. ở phụ nữ Kiên Giang tinh thần yêu nước đó được khắc sâu từ những ngày mở đất. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, truyền thống yêu nước đó được kế thừa và phát huy sáng tạo trong mọi lĩnh vực. Trong đấu tranh, chiến đấu vũ trang, lao động sản xuất, gánh vác công việc gia đình v.v...

Trong những năm chiến tranh ác liệt các chị đã dũng cảm, thông minh sáng tạo áp dụng nhiều hình thức đấu tranh để lấn địch từng phần, đấu tranh chính trị, binh vận... lĩnh vực nào chị em cũng giành được thắng lợi.

Đầu năm 1955, những người mẹ, người vợ ở Kiên Giang xúc động nghẹn ngào, tiễn con, đưa chồng và người thân xuống tàu tập kết ra miền Bắc. Người đi, người ở đều lưu luyến dặn dò, hứa hẹn cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ và thủy chung chờ đợi.

"Con ra thưa với Bác Hồ Đất này chỉ một lá cờ vàng sao...".

Các mẹ, các chị đều hiểu rằng nhất định sẽ có ngày thắng lợi, Nam - Bắc đoàn tụ thống nhất, gia đình sum họp vui vầy.

ở lại miền Nam, chiến tranh ngày càng ác liệt, tội ác của đế quốc Mỹ chất chồng "trời không dung, đất không tha". Nhân dân, các mẹ, các chị lớp lớp xuống đường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh liên tục, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi dân sinh dân chủ, chống khủng bố, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân... Trước lưỡi lê, họng súng của kẻ thù các chị, các mẹ không hề lùi bước. Sự hy sinh anh dũng của má Hai đã để lại một tấm gương sáng chói về lòng yêu nước, quên mình vì nước. Trước khi chết má còn căn dặn: "Các chị, các con hãy kiên quyết tiến lên..." một người ngã xuống để hàng ngàn người đứng dậy giành thắng lợi.

Đặc biệt là phong trào đấu tranh chống địch bôi đen gia đình cán bộ, giữ gìn truyền thống, đạo lý thủy chung của phụ nữ. Kẻ thù rất thâm độc, xảo quyệt quyết bôi đen gia đình cách mạng, phá hoại truyền thống tốt đẹp và đạo đức thủy chung của phụ nữ. Chúng dùng cường quyền cưỡng bức các chị em có chồng là cán bộ, chiến sĩ tập kết hoặc đang còn hoạt động bí mật ở miền Nam phải ly hôn, từ chồng, từ con. Mặc dù bọn sĩ quan, binh lính tề ngụy ve vãn, tán tỉnh, dụ dỗ, cưỡng ép làm vợ chúng, các chị vẫn kiên quyết đấu tranh, giữ vẹn thủy chung, son sắt đợt chờ. Có chị sẵn sàng chấp nhận ngồi tù để giữ vẹn tình chung thủy với chồng như chị Keo, và nhiều chị phải rời bỏ quê hương xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình đi nơi khác để không lọt vào âm mưu đen tối của kẻ thù.

Một lòng theo Đảng, theo cách mạng, phụ nữ Kiên Giang đã làm tốt công tác binh vận, góp phần không nhỏ vào sự thành công của cách mạng. Các mẹ, các chị vô cùng khéo léo, gan dạ, mưu trí, thông minh, sáng tạo mặt đối mặt với quân thù. Bằng lời lẽ ngọt ngào, cử chỉ dịu dàng nhưng cương quyết họ đã tuyên truyền đến bọn sĩ quan và binh sĩ ngụy ý tưởng:

"Cửu Long chín cửa một dòng Vai mang súng Mỹ mà lòng Việt Nam".

Nhờ vậy mà kết quả hàng trăm, hàng ngàn binh sĩ trở về với nhân dân, sum họp gia đình, nộp vũ khí cho cách mạng. Đây là sự thắng lợi không phải đổi bằng máu, nhờ sự phát huy truyền thống anh hùng, trung hậu của phụ nữ Kiên Giang.

