Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 85 - 87)

C) Phân tích dự án:

c. Nguồn trả nợ, kế hoạch trả nợ:

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

3.1.1. Một số dự báo về môi trường kinh doanh.

Về cơ bản, các ngành và lĩnh vực kinh tế chủ yếu của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên do chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tăng trưởng cao ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ trọng tiêu dùng và tiết kiệm, gây không ít khó khăn trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn về huy động vốn, tín dụng… Dự kiến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế vẫn khá cao, đạt trên 8%. Đồng thời, việc gia nhập WTO cũng đòi hòi nền kinh tế phải có nhiều bước đổi, đặt ra cho các doanh nghiệp không ít thách thức.

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

Trong năm 2008 nay, BIDV sẽ tiến hành cổ phần hóa, do vậy ngay sau khi cổ phần hóa hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội nói riêng có thể tăng trưởng không cao như những năm vừa qua. Và đứng trước tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay đang có nhiều biến động phức tạp, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đề ra định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng từ nay đến năm 2010 như sau:

– Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt dộng tín dụng đi đôi với tăng cường kiểm soát các khoản vay. Tích cực, chủ động và tập trung quyết liệt giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến nợ xấu, tận thu lãi treo và trích đủ Dự phòng rủi ro.

– Tập trung thực hiện kế hoạch hoá và có các giải pháp cụ thể đối với từng nhóm cán bộ quản trị điều hành, cán bộ tác nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn quy hoạch cán bộ với đào tạo, quan tâm đúng mức và xác định đội ngũ cán bộ trẻ chính là lực lượng nòng cốt trong quá trình hội nhập và phát triển.

– Đổi mới quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của một ngân hàng thương mại hiện đại. Thực hiện quản lý mọi rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh và duy trì trong thời hạn có thể cho phép.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát chung được cụ thể hoá thông qua các chỉ tiêu cơ bản là:

– Các chỉ tiêu hiệu quả:

+ Chênh lệch thu chi và lợi nhuận trước thuế : tăng trưởng bình quân 11%/năm.

+ Thực hiện trích Dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

+ Phấn đấu đảm bảo chênh lệch đầu ra đầu vào từ 3% trở lên. – Các chỉ tiêu chất lượng:

+ Tỷ lệ nợ xấu: < 8% Tổng dư nợ. + Tỷ lệ nợ quá hạn: < 4% Tổng dư nợ. + Cơ cấu dư nợ / Tài sản Có: < 62%. + Khả năng sinh lời ROA: > 1%. – Các chỉ tiêu tăng trưởng, quy mô:

+ Tổng tài sản tăng bình quân: > 17%/ năm

+ Nguồn vốn huy động tăng bình quân:> 30%/ năm. + Dư nợ tín dụng tăng bình quân: 21%/ năm.

– Các chỉ tiêu cơ cấu:

+ Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn / tổng dư nợ: < 35%.

+ Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh / Tổng dư nợ: >50%. + Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ: > 80%.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w