Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 36 - 41)

Thứ nhất là các quan điểm của lãnh đạo. Điều này có ảnh hưởng khá lớn tới công tác lập kế hoạch nói chung cũng như công tác lập kế hoạch nguồn vốn nói riêng. Khi các quan điểm của các lãnh đạo không rõ ràng, các văn bản chỉ đạo không cụ thể, chung chung sẽ gây khó khăn cho các cán bộ lập kế hoạch nguồn vốn. Bởi khi đó, họ sẽ không biết chắc chắn được quan niệm của ban lãnh đạo là như thế nào, họ sẽ khó có thể xây dựng được bản kế hoạch phù hợp với quan điểm, với mong muốn của các nhà lãnh đạo. Do đó, các quan điểm của các nhà lãnh đạo ngân hàng phải rõ ràng, sáng suốt, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của họ về công tác lập kế hoạch nói chung cũng

như lập kế hoạch nguồn vốn nói riêng phải chính xác, cụ thể. Từ đó sẽ tạo thuận lợi cho các cán bộ kế hoạch có thể lập được những bản kế hoạch phù hợp hơn, có tính khả thi cao hơn, có hiệu quả thiết thực cao hơn.

Thứ hai là kế hoạch cho lập kế hoạch. Bất cứ một doanh nghiệp, một tổ chức, một ngân hàng nào hay một cá nhân nào khi tiến hành một hoạt động nào dù nhỏ hay to, dù đơn giản hay phức tạp … đều phải xảy dựng cho mình một kế hoạch. Công tác lập kế hoạch nguồn vốn cũng vậy. Chúng ta phải xây dựng một kế hoạch cho việc lập kế hoạch nguồn vốn thật cụ thể, rõ ràng, phải chỉ ra các mục tiêu, phương thức, cách thức … mà chúng ta sẽ thực hiện công tác lập kế hoạch. Khi chúng ta đã có bản kế hoạch này thì công tác lập kế hoạch nguồn vốn sẽ được thực hiện theo đúng hướng, đạt đuợc những mục tiêu đã định trước.

Thứ ba đó chính là nhóm yếu tố thuộc bộ máy tổ chức và quản lý của ngân hàng như mô hình kinh doanh của ngân hàng, bộ máy lập kế hoạch của ngân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, vào việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng… Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới sẽ đa dạng hoá các hình thức, các dịch vụ của ngân hàng. Từ đó giúp ngân hàng có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu của khách hàng, sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đặc biệt là các khách hàng tiềm năng, khả năng thu hút vốn của ngân hàng sẽ dễ dàng hơn…

Nguồn lực và cơ cấu của bộ máy lập kế hoạch của ngân hàng cũng ảnh hưởng tới việc huy động nguồn vốn. Bởi vì, một tổ chức có cơ cấu hợp lý sẽ giúp cho tổ chức đó dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Nhưng mặt khác, như chúng ta đều biết bất cứ một doanh nghiệp nào, một tổ chức nào có cơ cấu tổ chức hợp lý, hoàn hảo mà không có con người lãnh đạo thì nó cũng chỉ là một bộ máy, nó không thể vận hành, không thể đạt được những

mục tiêu đã đặt ra, đối với ngân hàng cũng vậy. Đặc biệt là trong khâu lập kế hoạch thì vai trò của các cán bộ công nhân viên là rất quan trọng, đây chính là những người vạch ra các kế hoạch phát triển của ngân hàng dựa trên những đặc điểm, tình hình của môi trường bên ngoài cũng như nguồn lực bên trong ngân hàng. Do đó trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên cũng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngân hàng.

Thứ tư là nhóm yếu tố bao gồm các công cụ cho lập kế hoạch nguồn vốn như phương pháp, quy trình và hệ thống thông tin. Các phương pháp lập kế hoạch nguồn vốn phải là các phương pháp rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản…mà tất cả mọi người đều có hiểu và thể thực hiện được. Không được dùng các phương pháp mang tính chất “đánh đố”, chung chung… Bởi nếu các phương pháp này không dễ hiểu thì mọi người sẽ rất khó khăn trong việc tiếp thu và hiểu những phương pháp đó, nó sẽ gây cản trở cho công tác thực hiện kế hoạch. Như vậy, kế hoạch sẽ rất khó có thể thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao.

Không những vậy, quy trình và hệ thống thông tin cũng có ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng. Nếu quy trình lập kế hoạch không rõ ràng thành từng bước cụ thể, không mạch lạc và không chỉ ra được các công việc trong các bước của quy trình và hệ thống thông tin không chính xác, không cụ thể thì cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới công tác lập kế hoạch. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cá nhân, các cán bộ tham gia công tác lập và thực hiện kế hoạch nói chung và kế hoạch nguồn vốn nói riêng. Họ sẽ không biết được tại bước này của quy trình họ phải làm những công việc gì. Đối với các cán bộ lâu năm, đã có kinh nghiệm thì điều này có thể không phải là khó khăn đối với họ. Nhưng đối với các cán bộ, các cá nhân có thể là mới vào nghề, có thể là các cán bộ ở các phòng ban khác tham gia vào công tác thực hiện kế hoạch, họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chưa có nhiều

kiến thức chuyên môn, nên việc thông tin thiếu chính xác là rất khó khăn đối với họ trong việc thực hiện kế hoạch. Và ngược lại, nếu quy trình lập kế hoạch rõ ràng, hệ thống thông tin chính xác…sẽ có những tác động tích cực tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn. Nó sẽ giúp các cán bộ tham gia công tác lập và thực hiện kế hoạch nguồn vốn hiểu rõ hơn về kế hoạch đó, giúp họ thực hiện thành công kế hoạch…