Ngoài các hình thức đấu tranh chính trị, làm công tác binh vận, phụ nữ Kiên Giang còn tham gia lực lượng vũ trang chiến đấu diệt ác phá kìm. Với tấm lòng yêu nước, yêu chân lý phụ nữ Kiên Giang đã chiến đấu ngoan cường anh dũng. Trong chiến đấu không may rơi vào tay giặc, trước những cực hình tra tấn dã man các chị vẫn một mực kiên trung. Giặc quay sang dùng đòn tâm lý dụ dỗ đủ điều như rót mật vào tai, các chị vẫn một dạ trung thành. Làm người, ai không quý trọng mạng sống của mình, ai không muốn sống bình yên trong mái ấm gia đình? Nhất là người phụ nữ, họ quý trọng gia đình của mình hơn ai hết. Nhưng họ hiểu rằng khi đất nước còn giặc ngoại xâm thì không ai có hạnh phúc. Chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" của Bác đã thấm nhuần trong trái tim, khối óc của mỗi người Việt Nam. Vì vậy, mà các chị thà "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Chị Mai Hồng Hạnh là một trong những tấm gương tiêu biểu đó. Khi rơi vào tay giặc chị hiên ngang nói thẳng vào mặt chúng: "Tao là đảng viên cộng sản thà chết chứ không đầu hàng". Bọn giặc nhào tới lóc thịt, xẻo vú; chị ngất lịm. Khi tỉnh dậy, bọn chúng dụ ngọt, chị vẫn bình thản nói thẳng với giặc: "Người cộng sản không biết phản bội Đảng, phản bội đồng bào". Bọn giặc bất lực, chúng như lũ quỷ lao vào hành hạ, mổ bụng, moi gan chị. Mai Hồng Hạnh xứng đáng là biểu tượng bất khuất tuyệt vời của phụ nữ Kiên Giang.

Tiêu biểu cho phong trào diệt ác phá kìm, là hành động anh hùng của chị Mười Mẫn chém tên ác ôn Lâm Quang Phòng. Chị đã chịu mọi cực hình tra tấn của giặc và đã vượt qua mọi thử thách của các nhà tù Mỹ - ngụy. Chị vẫn sống và trở về với đội ngũ đấu tranh của phụ nữ, của đồng bào đồng chí.

Chị Tư Phùng (Sứ), người con gái xứ Hòn trên mảnh đất Kiên Giang. Khí phách anh hùng của chị đã đi vào văn học Việt Nam qua tác phẩm "Hòn Đất" của Anh Đức như một huyền thoại. Không ai không thương xót, ngậm ngùi và khâm phục khi nghĩ tới hình ảnh trần trụi đầy những vết dao đâm, máu chảy đầm đìa bị treo trên cành cây, chị Sứ vẫn không một lời khai báo, không hề rơi nước mắt. Khi nghĩ tới mẹ già, nghĩ tới

con cùng đồng đội trong hang không nước uống, nghĩ tới người chồng thân yêu đi tập kết ngày chiến thắng trở về không gặp mặt... nước mắt trào ra chị vẫn không khóc, sợ giặc cho mình hèn yếu. Nhưng những dòng nước mắt yêu thương ấy vẫn tuôn chảy. Bọn giặc mừng rỡ, chị quát thẳng vào mặt chúng: "Tao khóc vì tiếc không hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải hối hận về những việc tao làm". Chị Tư Phùng hy sinh nhưng tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất của chị sống mãi trong trái tim của đồng bào, đồng chí thân yêu! Xứng đáng với tinh thần chiến đấu bất khuất của chị, Nhà nước đã truy tặng danh hiệu vẻ vang "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Song song với các công tác nói trên, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước phụ nữ Kiên Giang còn đảm đương công việc gia đình, tăng gia sản xuất nuôi quân... Phong trào xây dựng hậu phương, tăng gia sản xuất rất sôi nổi. Chị em là lực lượng lao động chính bảo đảm cuộc sống gia đình đồng thời tích cực đóng góp bảo đảm lương thực nuôi quân. Đưa chồng, con ra mặt trận; ở hậu phương các chị hai vai gánh nặng: vừa nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ già, vừa nuôi dạy các con, vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Một khối lượng công việc quá nặng nề đối với người phụ nữ Kiên Giang lúc này. Nhưng xuất phát từ truyền thống vốn có của mình họ vượt qua tất cả. Việc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ già, nuôi dạy các con nên người đã vất vả, nhưng lao động sản xuất lúc này còn vất vả bội phần. Các chị phải lao động trong mưa bom bão đạn, tay súng tay cày. Có những lúc giặc đánh phá ác liệt không cho nhân dân ta sản xuất, các chị phải cấy ban đêm, gặt ban đêm... bằng mọi giá phải sản xuất, vì ông cha ta có câu: "Có thực mới vực được đạo". Không sản xuất lấy gì nuôi quân đánh giặc? Chính vì thế, không quản ngày đêm, không ngại mưa bom bão đạn, phụ nữ Kiên Giang vẫn bám đất bám vườn, một nắng, hai sương, kiên cường sản xuất nhằm bảo đảm cuộc sống gia đình cho chồng con yên tâm chiến đấu, đảm bảo lương thực nuôi quân, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược giải phóng đất nước.

