Những kiến nghị nhằm phát triển cho vay SMES

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay SMES tại NHNN-PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Trịx (Trang 69 - 70)

3.3.1 Đối với nhà nước

Cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc thành lập quỹ bảo lãnh.

Khó khăn lớn nhất của SMES khi tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng là thiếu tài sản thế chấp. Do đó họ cần có tổ chức đứng ra bảo lãnh để vay vốn.

Mặc dù từ năm 2001 chính phủ đã có chính sách về thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng việc thành lập quỹ này ở một số tỉnh gặp nhiều khó khăn do quy định muốn thành lập quỹ thì cần có tối thiểu 30 tỷ đồng. Do đó chính phủ nên có những quy định mở hơn cho phép thành lập quỹ có mức vốn thấp hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng địa phương.

Gần đây chính phủ đã ban hành chính sách cho phép ngân hàng được áp dụng cơ chế giá thoả thuận trong việc định giá tài sản thế chấp là nhà đất để cho vay. Nhưng trên thực tế khi xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ nếu không

có sự thoả thuận của các cơ quan có liên quan thì ngân hàng cũng không làm được gì.

Và khi có được tài sản thế chấp thì ngân hàng mất rất nhiều thời gian để thu hồi nợ vì việc thu hồi phụ thuộc vào nhiều cơ quan khác như: viện kiểm soát, toà án, địa chính, sở tài chính vật giá. Như vậy nhà nước có thể giải quyết khó khăn này bằng cách cho phép các ngân hàng được quyền phát mại tài sản thế chấp sau khi được toà án công nhận tính hợp pháp của giấy tờ có liên quan như hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản… mà không phải qua tố tụng.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay SMES tại NHNN-PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Trịx (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w