Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu t−.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Trang 72 - 75)

Báo cáo thu nhập

2.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu t−.

cụ thể hóa qua một dự án d−ới hình thức hợp đồng BOT. Công tác thẩm định đã tuân theo một quy trình khá chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xem xét đánh giá nghiên cứu khả thi đến việc lập báo cáo thẩm định. Độ phức tạp và nội dung của công tác thẩm định một dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài sẽ khác nhau đối với từng hình thức dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài, nh−ng phức tạp nhất là dự án BOT. Hình thức này đòi hỏi nhà thẩm định phải xem xét kỹ l−ỡng tất cả các mặt của dự án từ khía cạnh tài chính, lợi ích kinh tế-xã hội đến tác động môi tr−ờng… Các hình thức khác có chút ít đơn giản hơn. Ví dụ đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu t− n−ớc ngoài_ là loại hình thuộc sở hữu và quản lý hoàn toàn của các nhà đầu t− n−ớc ngoài_ nên tr−ớc khi đầu t−, họ đã phải tự có những xem xét đến mặt hiệu quả tài chính của dự án, xem dự án có khả thi và mang lại lợi nhuận không rồi mới quyết định đầu t−. Do đó ở hình thức này, mặt tài chính của dự án không cần có sự thẩm định quá kỹ l−ỡng. Công tác thẩm định sẽ chủ yếu tập trung vào hiệu quả kinh tế-xã hội mà dự án đem lạị cho đất n−ớc mà Bộ Kế hoạch và Đầu t− sẽ đứng trên góc độ của Chính phủ để thẩm định. Ng−ợc lại, đối với hình thức BOT, ngoài việc phải xem xét đánh giá kỹ về mặt hiệu quả kinh tế xã hội nh− đối với bất kỳ một hình thức nào của dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài, khía cạnh tài chính cũng đặc biệt đ−ợc nhấn mạnh. Đây chính là điểm khác biệt tạo nên tính phức tạp trong thẩm định dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài thuộc hình thức BOT. Do dự án BOT sẽ đ−ợc chuyển nh−ợng lại cho Chính phủ sau thời kỳ đặc quyền nên Chính phủ cần quyết định nhu cầu của dự án và phạm vi của nó, yêu cầu các công tác thiết kế, vận hành và bảo d−ỡng dự án phải đ−ợc điều chỉnh theo các mục tiêu của quốc gia và chọn lựa các nhà tài trợ t− nhân thông qua hình thức đấu thầu hoặc quy trình đánh giá hợp lý để đi đến một mức giá công bằng với cả các nhà tài trợ và Chính phủ, đem lại lợi ích cho đất n−ớc. Ph−ơng thức BOT đ−ợc thực hiện thực chất là sự hợp tác của khu vực nhà n−ớc và t− nhân, trong đó nguồn tài trợ và hiệu quả hoạt động của khu vực t− nhân thực sự phục vụ lợi ích công chúng.

2.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu t−. tại Bộ Kế hoạch và Đầu t−.

2.3.1. Kết quả:

2.3.1.1. B−ớc đầu rút ngắn đ−ợc thời gian thẩm định cấp phép.

Việc phân cấp uỷ quyền cấp giấy phép đầu t− đối với dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài đã đánh dấu một mốc quan trọng trong cải tiến công tác quản lý của nhà n−ớc đối với hoạt động đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài theo h−ớng chuyển từ cơ chế tập trung mọi vấn đề cấp, điều chỉnh cấp giấy phép đầu t− và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp vào một đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu t− sang cơ chế phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố

và uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nhằm xử lý tại chỗ một cách nhanh chóng và chính xác hơn các vấn đề cấp phép và quản lý các doanh nghiệp có vốn FDI. Việc phân cấp và uỷ quyền cấp giấy phép đầu t− đã mang đến một số tiến bộ: việc thẩm định, cấp giấy phép đầu t− phần lớn đ−ợc tiến hành nhanh hơn tr−ớc đây, đảm bảo đ−ợc thời gian quy định là xem xét, cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận đ−ợc hồ sơ hợp lệ. Thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu t− cũng đã phối hợp t−ơng đối tốt với UBND và Ban quản lý khu công nghiệp các tỉnh, thành phố trong việc thẩm định dự án, trả lời đúng hạn quy định về những vấn đề nh− chủ tr−ơng dự án, tiêu thụ sản phẩm, thiết bị và công nghệ. Bộ cũng đã tổ chức tập huấn, h−ớng dẫn và giúp đỡ các địa ph−ơng trong việc thẩm định cấp phép nhằm khắc phục những thiếu sót bỡ ngỡ ban đầu, dần dần đi vào nền nếp.

2.3.1.2. Có những đổi mới trong quy chế đầu t− theo hình thức BOT, làm căn cú cho việc thẩm định các dự án FDI theo hình thức này cụ thể và sát thực hơn.

Việc ban hành Nghị định số 62/1998/NĐ-CP về quy chế đầu t− theo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam và gần đây nhất là Nghị định số 02/1999/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 62/1998/NĐ-CP, có thể nói quy chế mới đã thể hiện nhiều điểm mới:

Thứ nhất:đã mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh. Đó là sự mở rộng bổ

sung những quy định pháp lý đối với 2 hình thức đầu t− là BTO,BT. Điều này là phù hợp với xu thế chung trong việc đa dạng hoá các hình thức đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam.

