CHUẨN BỊ SẴN SAØNG VAØ ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty TNHH may mặc và giặt tẩy Bến Nghé (Trang 76 - 78)

Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình trạng khẩn cấp là một trong những phần rất cần thiết của HTQLMT. Tổ chức cần phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các tình huống khẩn cấp và các tai nạn tiềm ẩn có thể gây ra tác động đến môi trường, đồng thời có cách thức ứng phó đối với chúng.

Nhân viên môi trường cùng với trưởng các bộ phận trong của công ty tiến hành đánh giá và xác định các sự cố có thể xảy trong quá trình hoạt động sản xuất trong công ty:

• Dự kiến các tai nạn và các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong công ty. • Xây dựng phương án phòng chống và khắc phục khi có sự cố xảy ra.

• Lập đội ứng phó với tình trạng khẩn cấp, đồng thời phân công trách nhiệm, tập luyện theo phương án đề ra.

• Thực hiện ứng cứu khi sự việc bất ngờ xảy ra. • Giảm nhẹ tác động của sự việc.

Ban giám đốc chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt kế hoạch đáp ứng tình trạng khẩn cấp và chỉ định nhân viên phụ trách đáp ứng tình trạng khẩn cấp của công ty.

Nhân viên môi trường của công ty chịu trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trì các kế hoạch đáp ứng tình trạng khẩn cấp và điều phối các hoạt động.

Thủ tục đáp ứng tình trạng khẩn cấp được thể hiện ở phụ lục 8.

Hướng dẫn các phương án chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với các sự cố có thể xảy ra ở công ty được thể hiện ở phụ lục 9.

5.13 GIÁM SÁT

Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục giám sát và đo nhằm đảm bảo HTQLMT phù hợp với các quy định và luật pháp môi trường. Do đó, Công ty cần phải thực hiện giám sát và đo các yếu tố sau:

• Sử dụng nước, năng lượng.

• Sử dụng nguyên, nhiên liệu, hóa chất.

• Các chỉ tiêu về chất thải, khí thải, nước thải. • Các hoạt động khắc phục – phòng ngừa.

Dựa vào các yếu tố trên, công ty xác định các thông số cần giám sát bao gồm: • Lượng điện, nước sử dụng.

• Lượng nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng.

• Lượng rác thải phát sinh (rác thải sản xuất, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại)

• Các chỉ tiêu nước thải sinh hoạt: BOD, COD, SS, pH, N, P,…

• Các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường không khí: khí thải như: COx, NOx, SO2; tiếng ồn; bụi;…

• Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. • Số lần xảy ra sự cố đổ hóa chất,…

• Chi phí môi trường: chi phí tiêu thụ điện, nguyên vật liệu, chi phí thuê đơn vị bên ngoài xử lý chất thải nguy hại, chi phí nhân công vệ sinh, chi phí mua thiết bị thay thế,…

Kết quả đo được lưu hồ sơ, phân tích và sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện cũng như sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà công ty cam

các hành động cải tiến. Do đó, công ty phải thiết lập các thủ tục quy định việc giám sát và đo cũng như đảm bảo độ tin cậy của các số liệu, độ chính xác của các thiết bị giám sát và đo.

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty TNHH may mặc và giặt tẩy Bến Nghé (Trang 76 - 78)