Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay SMES

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay SMES tại NHNN-PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Trịx (Trang 41 - 52)

Bảng 8: Tình hình SMES có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong giai đoạn 2005-2007

Số lượng doanh nghiệp

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

SMES trên địa bàn

824 942 1125

SMES vay vốn tại ngân hàng

266 286 314

Tỷ lệ SMES vay vốn tại ngân hàng

32,24% 30,36% 27,54%

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được số lượng SMES có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2005 có 266 doanh nghiệp vay

vốn, năm 2006 tăng lên 286 doanh nghiệp. Bước sang năm 2007 số lượng SMES là 314 doanh nghiệp tăng 28 doanh nghiệp so với năm 2006.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tăng nhưng thị phần cho vay SMES lại giảm do số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng. So với tổng số doanh nghiệp thì số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng còn chiếm tỷ trọng nhỏ cụ thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 32,24% , năm 2006 là 30,36% và năm 2007 giảm xuống còn 27,54%. Do đó ngân hàng cần có biện pháp cụ thể để tăng thị phần cho vay lên.

- Về DSCV SMES

Trong 3 năm qua DSCV liên tục tăng lên và có tốc độ tăng trưởng rất cao. Nhìn vào bảng 9 ta có thể thấy rõ điều này.

Bảng 9: Tình hình hoạt động cho vay SMES giai đoạn 2005-2007

ĐV: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số dư trưởngTăng Số dư trưởngTăng Số dư trưởngTăng DSCV 187.883 300.946 17,49% 646.312 114,76% DSTN 152.407 315.333 33,70% 483.489 53,33%

Dư nợ 205.731 191.344 354.167 85,09%

Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị

Năm 2005 DSCV mới chỉ 187.883 triệu đồng nhưng năm 2006 con số này tăng lên 300.946 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 60,18% so với năm 2005. Đến năm 2007 DSCV SMES đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng 114,76% gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng của tổng DSCV tương ứng là 646.312 triệu đồng. Chứng tỏ ngân hàng ngày càng tăng cường cho vay đối với SMES để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng cho nền kinh tế.

Với DSCV của SMES như vậy đã đóng góp đáng kể vào DSCV của doanh nghiệp. Năm 2005 DSCV SMES chiếm 59% DSCV của doanh nghiệp. Năm 2006, 2007 tỷ trọng đóng góp càng cao và lần lượt là 61,72% và 72,77%. Tuy nhiên so với tổng DSCV thì tỷ trọng DSCV SMES còn hạn chế. Năm 2005 đóng góp 18,89% vào tổng DSCV. Năm 2006, 2007 tăng lên 22,16%; 32,34%.

Bảng 10: DSCV của SMES so với doanh nghiệp và tổng hoạt động cho vay giai đoạn 2005-2007

ĐV: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

DSCV SME 187883 300946 646312 DSCVdoanh ngiệp 318446 487599 888128 Tổng DSCV 994778 1358102 1974195 DSCV SME/doanh ngiệp 59,00% 61,72% 72,77% DSCV SME/Tông DSCV 18,89% 22,16% 32,74%

Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị

Trong cơ cấu cho vay:

Bảng 11: Cơ cấu dư nợ của SMES theo thời hạn cho vay giai đoạn 2005-2007

ĐV: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1.DSCV Ngắn hạn 132853 70,71% 213546 70,96% 446097 69,02% Trung,dài hạn 55030 29,29% 87400 29,04% 200215 30,98% Tổng DSCV SME 187883 100,00% 300946 100,00% 646312 100,00% Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007

của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị

DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và qua 3 năm ta thấy tỷ trọng này chỉ biến động nhỏ. Năm 2005 chiếm 70,71%, năm 2006 có tăng lên nhưng không đáng kể 70,96% năm 2007 giảm nhẹ 69,02%.

DSCV trung và dài hạn chỉ chiếm 1/3 DSCV SMES . Tỷ trọng DSCV trung, dài hạn năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 29,29%; 29,04%; 30,98%.

Mục đích cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động , để quay vòng vốn nhanh hơn và ngân hàng chỉ cho vay trung, dài hạn đối với một số ít phương án, dự án sản xuất kinh doanh có khả thi để đầu tư cho tài sản cố định.

- Về dư nợ cho vay SMES

Biểu đồ 5

Nhìn vào biểu đồ kết hợp với số liệu ở bảng 9 ta có thể thấy năm 2006 dư nợ giảm nhẹ so với năm 2005 do DSTN năm 2006 tăng cao. Năm 2007 dư nợ tăng trưởng với tốc độ khá cao 85,09% tương ứng 354.167 triệu đồng.