Thứ hai:rõ ràng hơn về trách nhiệm. Quy chế đã quy định rõ ràng về

trách nhiệm lập nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và cấp phê duyệt , nguyên tắc đàm phán các hợp đồng BOT,BTO,BT; phân định trách nhiệm của những cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền với các Bộ, ngành; trình tự và ph−ơng thức thực hiện dự án; chi phí trong việc lập nghiên cứu khả thi… Những vấn đề nêu trên đã đ−ợc quy định cụ thể, rõ ràng tại các điều 12,13,14,15,16 ch−ơng III của Nghị định 62/1998/NĐ-CP.

Th− ba: Đơn giản hơn về thủ tục. Từ điều 17 đến điều 23 của Nghị định

đã quy định về các thủ tục đầu t− theo hợp đồng BOT,BTO,BT bao gồm những vấn đề quan trọng nh−: các hồ sơ xin cấp giấy phép đầu t−, nội dung cơ bản của giấy phép đầu t− và hợp đồng BOT,BTO,BT; thời hạn hợp đồng, việc chuyển giao các công trình BOT,BTO,BT cho nhà n−ớc Việt Nam. Quan trọng hơn, Nghị định đã dành toàn bộ ch−ơng V gồm các điều 26,27,28 quy định về “quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền”. Quy định về các vấn đề trên đã bám sát yêu cầu đơn giản hoá tới mức cho phép về các thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu t− n−ớc ngoài.

Thứ t−: Những −u đãi cao nhất: toàn bộ ch−ơng II từ điều 4 đến điều 11

đầu t− theo hợp đồng BOT,BTO,BT nh− về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thời hạn miễn giảm thuế, thuế suất thuế chuyển lợi nhuận, miễn thuế nhập khẩu…

Những quy định nh− trên là thông thoáng hơn và bám sát đặc điểm riêng có của các dự án BOT,BTO,BT đồng thời cung cấp những cơ sở, thông tin chi tiết và sát thực hơn giúp cho công tác thẩm định những dự án loại này đạt hiệu quả cao nhất.

2.3.1.3. Công tác thẩm định t−ơng đối bám sát yêu cầu đòi hỏi của từng hình thức dự án.

Dựa trên những nội dung thẩm định đối với các dự án FDI đ−ợc quy định trong Luật đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam, công tác thẩm định tại Bộ Kế hoạch và Đầu t− đã đ−ợc cụ thể hoá, chi tiết tới từng loại hình dự án. Tuy các mặt thẩm định vẫn dựa trên cơ sở những nội dung đ−ợc quy định chung nh−ng việc nhấn mạnh khía cạnh nào, nội dung nào lại đ−ợc xử lý linh hoạt theo từng hình thức đầu t− và nội dung cụ thể của mỗi dự án. Ví dụ: đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài, lợi ích kinh tế- xã hội đ−ợc đặt lên hàng đầu. Vì vậy trong những dự án loại này, nội dung thẩm định kinh tế-xã hội rất đ−ợc chú trọng. Trong khi đó, với dự án BOT, bên cạnh mặt kinh tế-xã hội, nội dung thẩm định tài chính dự án đặc biệt đ−ợc nhấn mạnh. Đây là điểm khác so với hình thức doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài. Trong dự án BOT, Chính phủ trực tiếp đứng ra ký kết và buộc phải mua sản phẩm theo những điều khoản, giá cả đã thoả thuận. Điều đó có nghĩa là Chính phủ hay nói rộng ra là nhà n−ớc sẽ đ−ợc h−ởng lợi, hoặc trong tr−ờng hợp ng−ợc lại sẽ phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp do dự án gây ra. Điều này giải thích tại sao đối với những dự án loại này, mặt tài chính của dự án luôn đ−ợc thẩm định rất kỹ l−ỡng.

Bên cạnh đó, việc thẩm định các dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu t− tiến hành trên thực tế đã đ−ợc chi tiết hoá và kỹ l−ỡng hơn rất nhiều so với nội dung quy định chung trong Luật đầu t− n−ớc ngoài cũng nh− so với lý thuyết đặt ra. Ví dụ: trong Luật đầu t− n−ớc ngoài, việc thẩm định nội dung các điều khoản của hợp đồng BOT đối với hình thức BOT hay nội dung các điều khoản cuả Điều lệ doanh nghiệp liên doanh đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh ch−a đ−ợc xác định là một nội dung chính và quan trọng, ch−a đ−ợc xếp thành một nội dung đ−ợc thẩm định riêng rẽ mà mới chỉ đ−ợc gộp vào phần thẩm định hồ sơ dự án. Trong khi đó, việc thẩm định các hợp đồng này lại đ−ợc xem là một trong những nội dung quan trọng nhất trong công tác thẩm định một dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài tại Bộ Kế hoạch và Đầu t−. Nhìn chung, Bộ Kế hoạch và Đầu t− thực hiện thẩm định các dự án một cách kỹ l−ỡng từ những vấn đề chung đến những nội dung phát sinh riêng trong từng dự án cụ thể dựa trên cơ sở của Luật đầu t− n−ớc ngoài tại Việt Nam và khung lý thuyết chuẩn có sự điều chỉnh và cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)