Thứ năm là nhóm các yếu tố tạo động lực cho lập và thực hiện kế hoạch. Đó chính là nhóm các yếu tố tác động tới lợi ích của mọi người, mọi cá nhân tham gia công tác lập và thực hiện kế hoạch như: lợi nhuận mà họ sẽ thu được khi mà lập kế hoạch và thực hiện thành công kế hoạch đó, và việc phân phối lợi nhuận thu được từ việc thực hiện kế hoạch đó cho mọi người có công bằng hay không …Nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố phân phối lợi nhuận thu được từ việc thực hiện thành công kế hoạch đó tới mọi người, mọi cá nhân tham gia. Bởi tất cả mọi người khi tham gia bất cứ một công việc nào, họ đều mong muốn mình sẽ được nhận phần thu nhập tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra. Nếu như việc phân phối lợi nhuận thu được từ công tác lập và thực hiện kế hoạch đó không công bằng giữa mọi người, họ sẽ không còn tin tưởng vào bộ máy quản lý nữa, họ sẽ cảm thấy thất vọng và không muốn tham gia vào công tác lập và thực hiện kế hoạch nữa. Ngược lại, lợi nhuận thu đó được phân phối một cách công bằng giữa các cá nhân tham gia vào công tác lập và thực hiện kế hoạch, họ sẽ cảm thấy thu nhập mà họ được nhận xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra, nhưng điều quan trọng là họ thấy mình được đối xử bình đẳng, công bằng. Điều này sẽ tạo cho họ động lực, khuyến khích họ tiếp tục tham gia tích cực vào công tác lập và thực hiện kế hoạch.

Thứ sáu là phối hợp trong lập kế hoạch và truyền thông. Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng nhiều tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn của ngân

hàng. Một bản kế hoạch đã được xây dựng, đã được ban lãnh đạo thông qua nhưng nếu không truyền thông, không thông báo cho các đơn vị, các phòng ban khác để họ cùng phối hợp thực hiện thì bản kế hoạch đó cũng không thành công. Một bản kế hoạch thành công, có hiệu quả chính là bản kế hoạch có sự tham gia của tất cả mọi cán bộ nhân viên trong ngân hàng, chứ không phải chỉ là các cán bộ phòng kế hoạch. Do vậy cần phải truyền thông để mọi người hiểu và cùng thực hiện kế hoạch đó.

Thứ bảy là việc kiểm soát bao gồm cả kiểm soát trong khâu lập kế hoạch và cả trong khâu thực hiện kế hoạch. Chúng ta phải kiểm soát trong khâu lập kế hoạch để xem việc lập kế hoạch nguồn vốn có theo đúng quy trình lập kế hoạch hay không, xem có những khó khăn nào cần khắc phục hay không, nghiên cứu về thị trường mục tiêu… Bởi một bản kế hoạch được lập rất hoàn chỉnh, có tính khả thi rất cao, nhưng nó vẫn chỉ là một bản kế hoạch trên lý thuyết mà thực tế đôi khi không giống như những giả định của chúng ta khi lập kế hoạch, khi thực hiện trên thực tế, có thể sẽ có những khó khăn nhất định. Do vậy, chúng ta cần kiểm soát khâu lập kế hoạch nhất là khâu nghiên cứu thị trường mục tiêu để có thể để xây dựng được bản kế hoạch hợp lý nhất, đáp ứng được các yêu cầu, nguyên tắc của việc lập kế hoạch nguồn vốn, có hiệu quả nhất. Không những thế, chúng ta phải kiểm soát cả khâu thực hiện kế hoạch, xem việc thực hiện kế hoạch có đúng như bản kế hoạch hay không, xem trong quá trình thực hiện kế hoạch này có những khó khăn nào cần khắc phục không, có cần phải điều chỉnh không... Nếu các cách thức, hay phương thức thực hiện kế hoạch mà bản kế hoạch đưa ra không phù hợp với thực tế khu vực mà ngân hàng hoạt động thì chúng ta cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp để kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra các yếu tố liên quan tới lĩnh vực hoạt động của ngân hàng như quy mô hoạt động của ngân hàng lớn hay nhỏ, tỷ lệ tăng trưởng và thị phần

hoạt động của ngân hàng, khả năng phát triển và mở rộng thị trường cũng như lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng … cũng ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cao, có thị phần hoạt động cao thì sẽ tạo ra lòng tin, tạo ra uy tín đối với khách hàng của mình, từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, và uy tín của ngân hàng cũng ngày càng được nâng cao, khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác cũng được nâng cao hơn. Ngược lại một ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, thị phần nhỏ, tỷ lệ tăng trưởng thấp thì chứng tỏ ngân hàng đó vẫn còn yếu kém trong việc huy động vốn, chưa tạo ra được lòng tin cho khách hàng của mình đối với ngân hàng mình…Khi đó ngân hàng sẽ phải điều chỉnh lại kế hoạch nguồn vốn sao cho phù hợp với tình hình lúc đó của ngân hàng. Như vậy, tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nguồn vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện lập kế hoạch nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w