Mặc dù dư nợ SMES năm 2006 có giảm nhưng tỷ trọng đóng góp vào dư nợ doanh nghiệp vẫn tăng cụ thể năm 2005 đóng góp 57,71% , năm 2006 là 61,94% và năm 2007: 75,97 %. Nhìn vào bảng 12 có thể thấy rằng

Bảng 12: dư nợ của SMES so với doanh nghiệp và tổng hoạt động cho vay năm 2005-2007

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dưnợdoanh nghiệp 356.516 308.921 466.218 Dư nợ SME/Tổng dư nợ 19,81% 18,58% 25,53% Dư nợ SMES 205.731 191.344 354.167 Dưnợ SME/doanh ngiệp 57,71% 61,94% 75,97% Tổng dư nợ 1.038.657 1.029.878 1.387.207

Nếu so với tổng dư nợ thì dư nợ SMES chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn với 19,81% năm 2005, năm 2006 giảm xuống còn 18,58% đến năm 2007 tăng lên 25,53%.

Xét cơ cấu dư nợ SMES theo thời hạn: nhìn vào con số ở bảng 13 có thể thấy được dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng giảm dần. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng áp đảo 87,11% . Năm 2006 giảm mạnh 58,55% sang năm 2007 tăng lên 68,68%. Còn dư nợ trung, dài hạn tăng đều qua các năm. Năm 2005 chiếm tỷ trọng nhỏ 12,8% , năm 2006 tỷ trọng này tăng lên 41,45%. Năm 2007 lại giảm xuống còn 31.32%.

Bảng 13: Cơ cấu dư nợ của SMES theo thời hạn cho vay giai đoạn 2005-2007

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 179212 87,11% 112024 58,55% 243250 68,68% Trung,dài hạn 26519 12,89% 79320 41,45% 110917 31,32% Tổng dư nợ SME 205731 100,00% 191344 100,00% 354167 100,00%

Biểu đồ 6

-Về hạn mức tín dụng:

Hạn mức tín dụng = nhu cầu vốn lưu động trong kỳ - vốn tự có của KH - vốn khác

Theo chính sách về hạn mức tín dụng doanh nghiệp: ngân hàng luôn đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của doanh nghiệp với điều kiện những doanh nghiệp đạt loại A( căn cứ vào chỉ tiêu xếp hạng trang 45) sẽ cho vay theo hạn mức mà không cần bảo đảm bằng tài sản, doan nghiệp đạt loại B sẽ cho vay một nửa có đảm bảo bằng tài sản, nửa còn lại có bảo đảm bằng tài sản.Tuy nhiên tuỳ từng doanh nghiệp mà tỷ lệ trên sẽ có thể thay đổi.

-Về lãi suất cho vay:

Ngân hàng sẽ căn cứ vào quy định lãi suất của NHNo Vi ệt Nam.

Ngoài ra không có bất kỳ một chính sách ưu tiên nào về lãi suất đối với các SMES cũng như các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Lãi suất cho vay ngắn hạn cố định được ghi trong hợp đồng tín dụng, lãi suất trung, dài hạn là lãi suất thả nổi sẽ được điều chỉnh 12 tháng một lần.

Đối với cho vay theo hạn mức thì lãi suất cho vay theo từng thời điểm ghi trên giấy nhận nợ.

-Về bảo đảm tiền vay:

Bảng 14:cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo năm 2005-2007 của SMES ĐV: triệu đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số dư TT Số dư TT Số dư TT Chovay không

đảm bảo bằng tài sản

16.520 8,03% 18.522 9,68% 42.197 11,91%

Cho vay bảo đảm bằng tài sản

189.211 91,97% 172.822 2

90,32% 311.970 88,09%

Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị

Nhìn vào tỷ trọng cho vay có bảo đảm bằng tài sản thì có thể thấy tài sản bảo đảm vẫn được xem là một điều kiện quan trọng trong thủ tục cho vay của chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị đối với SMES. Mặc dù dư nợ cho vay không bảo đảm bằng tài sản đều tăng lên qua các năm và tỷ trọng cho vay bảo đảm bằng tài sản có giảm xuống nhưng tỷ trọng này vẫn rất cao trong cơ cấu dư nợ. Điều này có thể dễ hiểu bởi trong chính sách cho vay của mình chỉ những doanh nghiệp xếp loại A ngân hàng sẽ cho vay không bảo đảm bằng tài sản, doanh nghiệp xếp loại B một phần cho vay không bảo đảm bằng tài sản, một phần cho vay bảo đảm bằng tài sản.

Ví dụ như công ty cổ phần Bình Điền với

- món vay 29 tỷ đồng

- mục đích sử dụng tiền vay: vay ngắn hạn chi trả nguyên vật liệu, nhân công…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- phương thức cho vay: theo hạn mức tín dụng

- lãi suất cho vay : theo từng thời điểm ghi trên giấy nhận nợ

Sau khi thẩm định các điều kiện vay vốn và tiến hành xếp hạng tín dụng thì doanh nghiệp được xếp loại B. Do đó ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu của công ty trong đó:

4,17 tỷ đồng có bảo đảm bằng tài sản. 24,83 tỷ đồng không có tài sản bảo đảm.

