C) Phân tích dự án:
7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay
không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
– Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
– Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
– Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
– Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
– Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định sẽ thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
– Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).
– Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có:
+ Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thưòng tính bằng 50-70%). + Khấu hao cơ bản.
+ Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
– Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: + NPV.
+ IRR.
+ ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia). – Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
+ Nguồn trả nợ hàng năm. + Thời gian hoàn trả vốn vay.
+ DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như : khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
PHỤ LỤC 2:
CÁC BẢNG TÍNH VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1
Bảng 1: Tình hình SXKD Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Quý II/2005 Kế hoạch 2005 Sản lượng 199,000 235,000 204,643 265,000 Tổng doanh thu 100.410 153.091 88.989 172.000 Doanh thu thuần 100.345 153.091 88.983
Giá vốn hàng bán 94.971 145.102 83.751 LN từ hoạt động SXKD 2.138 3.943 3.173 LN từ hoạt động tài chính -251 1.024 761
LN bất thường 97 36 367
Lợi nhuận trước thuế 1.984 5.003 4.301 4.800
Lợi nhuận sau thuế 1.349 3.602 4.301
Chỉ tiêu p/a k/năng sinh lời (%)
ROA 3,07 4,5 5,73
ROE 9,7 20,9 38,9
Chỉ tiêu p/a hiệu quả hoạt động
Vòng quay vốn lưu động (Vòng) 1,73 1,48 1,25 Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 8,03 21,82 16,78 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2,82 1,79 1,44
Bảng 2: Tình hình tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 2004Năm II/2005Quý Tăng, giảm N04/N03 (%) Tăng giảm tuyệt đối N04/N03 Tổng tài sản 89.027 133.522 150.078 49,98 44.495 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 81.539 125.916 142.224 54,42 44.377 Tiền 15.904 9.427 7.851 -40,73 -6.477 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0,00 0
Các khoản phải thu 5.449 8.582 10.679 57,50 3.133
- Phải thu khách hàng. 1.332 2.572 6.319 93,09 1.240 - Trả trước người bán 16 70 530 337,50 54
-Phải thu nội bộ 0 0 0 - 0
Hàng tồn kho 57.401 104.657 115.654 82,33 47.256