Sau đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước, phụ nữ Kiên Giang đã phát huy truyền thống của mình góp sức hàn gắn vết thương chiến tranh, đổi mới đất nước. Có cuộc chiến tranh nào không trải qua gian khổ hy sinh, có thắng lợi vinh quang nào không đổi bằng đau thương mất mát. Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước đã có trên

13 ngàn cán bộ, chiến sĩ và trên 100 ngàn đồng bào đã vĩnh viễn nằm xuống trên mảnh đất Kiên Giang và hàng chục ngàn thương binh, bệnh binh... Làm sao thấu hiểu hết nỗi đau của biết bao bà mẹ đã bao lần tiễn con lên đường chiến đấu là bấy nhiêu lần mẹ khóc thầm lặng lẽ... Có gì đau xót bằng, trong ngày vui đại thắng có biết bao bà mẹ, người vợ với những dòng nước mắt tuôn trào không còn gặp lại con, gặp lại chồng trong đoàn quân chiến thắng trở về. Sau ngày toàn thắng chiến tranh đã để lại Kiên Giang trên 4 ngàn vợ liệt sĩ, 443 bà mẹ Việt Nam anh hùng cùng biết bao bà mẹ khác nỗi đau thương mất mát vô hạn.

Vượt qua đau thương mất mát, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước đảm đang công việc gia đình và xã hội, các tầng lớp phụ nữ Kiên Giang đã và đang ra sức khắc phục khó khăn, tiếp tục cống hiến tài năng trí tuệ và sức lực của mình trên các lĩnh vực. Dù ở đâu, với công việc và cương vị nào, chị em cũng cần cù chịu khó, năng động sáng tạo, vươn lên góp phần quan trọng và sự nghiệp phát triển tỉnh nhà. Đặc biệt là trong học tập, lao động sản xuất kinh doanh, giỏi việc nước đảm việc nhà. Yêu nước ngày nay, là phải góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội... Xây dựng đất nước ấm no hạnh phúc, văn minh giàu đẹp. đòi hỏi con người phải có trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn nhất định mới đáp ứng được yêu cầu đó. Hiểu được sự cần thiết phải có kiến thức để đóng góp cho gia đình, xã hội được nhiều hơn, phụ nữ Kiên Giang đã phát huy tinh thần đảm đang, dũng cảm vượt khó vươn lên trong học tập. Qua năm năm phấn đấu học tập kết quả cho thấy như sau:

Bảng 1: Trình độ chuyên môn của công nhân viên chức

tỉnh Kiên Giang 1995 - 2000 Thời điểm (năm) Trình độ 1995 2000 Tổng (người) Nữ (người) Tỷ lệ nữ chiếm % Tổng (người) Nữ (người) Tỷ lệ nữ chiếm % Sơ cấp 2.722 1.331 48,9 3.969 1.893 47,69

Trung cấp 7.674 4.194 54,65 8.524 4.449 52,19 Cao đẳng 1.980 1050 53 2.580 1.305 50,58 Đại học 2.758 994 36 3.388 1.199 35,40 Thạc sĩ 10 - - 61 14 22,95 Tiến sĩ 2 - - 10 2 20

(Nguồn: Số liệu từ Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Kiên Giang).

Bảng 1 thể hiện rõ sự nỗ lực vươn lên trong học tập của phụ nữ Kiên Giang trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước.

Với chính sách đào tạo mới của Đảng và Nhà nước, chị em đã phấn đấu vươn lên khá nhanh. Nhưng trình độ càng cao, tỷ lệ nữ đạt được càng thấp dần. Năm 1995, trình độ trung cấp nữ chiếm tỷ lệ 54,65%. Nhưng ở trình độ Đại học nữ chỉ chiếm tỷ lệ 36%. Trình độ thạc sĩ và tiến sĩ nữ không có. Đặc biệt đến năm 2000, sau 5 năm chị em phấn đấu vươn lên có 14 chị đạt trình độ thạc sĩ chiếm 22,95% và 2 tiến sĩ chiếm 20% so với nam giới.