Bảng 15: Cơ cấu dư nợ SMES theo ngành kinh tế giai đoạn 2005-2007 ĐV: triệu đồng

Ngành Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

D ư nợ Tăng trưởng D ư nợ Tăng trưởng D ư nợ Tăng trưởng 1.Nông,lâm nghiệp 56153 54205 96,53% 91789 69,34% 2.Thuỷ,hải sản 117 34 29,06% 150 341,18% 3.Công nghiệp 49910 23862 47,81% 29799 28,88% 4.Xây dựng 0 0 114412 5.Thương mại,dịch vụ 33452 30050 - 109705 264,95% 6.Ngành khác 66099 83243 125,94% 38312 -

Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị

Trong cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị đã chú trọng mở rộng đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng và thuỷ hải sản.Tổng dư nợ cho vay đối với các ngành trên năm 2007 chiếm 71,74% trong tổng dư nợ cho vay SMES.

Bảng 15: So sánh nợ xấu của SMES với doanh nghiệp và tổng nợ xấu giai đoạn 2005-2007

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số dư tỷ trọng Số dư tỷ trọng Số dư tỷ trọng

Nợ nhóm 3 968 48,96% 603 42% 934 50,30%

Nợ nhóm 4 336 17% 277 19,30% 667 35,90%

Nợ nhóm 5 673 34,04% 556 38,70% 256 13,80% Nợ xấu của SMES 1977 100% 1436 100% 1857 100% Tổng dư nợ 1.038.657 1.029.878 1.387.207 Tỷ lệ nợ xấu SMES 0,19% 0,14% 0,13%

Nguồn:báo cáo tổng kết cho vay SMES năm 2005,2006,2007 của NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu SMES chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của doanh nghiệp và trong tổng dư nợ. Tỷ trọng này đều giảm dần qua các năm và đều nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh. Tuy nhiên về số lượng, nợ xấu năm 2006 giảm 541 triệu đồng so với năm 2005 nhưng năm 2007 tăng lên 441 triệu đồng.

Trong cơ cấu dư nợ phân theo nhóm nợ ta thấy nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng khá cao và tăng lên qua các năm. Nợ nhóm 4 thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đáng mừng là tỷ lệ nợ nhóm 5 giảm đi rất đáng kể và chiếm tỷ lệ nhỏ cụ thể từ 38,7% năm 2006 giảm xuống còn 13,8% năm 2007.

Có được kết quả khả quan như trên là nhờ ngân hàng đã chú ý quan tâm đến công tác thu hồi nợ cũng như việc giám sát các SMES sau khi cho vay. Đồng thời cần tiếp cận với nhiều ngành nghề khác một mặt tìm được nhiều khách hàng, mặt khác cũng phân tán được rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là một số kết quả đáng ghi nhận mà hoạt động cho vay SMES tại chi nhánh đã đạt được. Những kết quả đó đóng góp không nhỏ vào thành công chung của ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng mừng thì hoạt động cho vay vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng doanh nghiệp

 Lợi nhuận

Lợi nhuận >0,bằng hoặc lớn hơn năm trước

Xếp loại A Lợi nhuận >0, nhưng nhỏ hơn năm

trước

xếp loại B

Lợi nhuận <0 Xếp loại C

 Tỷ suất tài trợ

Tỷ suất tài trợ >8% Xếp loại A T ỷ suất tài trợ t ừ 3%- 8% xếp loại B T ỷ suất tài trợ <3% Xếp loại C

 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Xếp loại

>1 A 0,5-1 B 0,5 C  Nợ xấu Nợ xấu Xếp loại Thuộc nhóm 1,2 A Thuộc nhóm 3,4 B Thuộc nhóm 5 C

 Chỉ tiêu phi tài chính:

Doanh nghiệp không vi phạm pháp luật, xếp loại A.

Doanh nghiệp có vi phạm pháp luật nhưng không bị xử phạt hành chính, xếp loại B.

Doanh nghiệp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xếp loại C.

Theo đánh giá của chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị, những doanh nghiệp có tất cả các chỉ tiêu đạt loại A thì xếp hạng A, chỉ cần một chỉ tiêu xếp loại C thì doanh nghiệp đó xếp hạng C. Tất cả các trường hợp còn lại xếp loại B

2.5.2.2 Hạn chế

- Số lượng SMES có quan hệ tín dụng với ngân hàng còn khiêm tốn. - DSCV, dư nợ cho vay SMES còn chiếm tỷ trọng nhỏ. So với nguồn vốn huy động được thì hoạt động cho vay SMES chưa tương xứng.

- Hầu hết dư nợ đều ngắn hạn, dư nợ dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. - Tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay SMES tại NHNN-PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Trịx (Trang 41 - 52)