Thị trường của nghiệp vụ này

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu các vấn đề pháp quy và thực tiễn tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang (Trang 41 - 42)

II. Thực tiễn thực hiện hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở 1 Tổng quan về nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác

1. Thị trường của nghiệp vụ này

Trong thời kỳ kinh tế mở hiện nay, nhà nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường có định hướng do vậy thị trường của nghiệp vụ này có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

* Những thuận lợi

- Thứ nhất một nền kinh tế mở khuyến khích sự đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài làm thúc đẩy nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng, việc xuất nhập khẩu cũng tăng mạnh nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng nhiều của nền kinh tế nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 155 của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc tự do hóa thương mại của nước ta với các nước trên thế giới được cải thiện rất nhiều do sự điều chỉnh của các chế tài của tổ chức này việc này đồng nghĩa với việc thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng. Ví dụ trước đây khi nước ta chưa trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thị trường của các nước thuộc tổ chức này có rất nhiều rào cản về thuế quan và phi thuế quan nhằm hạn chế việc xuất khẩu một số mặt hàng của nước ta vào thị trường của họ hoặc ngược lại ta cũng áp đặt các rào cản để nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng từ thị trường của các nước này. Khi đã là thành viên của WTO thì các rào cản đó được giảm xuống hoặc bãi bỏ bởi nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của tổ chức này. Theo nguyên tắc này, mỗi quốc gia phải giành sự ưu tiên cho quốc gia khác không kém hơn cho một quốc gia thứ ba, ví dụ Mỹ, Việt nam và Thái lan đều là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, nếu như các hàng hóa nhập khẩu từ Thái lan vào Mỹ với thuế xuất là 0 % thì mặt hàng đó của Việt nam xuất vào thị trường Mỹ cũng được hưởng mức thuế xuất là 0 % . Song song với việc

xuất nhập khẩu được mở rộng thị trường là việc ủy thác xuất nhập khẩu cũng ngày một tăng lên.

-Thứ hai, nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới do vậy pháp luật kinh tế của nước ta nói riêng đang trong quá trình sửa đổi bổ sung rất nhiều để phù hợp với các điều ước quốc tế nên việc cập nhật thông tin về pháp luật của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới việc không nắm bắt được các vấn đề pháp quy về thủ tục xuất nhập khẩu, đây là một yếu tố thúc đẩy nghiệp vụ ủy thác xuất nhập khẩu phát triển

-Thứ ba là sự chuyên môn hóa về ngành nghề ngày càng tăng, các doanh nghiệp thường tập chung vào các ngành nghề có thế mạnh nhằm hạ giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường nên các nghiệp vụ phụ thường thuê các doanh nghiệp khác thực hiện, bên cạnh đó việc khuyến khích kinh doanh của pháp luật kinh tế trong nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời của các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp mới với quy mô vừa và nhỏ thường không đủ năng lực trong việc tự mình xuất nhập khẩu.

* Những khó khăn

Cùng với các thuận lợi do việc hội nhập kinh tế mang lại cho thị trường của nghiệp vụ này thì bên cạnh đó cũng có nhũng khó khăn do chính hệ quả của việc hội nhập mang lại. Như trên đã trình bày bên cạnh việc thuân lợi do việc thường xuyên sửa đổi bổ sung các văn bản luật cũng mang lại khó khăn cho chính các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này trong việc cập nhật pháp luật có liên quan. Hơn nữa, việc hội nhập đồng nghĩa với việc sẽ có các đối thủ cạnh tranh trong ngành này từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn cả về tài chính lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước kinh doanh ngành nghề này.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu các vấn đề pháp quy và thực tiễn tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w