Để đạt được kết quả đó chị em đã dày công phấn đấu như:

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, trong hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn chị vẫn cùng chồng phấn đấu vươn lên trong công tác và học tập để lấy bằng tiến sĩ. Mới sinh con 5 tháng chị phải cho cháu thôi sữa mẹ gửi ngoại để đi học nghiên cứu sinh. Thật can đảm! Thời kháng chiến chống ngoại xâm, phụ nữ Kiên Giang nén nỗi xót thương, nhớ nhung của tấm lòng người mẹ gửi con lại hậu phương xông pha ra tiền tuyến mặt giáp mặt sống chết với kẻ thù để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Ngày nay, chị Hằng nén tình mẫu tử, hăng say nghiên cứu, học tập để phát hiện nắm bắt những cái mới phục vụ cho quê hương đất nước. Với trái tim nhiệt tình, khối óc sáng tạo vượt qua gian khó chị Hằng đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ. Nếu như ngày xưa công chúa Như Mai là nữ tiến sĩ nông học đầu tiên của Việt Nam đã góp phần cho ngành nông nghiệp Việt Nam

phát triển, thì ngày nay chị Nguyễn Thị Thu Hằng là nữ tiến sĩ nông học đầu tiên của Kiên Giang, sẽ góp phần xứng đáng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, của đất nước. Thật đáng tự hào!

Phát huy tinh thần đó, 50% chị em nữ Kiên Giang theo học lớp cao học (1997 - 2000) Thành phố Hồ Chí Minh, vừa học, vừa sinh và nuôi dạy con rất nhọc nhằn. Có chị sinh con mới 7 ngày đã vượt trên 300 km để đến trường nhập học. Thật là dũng cảm! Hoặc như chị Lê Thị Đào Thanh đã cùng chồng phấn đấu. Anh đi học nghiên cứu sinh, ở quê nhà chị đảm đang kinh tế gia đình, vừa sinh và nuôi dạy hai con, vừa học cao học. Với sự thông minh tháo vát, chịu thương chịu khó của mình chị đã bảo vệ thành công xuất sắc luận văn thạc sĩ. Đó là một trong những tấm gương đáng khâm phục, để phụ nữ Kiên Giang phấn đấu noi theo.

Qua đó cho thấy: phụ nữ Kiên Giang trong kháng chiến, tay súng tay cày, tay bế con tay đánh giặc. Ngày nay để đáp ứng yêu cầu đổi mới xây dựng đất nước, phụ nữ Kiên Giang tay việc nhà tay việc nước, tay bế con tay cầm bút. Họ đã phát huy tốt truyền thống anh hùng, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam trong lao động, học tập, và đã đạt những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, con số thể hiện trong bảng 1 cho thấy, tỷ lệ nữ đạt học vị cao còn khoảng cách quá xa so với nam giới.

Yêu nước ngày nay là phải góp phần làm cho đất nước thoát khỏi "cái nhục đói nghèo".Vì vậy, phụ nữ Kiên Giang đã phát huy tinh thần lao động cần cù, thông minh sáng tạo của mình trong lao động sản xuất kinh doanh, nhằm làm giàu cho mình và cho xã hội, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển vươn lên cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Tinh thần yêu nước của phụ nữ Kiên Giang trong lao động sản xuất kinh doanh ngày nay được thể hiện tiêu biểu như:

Chị Trần Ngọc Loan, chồng mất năm 1990 để lại cho chị 5 đứa con ở độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới". Trước hoàn cảnh đó chị phải tảo tần hôm sớm làm mướn làm thuê đủ nghề để kiếm đồng tiền bát gạo. Được sự giúp đỡ hỗ trợ vốn của Hội phụ nữ, với đồng vốn chắt chiu chị mua 3 con heo giống. Xuất phát từ truyền thống siêng năng, cần cù chịu khó, thông minh sáng tạo của người phụ nữ Việt Nam, chị Loan đã áp dụng mô

hình nuôi trồng khép kín. Tận dụng ao hồ để trồng rau, thả cá nuôi heo... Nhờ sự thông minh, chịu khó hiện nay đàn heo của chị mỗi năm xuất chuồng trên 200 heo giống và trên 1 tấn heo thịt. Cuộc sống gia đình khá giả, con cái học hành đến nơi đến chốn. Chị Võ Thị Ghít là một trong những phụ nữ Kiên Giang sản xuất kinh doanh giỏi. Gia đình chị chỉ có 2 ha đất ruộng. Trước năm 1993 đất chưa được cải tạo nên năng suất thấp. Năm 1993 chị quyết tâm học tập tìm hiểu khoa học kỹ thuật, cải tạo đất và áp dụng gieo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay pptx (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)